Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

       Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay của nước ta đang ngày càng hội nhập và phát triển thì Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả và được sử dụng khá phổ biến. Phương thức giải quyết tranh chấp này đến nước ta từ những năm 1960 và ngày càng có sự áp dụng, chuyển đổi cho phù hợp với nền kinh tế. Để có thể sử dụng tốt phương thức này cần phải có ý chí tự nguyện của các bên đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết.

* Vậy Trọng tài thương mại là gì?

       Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật thương mại 2005.Với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại, trọng tài có những đặc trưng cơ bản như:

       - Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba – các trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất.

      - Trọng tài là bên trung gian, hoàn toàn độc lập với các bên, đứng giữa để giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết có tính chất bắt buộc để bảo vệ quyền lợi của các bên.

       - Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục tố tụng chặt chẽ hơn so với thương lượng và hòa giải.

       - Kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp.

* Những ưu điểm và hạn chế của phương thức giaiả quyêt tranh chấp kinh tế bằng trọng tài là gì?

 Ưu điểm.

      So với các phương thức khác như tòa án, hòa giải, thương lượng thì trọng tài có những ưu điểm như: Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, thuận lợi cho các bên. So với Tòa án, trọng tài thương mại đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên, nâng cao được hiệu quả kinh doanh; đảm bảo được bí mật trong quá trình giải quyết tranh chấp; mang tính thân thiện tạo khả năng tiếp tục duy trì mối quan hệ của các bên; là cơ chế giải quyết tranh chấp trung lập cho các bên; các phán quyết của trọng tài có thể được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài; mang tính chuyên môn cao; không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên thích hợp để giải quyết các tranh chấp giữa các bên có quốc tịch khác nhau.

 Hạn chế.

      Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích vượt trội so với Tòa án và một số phương thức giải quyết tranh chấp khác thì trọng tài cũng có những hạn chế nhất định như: phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm là một ưu thế lớn nhưng nó cũng là hạn chế không cho các bên kháng cáo, kháng nghị; chi phí trong việc giải quyết trọng tài thường được ấn định trước và thường cao hơn rất nhiều so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác.Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

       Mặc dù có những hạn chế trên nhưng, nhưng xét về mặt tổng thể, những ưu điểm của thỏa thuận trọng tài vẫn vượt trội, đây là lý do mà phương thức giải quyết tranh chấp này được lựa chọn nhiều hơn trong quan hệ thương mại quốc tế.

-------------------------------------------

Chuyên viên phụ trách: Trương Thị Thương – SĐT: 0965.638.141

Luật sư tư vấn: Phạm Văn Khánh – SĐT: 0912.518.062

Bài cùng chuyên mục

Xuất phát từ những nguyên tắc giải quyết tranh chấp của mình thì trọng tài thể hiện rất nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại nhiều lợi ích cho các bên khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại, cụ thể như sau:

Thứ nhất, khác với tố tụng tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự áp dụng để giải quyết tất cả các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung, thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp; thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

Thứ hai, việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong nghành nghề  trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp. [tranh chấp bảo hiểm, tranh chấp về cổ phiếu, chứng khoán; tranh chấp xây dựng,…]

Thứ ba, trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin [confidentiality] cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai [khác với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trong tố tụng tòa án], nhờ đó, các bên trong tranh chấp có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường. Ngày nay, tính bảo mật ngày càng được doanh nghiệp chú ý trong bối cảnh các vấn đề tài chính của doanh hiện nay rất nhạy cảm với các thông tin liên quan tới doanh nghiệp [đặc biệt là với các công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán].

Thứ tư, thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn [cho phép sử dụng tiếng nước ngoài, áp dụng luật nước ngoài,…] phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

Thứ năm, phán quyết của trọng tài có đặc điểm giống như bản án của tòa án đó chính là mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành. Nếu đem thi hành trong lãnh thổ Việt Nam, phán quyết trọng tài VIAC có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án [Cục thi hành án dân sự] để được cưỡng chế thi hành; phán quyết trọng tài VIAC cũng có thể được cho công nhận và thi hành tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước NewYork về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Vậy phương thức giải quyết này có những ưu điểm và nhược điểm gì?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho khách hàng những tư vấn cụ thể về ưu điểm, nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.

