Quy trình xử lý dữ liệu trong nghiên cứu khoa học

Mùa nghiên cứu khoa học đã bắt đầu nhưng bạn lại chưa có một hình dung rõ ràng về những gì mình sẽ thực hiện khi làm nghiên cứu? Bạn có chút lo lắng khi chưa biết hành trình sắp tới cần trải qua những bước nào? “Keep calm” và hãy cùng Cộng đồng RCES đi tìm câu trả lời cho thắc mắc đó thông qua bài viết này nhé!

Tùy theo mức độ chi tiết và quan điểm của mỗi người, quy trình nghiên cứu khoa học có thể được chia ra nhiều bước khác nhau. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo trình tự các bước chính không thể bỏ qua, bao gồm:

– Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu

– Bước 2: Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

– Bước 3: Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu

– Bước 4: Thu thập dữ liệu và xử lí dữ liệu

– Bước 5: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

1. Xác định đề tài nghiên cứu

Như vậy, để bắt đầu cho một nghiên cứu, bước đầu tiên cần làm là lựa chọn được đề tài nghiên cứu. Có thể bạn đang đặt câu hỏi: “Làm thế nào để thực hiện điều đó?”. Tôi không biết chọn đề tài nào? Phải nói rằng đây là điều không dễ dàng với sinh viên, đặc biệt với các bạn sinh viên lần đầu làm nghiên cứu khoa học. Vì vậy, chúng mình sẽ mất không ít thời gian để tìm được một đề tài muốn theo đuổi và đây cũng chính là một rào cản nếu chúng mình không tìm ra được.

Thông thường, sinh viên có 2 cách để lựa chọn đề tài. Thứ nhất là tự lựa chọn đề tài nghiên cứu, thứ 2 là được giảng viên hướng dẫn, gợi ý lựa chọn đề tài. Tuy nhiên, để chủ động và nhận được sự đánh giá cao từ giảng viên, chúng mình nên cố gắng tìm đề tài chứ không nên chờ đợi quá nhiều giảng viên hướng dẫn. Hãy lựa chọn lĩnh vực/mảng vấn đề bạn quan tâm; sau đó bắt tay vào “đọc hăng say” để có thêm kiến thức nền về vấn đề mình quan tâm, để biết được tình hình nghiên cứu về vấn đề đó và tìm ra những “khoảng trống” mà bạn có thể phát triển trong nghiên cứu của mình. Sự chủ động tìm tòi, sáng tạo và sự kiên trì chính là trong những yếu tố mà một sinh viên làm NCKH cần có đấy bạn!

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Làm thế nào để tìm ra đề tài nghiên cứu” tại đây

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Kĩ năng đọc trong nghiên cứu khoa học” tại đây

2. Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

Bạn cần lưu ý để “chốt” được đề tài nghiên cứu ở bước 1, bạn đã phải đọc và nghiên cứu tương đối “đủ” một lượng tài liệu có liên quan đến chủ đề đó. Bước 1 trong quy trình này được tính là hoàn thành khi bạn đã có quyết định khá chắc chắn, sẵn sàng cho các bước tiếp theo; chứ không phải là chỉ “chọn đại” một đề tài nào đó. Điều này đồng nghĩa khi đó bạn đã phải hình dung tương đối rõ ràng về đề tài của mình, thể hiện bằng việc xác định 3 yếu tố này trong bước thứ hai:

– Câu hỏi nghiên cứu là gì?

– Giả thuyết nghiên cứu là gì?

– Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nào?

Nghiên cứu khoa học có thể được hiểu đơn giản là việc trả lời các câu hỏi đặt ra bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học. Do đó, việc đặt ra câu hỏi nghiên cứu đúng và hay là rất quan trọng. Câu hỏi nghiên cứu chính là vấn đề mà người nghiên cứu muốn “khám phá” khi thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Trong khi đó, phần luôn đi cùng câu hỏi nghiên cứu chính là những giả thuyết – các câu trả lời phỏng đoán. Cần lưu ý rằng những giả thuyết này được đặt ra dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước đó hoặc quan điểm của tác giả, với một số lượng giới hạn và chưa biết là đúng hay sai. Dựa vào những phỏng đoán này, người nghiên cứu sẽ có hướng tìm kiếm để kiểm chứng và đưa ra kết luận trong bước cuối cùng.

