Ưu nhược điểm của hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng

Đây là hai cấu trúc của một thị trường tổng thể, thị trường tài chính, và không thể tách rời. Tất nhiên, để kinh tế phát triển, yêu cầu phải có thị trường tài chính phát triển và phát triển dựa vào một cấu trúc tài chính nhất định như Dựa vào ngân hàng làm trung tâm [cấp tín dụng]: Bank based financial system hoặc dựa vào thị trường chứng khoán: Market based financial system [huy động vốn thông qua Cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm khác]. Cấu trúc nào cũng dựa vào ưu điểm: Cung cấp vốn, phân bổ vốn, giám sát và sàng lọc của các trung gian tài chính [NHTM, CTCK] cũng như năng lực giám sát, tạo lập các chuẩn mực để đảm bảo sự ổn định của thị trường [SBV, SSC, MOF,…]

Thúc đẩy kinh tế phát triển phải dựa vào sự phân bổ vốn và sàng lọc, chuyển nguồn lực vốn từ tiết kiệm sang đầu tư, từ hiệu quả kém sang ưu tiên hiệu quả tốt,.. Sự phân bổ này, ở các nước đang phát triển, luôn bắt đầu từ việc lấy NH làm trung tâm, phát triển hơn mới đến TTCK. NH làm trung tâm cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế có mặt tích cực, xong cũng không phải là đủa thần và những nhược điểm của nó có thể đánh sập cả một hệ thống tài chính: đó là vấn đề minh bạch, hiệu quả giám sát sử dụng vốn và rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, hệ thống tài chính dựa vào thị trường mang đến cách nhìn nhận hiện đại hơn về giám sát đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn và tính minh bạch cao hơn.

Ở VN vẫn đang lấy hệ thống NHTM làm cấu trúc chủ đạo, nguồn vốn cung cấp chủ yếu đến từ NH, và đã phát triển rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây, từ chỗ “ăn lông ở lỗ” – vay vốn từ người thân, gia đình, bạn bè cùng chí hướng, chuyển sang mọi nguồn vốn đều tìm đến NHTM, làm tín dụng tăng trưởng quá mạnh và không đi kèm với chất lượng & năng lực quản lý, giảm sát, rủi ro đạo đức,…đã đẩy hệ thống NHTM vào vùng nguy hiểm [như hiện tại]. Chức năng sàng lọc hoạt động không hiệu quả. Điều này đã dấy lên một số ý cần tái cấu trúc toàn diện hệ thống NHTM [đặc biệt làm gắt thực hiện luật phá sản và cắt giảm số lượng]

Những thước đo cơ bản quả cấu trúc tài chính “dựa” vào banks hay dựa vào TTCK là Độ sâu tài chính: Tín dung/GDP và Vốn hóa TTCK/GDP, Tiền gửi/GDP… so sánh đơn giản ở VN [Loans/GDP khoảng 126.7%, Equities Market Cap/GDP khoảng 36.7%, Bonds/GDP khoảng 15.1%], TTCK chưa là gì cả dù đã có bước phát triển vượt bậc từ 2007 đến nay [và đang ở trong quá trình [tầm nhìn] đến 2020 về phát triển TTCK,…Nhà làm chính sách đã “hướng con mắt” sang TTCK thay vì cứ tập trung vào các NHTM như việc ban hành các quy định về tính minh bạch, điều kiện niêm yết, sản phẩm, giám sát – xử phạt, tạo lập thị trường cụ thể với các điều kiện rõ ràng hơn như thị trường trái phiếu riêng biệt, cổ phiếu [big vs small size],…]

Cấu trúc nào tốt hơn không quan trọng, quan trọng là thực hiện chức năng huy động vốn, phân bổ và sàng lọc tốt, đảm bảo sự lành mạnh và ổn định của cả hệ thống tài chính tổng thể [như Nhật, Đức, Pháp, Brazil, Ấn độ,…có thể gọi là Bank based, trong khi đó, Mỹ, Anh thuộc Market based financial system]. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào năng lực điều hành của nhà quản lý, người làm chính sách [như SBV, MOF, SSC], đặc biệt là cơ chế truyền tải hiệu quả trong việc điều hành chính sách [như CSTT và chính sách ổn định thị trường tài chính, ie. Cách tác động của CSTT đến hệ thống NHTM và TTCK,…]