1.Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”

Trọng tài Thương mại là hình thức giải quyết những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, được thực hiện bởi một bên thứ ba độc lập có thể là Hội đồng trọng tài hoặc một số trọng tài viên theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một phán quyết. Phán quyết này có hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp và nếu các bên không tự nguyện thi hành sẽ bị cưỡng chế thi hành [thông qua cơ quan thi hành án dân sự].

>>>Xem thêm Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

2.Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

2.1.Trọng tài tôn trọng ý chí thỏa thuận của 02 bên tranh chấp

Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về địa điểm giải quyết tranh chấp, địa điểm tiến hành phiên họp. Đồng thời Trọng tài viên cũng phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về thời hạn tố tụng trừ trường hợp quy tắc của trung tâm trọng tài có qui định.

Trung tâm Trọng Tài và Trọng tài viên do các bên tranh chấp lựa chọn và trọng tài viên được lựa chọn sẽ bầu Chủ tịch HĐTT. Do vậy các bên có cơ hội lựa chọn những trọng tài viên là chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dạn trong các lĩnh vực đặc thù. 

Ngoài ra, nếu tranh chấp có yếu tố quốc tế, thì các bên có quyền thoả thuận chọn tổ chức trọng tài, địa điểm, ngôn ngữ dùng trong giải quyết tranh chấp và luật áp dụng . 

2.2.Thủ tục nhanh chóng, linh hoạt

Phán quyết của trọng tài là chung thẩm, trọng tài chỉ xét xử một lần và đưa ra quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành. 

Quy trình của tố tụng Trọng Tài cũng linh hoạt cho thời gian và lịch làm việc của các bên và năng động hơn so với toà án do trọng tài chỉ chịu sự điều chỉnh của quy Định của từng Trung Tâm Trọng Tài và Luật trọng tài thương mại năm 2010.

Trong thủ tục trọng tài, tính mềm dẻo, linh hoạt thể hiện rất rõ ở mỗi giai đoạn, thể hiện tính thuận tiện, dễ dàng tiến hành theo ý chí của các bên tranh chấp.

2.3. Bảo mật thông tin

Tất cả bí mật thông tin của các bên được giữ kín trong cả quá trình giải quyết, ngay cả khi có phán quyết cuối cùng cũng không được công khai nếu như không có yêu cầu của các bên. Đây được xem là một ưu điểm lớn của phương thức Trọng tài Thương mại, góp phần đáp ứng như mong muốn của các doanh nghiệp khi muốn giữ bí mật thông tin hoặc uy tín của mình.

3. Nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

3.1.Chi phí trọng tài cao

Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài tương đối lớn hơn so với giải quyết bằng con đường tòa án.

3.2.Việc điều tra, xác minh chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp mất nhiều thời gian hơn so với Tòa án

Trọng tài không phải cơ quan được giao quyền lực cưỡng chế của nhà nước, nên trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu xuất hiện trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc thực hiện mà phải yêu cầu tòa án thực hiện thay theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Trọng tài viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng . 

3.3. Phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu tòa án xem xét lại

Phán quyết trọng tài có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu của một bên. Đây chính là lý do lớn nhất cho việc giải quyết bằng trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết các tranh chấp.

3.4.Việc thực hiện các phán quyết của trọng tài phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự nguyện của các bên

Chỉ khi một bên không tự nguyện thi hành phán quyết của trọng tài trong thời hạn và cũng không yêu cầu hủy phán quyết thì bên còn lại mới có quyền yêu cầu cơ quan thi hành dân sự thi hành phán quyết trọng tài. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý thức tự giác, dẫn đến số phán quyết trọng tài bị yêu cầu hủy và không được thi hành chiếm tỷ lệ lớn.

>>>Xem thêm Phiên họp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

Video liên quan

Chủ Đề