Trong bước này, phương pháp nghiên cứu cũng cần được người nghiên cứu làm rõ, bởi tùy thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và những điều kiện khách quan thì phương pháp nghiên cứu sử dụng sẽ khác nhau.

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu kinh tế” tại đây

3. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu

Thực tế, khi tác giả đã chốt được đề tài nghiên cứu chính thức [theo yêu cầu đã đề cập ở trên] thì những bước tiếp theo sẽ “bon bon” theo. Tại bước này, người nghiên cứu sẽ viết bản đề cương nghiên cứu nhằm phác thảo các nội dung chính có trong công trình nghiên cứu của mình. Đây sẽ là văn bản mà nhóm nghiên cứu gửi cho giảng viên nhận xét và góp ý, nhằm giúp nhóm có một khung nội dung hoàn chỉnh nhất trước khi bắt tay thực hiện tiếp [đối với người học] hoặc gửi cho các đơn vị thẩm định [để xin tài trợ nghiên cứu]. Bên cạnh đó, một kế hoạch nghiên cứu gắn các tiến trình thực hiện với mốc thời gian cụ thể cũng sẽ được lập ra để giúp nhóm nghiên cứu dự kiến tiến độ thực hiện theo thời gian yêu cầu.

Cần lưu ý rằng trong thời gian thực hiện các bước này và cả sau đó, hoạt động đọc các tài liệu vẫn nên tiếp tục thực hiện để tác giả tiếp tục đào sâu và có thêm những kiến thức, phát hiện mới liên quan đến đề tài nghiên cứu. Điều này sẽ rất hữu ích khi nhóm tiến hành viết cơ sở lí luận cũng như thực hiện các bước tiếp theo.

>> Xem thêm bài viết: “Những nội dung cần có trong một bản đề cương nghiên cứu” tại đây

4. Thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu

Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động nghiên cứu chính là thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu. Cần chú ý, dù bước này được thực hiện sau các bước trên, tuy nhiên người nghiên cứu cần xác định trước các vấn đề liên quan đến bước này ngay từ đầu để thẩm định xem có khả thi để thực hiện hay không.

Ví dụ như loại dữ liệu cần là loại gì [định tính hay định lượng, sơ cấp hay thứ cấp, …], thu thập dữ liệu như thế nào, việc thu thập dữ liệu mong muốn có khả thi hay không, sau khi có dữ liệu thì sẽ được xử lí như thế nào, cách phân tích dữ liệu thu được ra sao, … Đây là những vấn đề cần được dự kiến và làm rõ ngay từ đầu, vì nếu không, đến khi đã tiến hành thực hiện mà gặp vấn đề với dữ liệu thì nhóm sẽ gặp rất nhiều khó khăn để điều chỉnh, thậm chí có thể bỏ cuộc giữa chừng.

Sau khi đã thu thập xong dữ liệu, người nghiên cứu cần tiến hành xử lí xử lí để loại bỏ các dữ liệu bị lỗi, không tin cậy hoặc lọc dữ liệu để giữ lại dữ liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, người nghiên cứu cũng sẽ thực hiện chạy các kiểm định và mô hình [nếu có]. Những hoạt động xử lí trên có thể được thực hiện bằng phần mềm [với dữ liệu định lượng] và không bằng phần mềm [với dữ liệu định tính]. Ngay khi xử lí được xử lí xong, người nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích các kết quả phát hiện để đưa ra các kết luận kiểm định cho giả thuyết đã đặt ra ban đầu và các đánh giá khác.

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Thu thập dữ liệu sơ cấp từ bảng hỏi khảo sát” tại đây

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Một số phần mềm thường được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế” tại đây

5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

Đây chính là bước cuối cùng để hoàn thành một nghiên cứu mà người nghiên cứu cần “cân não” rất nhiều. Ngay từ tên gọi, hoạt động này thiên về “tư duy” và diễn dịch ở dạng viết để người đọc có thể hiểu và đánh giá cao chất lượng của công trình. Người nghiên cứu cần tiến hành viết tất cả các nội dung tương ứng với đề cương nghiên cứu [bản đề cương cuối cùng] với hàm lượng nội dung phù hợp với một nghiên cứu hoàn chỉnh [tùy theo quy định của từng đơn vị].

Trong bước này, tác giả cần chú ý hai yếu tố là nội dung và văn phong, bởi đây là hai yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của người đọc/người phản biện đối với công trình nghiên cứu. Tất nhiên bước này nên được thực hiện càng sớm càng tốt theo như kế hoạch để tác giả có thời gian xin ý kiến từ giảng viên hướng dẫn hoặc những người có chuyên môn để chỉnh sửa một cách tốt nhất.

>> Xem thêm loạt bài đặc biệt: “Viết báo cáo nghiên cứu – Cùng tới đích của hành trình” tại đây

Hội nghị Nghiên cứu khoa học sinh viên thường niên của trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, hành trình nghiên cứu khoa học còn chưa dừng lại ở bước này, vì chúng mình sẽ còn thực hiện việc báo cáo và bảo vệ công trình trước hội đồng phản biện với những trải nghiệm rất đáng nhớ. Bên cạnh đó, chúng mình còn có thể công bố những nghiên cứu của mình trên các tạp chí nghiên cứu hoặc tham gia các hội thảo, hội nghị mà đề tài có liên quan. Bạn đã thấy nghiên cứu khoa học hấp dẫn chưa? Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay và trải nghiệm một cuộc hành trình mới thú vị. Cộng đồng RCES chúc bạn một mùa nghiên cứu thành công và nhiều kỉ niệm đáng nhớ!

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học [RCES]

Góc NCKH

Một số công cụ xử lí số liệu trong NCKH

Một số công cụ xử lí số liệu trong NCKH

Trong nghiên cứu kinh tế, việc xử lý số liệu bằng các phần mềm là bắt buộc với các đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng nhằm đơn giản hóa quá trình xử lý dữ liệu và chạy mô hình. Tuy nhiên, việc lựa chọn phần mềm nào cần phụ thuộc vào đặc điểm nguồn dữ liệu và khả năng sử dụng phần mềm của người nghiên cứu. Trong bài viết này, YRC xin giới thiệu một số công cụ xử lí số liệu nhằm hỗ trợ các bạn tối đa trong việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng các phần mềm phù hợp với đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

1. Microsoft Excel:

Microsoft Excel là một phần mềm trong bộ phần mềm Microsoft Office chuyên về xử lý dữ liệu bảng tính. Ra đời phiên bản đầu tiên từ năm 1987, trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển bởi công ty phần mềm danh tiếng nhất thế giới Microsoft, Excel đã trở thành phần mềm bảng tính phổ biến nhất thế giới. Hiện nay, Microsoft Excel đã có mặt trên nhiều nền tảng hệ điều hành như Windows, MacOS, Android, IOS,…

Các ứng dụng chính của Excel trong xử lý dữ liệu bao gồm:

· Thống kê dữ liệu, trong đó có cả thống kê một cách trực quan dựa vào bảng, biểu đồ, dashboard…

· Phân phối xác suất.

· Tính toán tương quan và hồi quy tuyến tính.

· Kiểm định các giả thiết.

· Phân tích tình huống.

Ngoài ra, trong các phiên bản Excel mới có rất nhiều tính năng hỗ trợ làm việc hữu dụng như đồng bộ hóa, làm việc trên nhiều thiết bị cùng một lúc, dự đoán dữ liệu thống kê, công cụ dịch nhanh, giao diện đẹp,… Tuy nhiên, Microsoft Excel cũng còn nhiều hạn chế như:

· Tốn chi phí bản quyền để có thể sử dụng một cách hợp pháp.

· Cần nhiều thời gian và công sức để sử dụng thành thục các tính năng, các hàm…

· Với các máy tính có cấu hình từ trung bình trở xuống, tốn nhiều thời gian và tài nguyên trên máy để mở các file dữ liệu lớn.

· Cách làm việc trên các file phụ thuộc vào thói quen của từng người sử dụng, nên khó làm việc chung.

· Khả năng bảo mật kém.

Vì là một phần mềm rất phổ biến nên một ưu điểm lớn khác của Excel đó là có cộng đồng người sử dụng lớn và nhiều chương trình đào tạo sử dụng phần mềm này, dưới đây là một số nguồn hướng dẫn sử dụng Microsoft Excel bạn có thể tham khảo:

1. Học Excel Online

2. Khóa học về Microsoft Excel của Edumall

3. Một số tài liệu về sử dụng Excel trong kinh tế lượng

4. Một số videos về sử dụng Excel trong kinh tế lượng

2. Stata:

Stata là phần mềm quản lý dữ liệu, xây dựng biểu đồ và đặc biệt là phân tích số liệu định lượng, do hãng StataCorp phát hành lần đầu năm 1985.

Stata đặc biệt nổi bật nhờ các bộ câu lệnh có sẵn đồng thời lại sử dụng mã nguồn mở, cho phép người dùng tự soạn công thức và câu lệnh riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Stata cho phép người dùng sử dụng nhiều loại dữ liệu, ví dụ như dữ liệu ASCII hoặc bảng tính Microsoft Excel. Dữ liệu được xử lý xong cũng có thể được xử lý bằng những phần mềm khác.

Một ưu điểm lớn của Stata chính là việc phần mềm này sử dụng mã nguồn mở. Điều này cho phép người dùng sử dụng những file “chuyên dụng” download từ internet. Một trong những cộng đồng hỗ trợ lớn nhất dành cho người dùng Stata là Statalist. Ở forum này, người dùng có thể upload cũng như download các file chuyên dụng phục vụ cho những mục đích riêng biệt.

Bên cạnh những ưu điểm trên, Stata cũng có một số nhược điểm. Thứ nhất, phần mềm này chỉ có thể xử lý một bộ dữ liệu trong một lần mở. Hơn nữa, phần mềm được cài đặt để lưu trữ toàn bộ bộ dữ liệu đang được xử lý, gây trở ngại cho quá trình vận hành nếu bộ dữ liệu đó có dung lượng quá lớn. Một nhược điểm nữa là những file “chuyên dụng” của Stata chưa được thẩm định tính chính xác, vì vậy người dùng cần suy nghĩ và kiểm tra kĩ trước khi sử dụng chúng.

Một số trang web bạn có thể tìm nguồn hướng dẫn cho công cụ này là:

//www.statalist.org/

//data.princeton.edu/stata/

//tutorials.iq.harvard.edu/Stata/StataIntro/StataIntro.html

3. SPSS:

SPSS[viết tắt củaStatistical Package for the Social Sciences] là mộtphần mềm máy tínhphục vụ công tác phân tíchthống kê.Hiện SPSS ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu thị trường và cả lĩnh vực quản trị. SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích thống kê với giao diện đồ họa thân thiên.

Nội dung của SPSS rất phong phú và đa dạng, từ việc thiết kế các bảng biểu và sơ đồ thống kê, tính toán các đặc trưng mẫu trong thống kê mô tả, đến một hệ thống đầy đủ các phương pháp thống kê phân tích như:

· So sánh các bảng mẫu bằng nhiều tiêu chuẩn tham số và phi tham số [Nonparametric Test, các mô hình phân tích phương sai theo dạng tuyến tính tổng quát [General Linear Models], các mô hình hồi quy đơn biến và nhiều biến, các hồi quy phi tuyến tính [Nonlinear], các hồi quy Logistic.

· Phân tích theo nhóm [Cluster Analysis].

· Phân tích tách biệt [Discriminatory Analysis].

· Chuyên sâu khác [Advanced Statistics].

Các chức năng chính của SPSS bao gồm:

· Nhập và làm sạch dữ liệu

· Xử lý biến đổi và quản lý dữ liệu.

· Tóm tắt, tổng hợp dữ liệu và trình bày dưới dạng biểu bảng, đồ thị bản đồ.

· Phân tích dữ liệu, tính toán các tham số thống kê và diễn giải kết quả.