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Các hình thức tài chính và ưu nhược điểm của các hình thức này SATURDAY, 18. APRIL 2009, 05:21:34 Tín dụng là phương thức huy động vốn quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Vì  vậy sử dụng có hiệu quả phương thức này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn đang là  vấn đề cấp thiết cho sản xuất và đầu tư phát triển.  Hiện nay, tại Việt Nam xuất hiện nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, có 3  hình thức tín dụng chủ yếu là: ­ Tín dụng Ngân hàng ­ Tín dụng Thương mại ­ Thuê tài chính a. Tín dụng Ngân hàng o Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng và các chủ thể  khác trong nền kinh tế. Trong đó ngân hàng vừa đóng vai trò người đi vay [ nhận tiền gửi  của các chủ thể khác trong nền kinh tế hoặc phát hành các chứng chỉ tiền gửi : kỳ  phiếu, trái phiếu ngân hàng để huy động vốn], vừa đóng vai trò người cho vay [ cấp tín  dụng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế bằng việc thiếp lập các hợp đồng tín dụng,  khế ước nhận nợ…]. Tín dụng ngân hàng là loại hình tín dụng chủ yếu và phổ biến nhất trong nền kinh tế thị  trường. Từ các đặc điểm của tín dụng ngân hàng có thể thấy được tầm quan trọng của  nó trong nền kinh tế quốc dân. o Các đặc điểm của tín dụng ngân hàng gồm: ­ Chủ thế tham gia : một bên là ngân hàng, một bên là các chủ thể khác trong nền kinh  tế như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… ­ Đối tượng : chủ yếu là tiền tệ, có khi là tài sản. ­ Thời hạn : rất linh hoạt bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. ­ Công cụ : cũng rất linh hoạt, có thể là kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, các hợp đồng tín  dụng… ­ Tính chất : là hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp, trong đó ngân hàng là trung  gian tín dụng giữa những người tiết kiệm và những người cần vốn để sản xuất kinh danh  hoặc tiêu dùng. ­ Mục đích : nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi  nhuận. o Ưu, nhược điểm của hình thức này: ­ Ưu điểm + Về chủ thể: Rất linh hoạt, rộng lớn bao gồm: doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, các  tổ chức xã hội,…Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời là 
  2. người đi vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh  nghiệp, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã  hội. Với tư cách là người cho vay, nó cung cấp tín dụng cho các nhà doanh nghiệp, cá  nhân.  + Do là nguồn vốn huy động của xã hội với khối lượng và thời hạn khác nhau, do đó nó  có thể thoả mãn các nhu cầu vốn đa dạng về khối lượng cũng như thời hạn và mục đích  sử dụng. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hoá, trang  trải các chi phí sản xuất và thanh toán các khoản nợ, mà còn tham gia cấp vốn cho đầu  tư xây dựng cơ bản và đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.  + Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của  các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì những doanh nghiệp này chưa có đủ điều kiện để tham  gia vào thị trường vốn trực tiếp. + Góp phần đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năng cạnh  tranh giữa các doanh nghiệp. + Còn được sử dụng như là một công cụ quan trọng để phát triển các ngành kinh tế  chiến lược theo yêu cầu của chính phủ. + Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, việc thắt chặt hay  nới lỏng cung tiền tệ, kiềm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng  sẽ tác động trực tiếp đến tình hình nền kinh tế. ­ Nhược điểm: + Thủ tục cấp vốn cho vay còn chậm, rườm rà. mất nhiều thời gian và công sức của  người đi vay. + Thông tin về tài chính của cá nhân, doanh nghiệp, của ngân hàng không được thông  suốt và cập nhật, khối lượng thông tin chưa được đầy đủ, cho nên chưa đáp ứng được  tốt nhu cầu thông tin của các bên để đánh giá, thẩm định khoản vay và kiểm soát chất  lượng tín dụng còn hạn chế.  + Việc quản lý không tốt năng lực trả nợ của người vay có thể dẫn tới tình trạng nợ xấu,  nợ khó đòi. Tình hình nợ xấu của các doanh nghiệp cổ phần có chiều hướng gia tăng  trong những năm gần đây [tỷ lệ nợ xấu năm 2003: 1,77%, năm 2004: 2,13%, năm 2005:  7,72%, tháng 5 năm 2006: 6,51%] b. Tín dụng thương mại o Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau, biểu hiện  dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Để thanh toán hoặc đòi tiền lẫn nhau, các  doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ như hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ hay  séc... Những loại giấy tờ này, nếu còn giá trị, đều có thể chuyển nhượng lại. Mua bán chịu hàng hoá là hình thức tín dụng, vì: 
