Vai trò chủ yếu của vitamin C là gì

Vitamin C được biết đến như là “vitamin miễn dịch” của cơ thể. Ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vitamin C tự nhiên từ thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con xây dựng hàng rào bảo vệ sức khỏe. Bố mẹ cùng Genetica tìm hiểu thêm về tác dụng của vitamin C nhé.

1, Vitamin C là gì?

Vitamin C thường được gọi là axit ascorbic, là loại vitamin tan trong nước. Đây còn là chất chống oxy hoá, đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khoẻ tổng thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ. Do cơ thể không tự tổng hợp được vitamin C và cũng không dự trữ lâu trong cơ thể nên vitamin C cần được bổ sung hàng ngày qua ăn uống với các loại thực phẩm đa dạng.

2, Tác dụng của vitamin C

  • Cơ thể trẻ cần vitamin C để hình thành và củng cố collagen trong xương, sụn, cơ và mạch máu. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp chữa lành các vết thương nhỏ và giúp răng và nướu của trẻ khỏe mạnh hơn.
  • Vitamin C đảm bảo cho hệ thống miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, làm giảm triệu chứng cũng như thời gian mắc bệnh của các chứng cảm lạnh thông thường. 
  • Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. 
  • Vitamin C tăng cường khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm mà trẻ ăn hàng ngày, phòng ngừa thiếu máu. 

3, Nhu cầu vitamin C của trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi nhận đủ vitamin C thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Trẻ lớn hơn thì nhu cầu vitamin C cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể. Học viện y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho con ăn dặm khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm lý tưởng để giới thiệu cho bé những thực phẩm giàu vitamin C từ rau củ, trái cây. 

Dưới đây là liều lượng vitamin C khuyến nghị cho trẻ theo từng độ tuổi:

Tuy nhiên, trẻ em có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng được khuyến nghị, tùy theo khẩu vị và sở thích của bé. Do đó, bố mẹ không cần thiết phải tính toán đủ nhu cầu của con hằng ngày. Thay vào đó, chúng ta có thể ước lượng lượng vitamin C mà con nhận được ở mức trung bình trong một vài ngày hoặc một tuần.

Các nghiên cứu đang thực hiện kiểm tra xem liệu rằng vitamin C, bằng cách hạn chế tác động gây hại của các gốc tự do thông qua hoạt động chống oxy hóa của nó, có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh khác do stress oxy hóa.

Ngoài chức năng sinh tổng hợp và chống oxy hóa, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và cải thiện sự hấp thu sắt non-heme, dạng sắt trong thực phẩm mà có nguồn gốc thực vật. Thiếu vitamin C gây ra bệnh scurvy, được đặc trưng bởi sự mệt mỏi hoặc chậm phát triển, yếu mô liên kết lan rộng và mao mạch dễ vỡ.

Do vitamin C không được dự trữ lâu trong cơ thể nên hàng ngày chúng ta cần bổ sung cho trẻ, không nên đợi đến khi trẻ ốm hay có các biểu hiện bệnh mới nghĩ đến chuyện bổ sung.

Nhu cầu vitamin C còn chịu ảnh hưởng bởi kiểu gen. Vitamin C từ thực phẩm được vận chuyển trong cơ thể người nhờ các loại protein vận chuyển do nhiều gen mã hóa, ví dụ như là SLC23A1 và SLC23A2.

Nếu trong các gen mang biến đổi bất lợi có thể làm giảm sự vận chuyển, dẫn tới thiếu vitamin và cơ thể cần được bổ sung từ ngoài vào nhiều hơn. Nếu kiểu gen mang các biến đổi có lợi giúp cho sự vận chuyển vitamin C hiệu quả thì lượng vitamin C được đưa vào có thể được vận chuyển hấp thu nhiều và không cần tập trung cung cấp quá nhiều.

4, Thiếu Vitamin C gây bệnh gì?