SPSS là phần mềm xử lý thông tin sơ cấp – thông tin được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Thông tin được xử lý là thông tin định lượng [có ý nghĩa về mặt thống kê]/ SPSS là một hệ thống phần mềm thống kê toàn diện được thiết kế để thực hiện tất cả các bước trong các phân tích thống kê từ những thống kê mô tả [liệt kê dữ liệu, lập đồ thị] đến thống kê suy luận [tương quan, hồi quy…].

SPSSđược các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi cho các nghiên cứu trong các lĩnh vực:

· Tâm lý học, tội phạm học

· Điều tra xã hội học

· Nghiên cứu kinh doanh

· Nghiên cứu trong y sinh

Một số trang web bạn có thể tìm nguồn hướng dẫn cho công cụ này là:

//nghiencuudinhluong.com/

//hotrospss.blogspot.com/

//phantichspss.com/

//phantichspss.blogspot.com/

//www.youtube.com/channel/UC8Q-4C0Xbymg3I54Gd1ZQbQ/videos

//www.youtube.com/channel/UCJPGPQB8RwDHUou21_T9zMA/videos

4. R

R là phần mềm sử dụng cho phân tích thống kê và vẽ biểu đồ, là ngôn ngữ máy tính đa năng, có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau:

· Tính toán đơn giản

· Toán học giải trí [recreational mathematics]

· Tính toán ma trận [matrix]

· Phân tích thống kê phức tạp.

Công cụ này có thể phát triển thành các phần mềm chuyên môn cho một vấn đề tính toán cá biệt.

* Ưu điểm:

· Miễn phí, nguồn mở

· Khả năng phân tích biểu đồ tuyệt vời

· Gắn liền với giới học thuật: được sử dụng trong hầu hết những mô hình thống kê mới nhất

· Chạy được trên nhiều hệ điều hành

* Hạn chế:

· Dùng lệnh, không dùng menu giống Excel

· Nhiều thư viện/package: khó chọn

Một số nguồn hướng dẫn cho công cụ này là:

· Phân tích số liệu và biểu đồ bằng R – GS Nguyễn Văn Tuấn

· Ngôn ngữ lập trình R – Đỗ Thanh Nghị

· Kinh tế lượng ứng dụng với R – Nguyễn Chí Dũng

· Ứng dụng phần mềm R tại Việt Nam – Lê Văn Tuấn

5. Eviews:

EViews [Econometric Views] là phần mềm chuyên về kinh tế lượng, nghiên cứu với dữ liệu chuỗi thời gian, dữ liệu chéo, dữ liệu mảng… EViews chạy trên Windows, được xây dựng bởi quantitative Micro Software [QMS], phiên bản 1.0 được phát hành vào tháng 3/1994.

Với khả năng linh hoạt trong thao tác, quản lý dữ liệu dễ dàng, kết quả hiển thị nhanh và dễ dàng hiểu được đã giúpEviewsđang trở thành một trong những phần mềm thống kê và phân tích dữ báo được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến nhất.

Ngoài những chức năng dùngmô hìnhkinh tế lượngđể phântích phương trình hồi quythì một số chức năng dùng cho phân tích dự báo nâng cao như:

· Thống kê mô tả dữ liệu.

· Phân tích sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên biến cần nghiên cứu.

· Dự báo cho tương lai yếu tố cần nghiên cứu [ví dụ giá xăng dầu, dự báonhu cầu năng lượng, dự báo giá vàng….]

· Thực hiệnxếp hạng tín dụngtrong ngân hàng,

· Tính toán giá trị rủi rocho mã cổ phiếu dựa trên tỉ suất sinh lời.

· Phân tích quan hệ tương quan giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Một số nguồn hướng dẫn cho công cụ này là:

· Hướng dẫn thực hành Kinh tế lượng bằng phần mềm Eviews [Bùi Dương Hải]

· Hướng dẫn sử dụng phần mềm Eviews [Nguyễn Trung Đông – Nguyễn Văn Phong]

· Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng bằng phần mềm Eviews [Trần Đức Luân]

· Mô hình ARIMA [Nguyễn Ngọc Thiệp]

//yrc-ftu.com/mot-so-cong-cu-xu-li-so-lieu-trong-nckh/





Video liên quan

Chủ Đề