  3. ­ Người bán chuyển giao cho người mua để sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian  nhất định.  ­ Đến thời hạn được thoả thuận, người mua hoàn lại vốn cho người bán dưới hình thức  tiền tệ và cả phần lãi suất.  Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là GIẤY NỢ ­ một dạng  đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền cho người bán và nghĩa vụ phải thanh  toán nợ của người mua. GIẤY NỢ trong quan hệ tín dụng thương mại được gọi là kỳ  phiếu thương mại [thương phiếu], với 2 loại: hối phiếu và lệnh phiếu. Hối phiếu là một thương phiếu do chủ nợ lập ra để ra lệnh cho người thiếu nợ trả một số  tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món nợ đáo hạn. Người hưởng thụ có thể là  người phát hành, cũng có thể là thứ ba. Lệnh phiếu là một thương phiếu do người thiếu nợ lập ra để cam kết trả một số tiền nợ  nhất định khi đến hạn cho chủ nợ. Về hình thức, thương phiếu được chia ra ba loại:  ­ Thương phiếu vô danh, không ghi tên người thụ hưởng ­ Thương phiếu ký danh; có ghi tên người thụ hưởng ­ Thương phiếu định danh, có ghi tên như thương phiếu ký danh nhưng không chuyển  nhượng cho người khác.  o Ưu nhược điểm của tín dụng thương mại: ­ Ưu điểm : + Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp  thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng nhu  cầu vốn của những nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp cho các doanh  nghiệp tiêu thụ được hàng hoá của mình.  + Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động  khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.  + Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín nên có lợi thế  là thủ tục nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp phần đẩy nhanh tốc độ  tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. + Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết  khấu thương phiếu. ­ Nhược điểm : + Tín dụng thương mại được cấp bằng hàng hoá nên doanh nghiệp cho vay chỉ có thể  cung cấp được cho một số doanh nghiệp nhất ¬¬¬định ­ những doanh nghiệp cần đúng  thứ hàng hoá đó để phục vụ sản xuất hoặc bán ra. + Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp, hơn nữa là chỉ thực hiện được giữa 
  4. các doanh nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn nhau. + Tín dụng thương mại do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh cung cấp, vì  vậy qui mô tín dụng chỉ được giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá mà họ có. Nếu  doanh nghiệp vay vốn có nhu cầu cao hơn thì doanh nghiệp cho vay không thể đáp ứng  được. + Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp có thể không phù hợp  nhau, do vậy khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không phù hợp với  nhu cầu của doanh nghiệp cần đi vay thì tín dụng thương mại không thể xảy ra. + Là loại tín dụng không có đảm bảo nên rủi ro dễ phát sinh. c. Thuê tài chính o Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê  máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng  giữa bên thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương  tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở  hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê  trong suốt thời hạn thuê đã thoả thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền  lựa chọn mua lại tài sản hoặc tiếp tục thuê. [Điều 1­ Nghị định 16] Trong một giao dịch thuê, về pháp lý, bên cho thuê có quyền sở hữu tài sản, bên thuê  không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng tài sản trong thời gian thuê. Có nhiều lý do khiến việc lựa chọn hình thức thuê tài sản ngày càng trở nên phổ biến,  trong đó lý do chủ yếu là lợi ích có thể mang lại từ việc thuê tài sản. Cụ thể: + Đối với bên thuê: khi mua một tài sản, người sử dụng phải đối đầu với rủi ro do sự lạc  hậu của tài sản. Thuê là một cách để giảm hoặc tránh rủi ro này, bên cho thuê [chủ sở  hữu tài sản] sẽ phải gánh chịu rủi ro về sự lạc hậu của tài sản. Với các hợp đồng thuê  tài sản huỷ ngang, bên thuê có thể thay đổi tài sản một cách dễ dàng hơn so với việc sở  hữu tài sản. Bên thuê cũng được hưởng một khoản lợi từ thuế so với việc vay để mua  hoặc mua trả chậm, vì chi phí thuê [gồm khấu hao và lãi] được tính toàn bộ vào chi phí  trước khi xác định lợi nhuận chịu thuế, vì vậy chi phí thực tế mà bên thuê chịu là chi phí  thuê sau khi khấu trừ phần giảm thuế. Trong khi đó, nếu đi vay để mua hoặc mua trả  chậm, thuế chỉ được tính giảm trên chi phí lãi, phần nợ gốc không được khấu trừ thuế.  