Thiếu Vitamin C có thể dẫn đến các bệnh như bệnh còi, khô da, hệ thống miễn dịch suy giảm…. Tuy nhiên, loại vitamin này có sẵn trong rất nhiều loại thực phẩm như trái cây, rau củ nên việc thiếu hụt là rất hiếm. 

Một số trường hợp trẻ hấp thụ kém vitamin C:

  • Trẻ rất kén ăn và ăn uống không đa dạng. Trẻ ăn ít trái cây, rau củ
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cần nhiều vitamin C hơn để sửa chữa các tổn thương do thuốc lá gây ra
  • Trẻ bị các vấn đề về tiêu hoá, rối loạn phát triển thần kinh hoặc ung thư 

5, Tác hại của thừa vitamin C đối với trẻ nhỏ

Vitamin C là loại vitamin tan trong nước. Do đó, lượng dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu của trẻ. Tuy nhiên megadoses vẫn có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đau quặn bụng, rối loạn tiêu hoá, viêm niêm mạc dạ dày. Trẻ từ 1-3 tuổi không nên dùng quá 400mg/ngày, trẻ từ 4-8 tuổi không nên dùng quá 600 mg/ngày.

6, Nguồn cung cấp Vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng thiết yếu vì cơ thể bé không tự sản xuất được. Vì vậy việc lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin C để chế biến bữa ăn của bé rất quan trọng. May mắn là vitamin C có nhiều trong nhiều loại thực phẩm đặc biệt là rau củ và trái cây có màu sắc sặc sỡ, nên rất dễ dàng để thêm loại vitamin này vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng đều thích thú với các loại trái cây, rau củ. Bố mẹ nên linh hoạt trong cách chế biến để tạo cảm giác hào hứng cho bé: cắt thành những hình thù ngộ nghĩnh, dễ thương như bông hoa, hình ngôi sao, ô tô..., sắp xếp dĩa đồ ăn nhiều màu sắc, cùng con nấu nướng. Quan trọng nữa là bố mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều vào lượng ăn của con.

Dưới đây là danh sách các thực phẩm giàu vitamin C từ Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ [ USDA's ]. Lượng vitamin C trong thực phẩm có thay đổi, tùy thuộc vào kích thước của trái cây hoặc rau củ.

Tóm lại, cơ thể trẻ không thể tự sản xuất và dự trữ vitamin C nên bố mẹ cần phải bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Bằng việc ăn 5 - 7 phần trái cây, rau củ mỗi ngày sẽ đảm bảo rằng con bạn nhận đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Nếu bố mẹ lo lắng con thiếu hụt vitamin C thì hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chứ không nên tùy tiện bổ sung viên vitamin C cho trẻ.

Một điều thú vị và vô cùng có ý nghĩa là bạn có thể giải mã gen để tìm hiểu nhu cầu vitamin C của trẻ để có sự cung cấp phù hợp nhất, tránh tình trạng bổ sung thừa hoặc thiếu.

Tài liệu tham khảo:A

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình > Tư vấn GDSK > Dinh dưỡng

Vitamin C và vai trò với cơ thể con người

Ngày đăng: 02/08/2017

Bản in

Vitamin C, sinh tố C hay acid ascorbic là vi chất dinh dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người. thừa hay thiếu vitamin C đều sẽ để lại nhiều tác hại to lớn. Cho nên, trong chế độ ăn hằng ngày, phải chú trọngvitamin Cđủ cả về số lượng cũng như chất lượng.

[Ảnh minh họa]

Nguồn gốc

Vitamin C ở dạng tinh thể trắng, rất dễ tan trong nước, khó tan trong rượu, không tan trong các dung môi hữu cơ, tồn tại được ở 100°C trong môi trường trung tính và acid, bị oxi hóa bởi Oxi trong không khí và càng bị oxi hóa nhanh khi có sự hiện diện củaFe và Cu

Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như cùi trắngcam, chanh, quýt, [Hàm lượng vitamin C trong rau quả phân phối không đều, có nhiều ở lớp vỏ hơn ở ruột, ở lá nhiều hơn ở cuống và thân rau] và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt làbông cảixanh,tiêu, khoai tây, cải brussel,rau cải xoong, cà chua, cam, quýt, chanh, bưởi...

[Ảnh minh họa]

Trong thiên nhiên, vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Thông thường, các loại rau quả trồng ở nơi đầy đủ ánh sáng có hàm lượng vitamin C cao hơn. Nếu tính số mg vitamin C có trong 100g rau quả ăn được [mg%] theo "Bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam" [NXB Y học - 1972] thì nó có nhiều nhất trongrau ngót [185mg%], sau đó làcần tây[150mg%],rau mùi[140mg%],kinh giới[110mg%],rau đay[77%mg],súp lơ, rau thơm, rau diếp, su hào, rau muống... Trong các loại quả thì nhiều nhất làthanh trà[177mg%], sau đó làbưởi[95mg%],thị[81mg%],ổi[62mg%],nhãn[58mg%],đu đủ chínchín [54mg%],quýt, cam, chanh, vải, dứa...

Acid ascorbic bị oxy hóa cho acid dehydroascorbic; đây là phản ứng oxy hóa khử thuận nghịch, qua đó Vitamin C tác dụng như một đồng yếu tố, tham gia vào nhiều phản ứng hóa sinh trong cơ thể, như: Hydroxyl hóa, Amid hóa, Làm dễ dàng sự chuyển prolin, lysin sang hydroxyprolin và hydroxylysin [trong tổng hợp collagen], Giúp chuyển acid folic thành acid folinic trong tổng hợp carnitin, Tham gia xúc tác oxy hóa thuốc qua microsom [cytochrom P450] gan, Giúp dopamin hydroxyl hoá thành nor-adrenalin, Giúp dễ hấp thu sắt ở dạ dày, để rồi dễ hấp thụ ở ruột, Ở mô, Vitamin C giúp tổng hợp collagen, proteoglycan và các thành phần hữu cơ khác ở răng, xương, nội mô mao mạch. Trong thiên nhiên, Vitamin C có mặt cùngvitamin P[vitamin C2]. Vitamin P lại có tính chống oxy hóa, nên bảo vệ được Vitamin C; hơn nữa Vitamin P còn hiệp đồng với Vitamin C để làm bền vững thành mạch, tăng tạo collagen, ức chế hyaluronidase và cùng Vitamin C, Vitamin E, β-caroten và selen, tham gia thanh thải gốc tự do có hại trong cơ thể.

Tác dụng có lợi

Chức năng chủ yếu của vitamin C là sự sản xuất collagen, một protein chính của cơ thể. Đặc biệt, vitamin C giúp nối kết một phần của phân tử amino acid proline để hình thành hydroxyproline. Kết quả là, sự cấu trúc nên collagen rất ổn định. Collagen không những là một protein rất quan trọng trong việc liên kết các cấu trúc cơ thể với nhau [mô liên kết, sụn khớp, dây chằng, vv..], vitamin C còn hết sức cần thiết cho sự lành vết thương, sự mạnh khỏe của nướu răng, và ngăn ngừa các mảng bầm ở da.

Thêm vào đó, vitamin C còn có chức năng miễn dịch, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hormon, tổng hợp carnitine, hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Vitamin C cũng là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa rất quan trọng.

Rối loạn liên quan đến vitamin C

Thiếu vitamin C

Không như hầu hết các loài động vật khác, cơ thể người không thể tự sản xuất vitamin C. một bệnh do thiếu hụt vitamin C đã được nhiều sách vở mô tả làbệnh scorbut[scurvy]. Các triệu chứng kinh điển của bệnh này gồm: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da [mảng xuất huyết dưới da, dân gian thường gọi là "vết ma cắn"]. Thêm vào đó là sự dễ bị nhiễm trùng,hysteriavàtrầm cảmcũng là những tiêu chuẩn chẩn đoán.

[Ảnh minh họa]

Đặc biệt, vitamin C còn có chức năng miễn dịch. Các nhà khoa học đã thấy rằng vitamin C làm tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa và điều trị cảm cúm thông thường, chống nhiễm trùng, nếu thiếu hoặc suy giảm lượng dự trữ trong các bạch cầu, nhất là Lymphocyte, thì nhiễm trùng nhanh chóng tăng lên.

Vitamin C cũng hoạt động cùng với các enzyme chống oxy hóa khác như: Glutathione peroxidadase, Catalase và Superoxide dismutase; hỗ trợ cho vitamin E trong vai trò chống oxy hóa trong cơ thể, tăng cường hiệu lực của vitamin E; cùng với vitamin E, glutathione đảm đương vai trò chống đỡ và ngăn ngừa các tổn thương do các gốc tự do. Nếu thiếu glutathione sẽ dẫn đến các tế bào hồng cầu, bạch cầu và mô thần kinh bị ảnh hưởng, hậu quả là vỡ hồng cầu, giảm chức năng bạch cầu và thoái hóa mô thần kinh. Với liều 500mg mỗi ngày, vitamin C đảm bảo duy trì nồng độ phù hợp glutathione hồng cầu. Vitamin C cũng là một chất dinh dưỡng chống oxy hóa rất quan trọng, tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hoóc-môn, tổng hợp hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Các nhà khoa cũng thấy rằng, vitamin C rất hữu ích cho người bệnh nhân hen suyễn, nhờ làm giảm nồng độ histamine, và được xem như là một chất kháng histamine tự nhiên…

Thừa vitamin C

Vitamin C tuy ít tích luỹ nhưng nếu dùng liều cao lâu ngày, có thể tạo sỏi oxalat [do dehydroascorbic chuyển thành acid oxalic], hoặc sỏi thận urat, có khi cả hai loại sỏi trên; đi lỏng,rối loạn tiêu hóa; giảm độ bền hồng cầu.

Dùng vitamin C liều cao kéo dài ở thai phụ gây tăng nhu cầu bất thường về vitamin C ở thai [vì vitamin C qua rau thai] dẫn đến bệnhscorbut sơm ở trẻ sơ sinh.

Với tính chất quan trọng như vậy, nhu cầu vitamin C của mỗi người chúng ta hàng ngày là bao nhiêu? Theo khẩu phần dinh dưỡng được khuyến khích [RDA], nhu cầu vitamin C là 60mg/ngày. Nhu cầu này tăng lên với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú, giai đoạn cần tăng trưởng nhanh như: thiếu niên tuổi dậy thì, người già, người làm việc ở môi trường nhiệt độ cao… liều dùng hằng ngày đối với trẻ sơ sinh đến 3 tuổi ở vào khoảng 25 - 30mg, từ 4 - 18 tuổi cơ thể có nhu cầu khoảng 30 - 40mg mỗi ngày. Đối với người trưởng thành, nhu cầu trung bình là 45mg/ngày. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu là 55mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 70mg/ngày.

Lần xem: 6385

Go top

Bài viết khác

  • F0 sau khi điều trị COVID-19 nên ăn gì và kiêng ăn gì? [ 14/02/2022]
  • Dinh dưỡng cần thiết trong thời điểm giao mùa Xuân - Hè. [ 26/04/2021]
  • Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển. [ 28/10/2020]
  • Giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác. [ 17/08/2020]
  • Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận mạn. [ 23/12/2019]

  • Lịch khám
  • Lịch trực
  • Đăng ký khám bệnh
  • Khám cùng chuyên gia
  • Dịch vụ khám bệnh
  • Bảng giá dịch vụ y tế

Tin nổi bật

  • Công tác Đoàn và phong trào đoàn thanh niên đồng hành cùng sự phát triển của bện...

  • Thư mời cung cấp báo giá, dịch vụ thẩm định giá hệ thống khí y tế tại Công trình...

  • Bảng phân trực các khoa Lâm sàng [từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 5 năm 2022].

  • Bảng phân trực Lãnh đạo - Trưởng hệ - các phòng - chuyên khoa - CLS [từ ngày 2 đ...

  • Giải đáp các băn khoăn về tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Video liên quan

Chủ Đề