Ngoài ra, khi thuê tài sản, bên thuê sẽ có được tài sản sử dụng trong điều kiện hạn hẹp  về ngân quỹ, không có tiền để mua tài sản hoặc không có vốn đối ứng cho các hợp  đồng vay để mua tài sản; Hoặc khi công ty có tài sản cố định nhưng thiếu tiền để mua  nguyên vật liệu, thanh toán lương, … thì cũng có thể thực hiện giao dịch “Bán rồi thuê  lại”. + Đối với bên cho thuê: trong suốt thời hạn cho thuê, bên cho thuê vẫn có quyền sở hữu 
  5. pháp lý đối với tài sản, do đó bên cho thuê có quyền lấy lại tài sản nếu xét thấy bên  thuê có biểu hiện vi phạm hợp đồng. Mặt khác, trong trường hợp bên thuê lâm vào tình  trạng phá sản thì tài sản thuê vẫn không bị phát mãi mà vẫn bảo đảm quyền sở hữu hợp  pháp của bên cho thuê đối với tài sản này. o Ưu nhược điểm của hình thức tín dụng này: ­ Ưu điểm : + Cho thuê tài chính cho phép bạn sử dụng linh hoạt đồng vốn của mình vào mục đích  khác, nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn thay vì phải đầu tư vốn để mua tài sản cố định,  giúp bạn tận dụng được cơ hội kinh doanh. + Sử dụng cho thuê tài chính sẽ không làm ảnh hưởng tới hạn mức tín dụng của doanh  nghiệp khi doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng. + Cho thuê tài chính có phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt phù hợp với chu  chuyển vốn của doanh nghiệp. + Phí thuê tài chính được hạch toán vào giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm  nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. + Sử dụng tài sản thuê không nhất thiết phải có tài sản thế chấp. + Cho thuê tài chính giúp bạn có nhiều cơ hội chủ động trong lựa chọn thiết bị, dễ dàng  đổi mới công nghệ, tiếp cận và sử dụng những máy móc, thiết bị hiện đại nhất.., từ đó  nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh. ­ Nhược điểm : Mặc dù cho thuê tài chính là loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn khá phổ biến trên  thế giới và có nhiều lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, sau 11 năm có mặt, thị trường cho thuê  tài chính Việt Nam chỉ có 12 công ty được thành lập dưới các hình thức sở hữu khác  nhau. Vốn điều lệ trung bình của một doanh nghiệp cho thuê tài chính là 150 tỉ đồng ­ rất nhỏ  so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại [thường là trên 1.000 tỉ đồng]. Và hiện  có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không mấy quan tâm đến loại hình dịch  vụ này, nguyên nhân có thể là vì: + Doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế;  hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các  thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít  và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không  biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động  mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho 
  6. thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang  lại... + Giá cho thuê [gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...] hiện nay còn cao.  Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn  thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với  tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng,  bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo  hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra. + Hành lang pháp lý về cho thuê tài chính chưa hoàn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần  phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ... trong  các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn. Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 triệu  USD đối với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp. Luật các tổ  chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không  phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt  đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê  tối đa... gây cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính

Page 2

YOMEDIA

Tín dụng là phương thức huy động vốn quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Vì vậy sử dụng có hiệu quả phương thức này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn đang là vấn đề cấp thiết cho sản xuất và đầu tư phát triển.

09-04-2011 2112 217

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề