Vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và nêu ví dụ

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

- Có 2 hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và Sinh sản hữu tính.

II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Sinh sản vô tính là gì?

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

- Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

a] Sinh sản bào tử

- Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

- Ví dụ: Rêu, dương xỉ.

b] Sinh sản sinh dưỡng

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận [thân, lá, rễ] của cơ thể mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên [thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá…].

+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo [nhân giống vô tính].

$ \Rightarrow$  Nhận xét cơ chế sinh sản vô tính:

- Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

- Nhược: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.

3. Phương pháp nhân giống vô tính

a] Ghép chồi và ghép cành

- Phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi [cành ghép] của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác [gốc ghép], sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.

- Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.

b] Chiết cành và giâm cành

- Giâm [cành, lá, rễ] là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành [mía, dâu tằm, sắn, khoai tây], một đoạn rễ [rau diếp] hay mảnh lá [thu hải đường].

- Chiết cành: chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần bóc vỏ xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

c] Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật [củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…].

- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp [in vitro] để tạo cây con.

- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào.

$ \Rightarrow$ Ý nghĩa: Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn, đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống.

4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

a] Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

b] Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.

- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người

- Nhân nhanh giống cây trồng

- Tạo giống cây sạch bệnh

- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa

- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp


Page 2

SureLRN

SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Khái niệm chung về sinh sản

– Sinh sản: là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

– Các hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

2. Sinh sản vô tính ở thực vật

2.1. Sinh sản vô tính là gì?

– Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

2.2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

a. Sinh sản bằng bào tử

– Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

– Ví dụ: Rêu, dương xỉ.

Xem video sinh sản bằng bào tử ở rêu:

b. Sinh sản sinh dưỡng

– Cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận [thân, lá, rễ] của cơ thể mẹ.

– Ví dụ: Cỏ tranh, rau ngót, mía, khoai lang, sắn,…

– Ưu điểm: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

– Nhược điểm: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.

2.3. Phương pháp nhân giống vô tính

a. Ghép chồi và ghép cành

b. Chiết cành và giâm cành

c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

– Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật [củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…]

– Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp [in vitro] để tạo cây con.

– Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

– Cơ sở sinh lí: là tính toàn năng của tế bào

2.4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người

a. Đối với thực vật

– Giúp cây duy trì nòi giống. Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.

b. Con người trong nông nghiệp

– Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người.

– Nhanh giống nhanh.

– Tạo giống cây sạch bệnh.

– Phục chế giống quý đang bị thoái hóa.

– Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp.

*Vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn :

+Ứng dụng trong phương Pháp nhân giống vô tính [sinh sản sinh dưỡng nhân tạo],đang được ứng dụng trong nông nghiệp [VD:ghép cành, ghép chồi, ghép cây...]

+Nuôi cây tế bào, nuôi cấy mô.

*Khái niệm : Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái ,con sinh ra giống nhau và giống mẹ ban đầu .[cái này mình nêu thêm cho bạn biết thôi].

- ví dụ về sinh sản vô tính

+ ở động vật: phân đôi ở trùng roi, nảy chồi ở thủy tức, phân mảnh ở giun dẹp, trinh sản ở ong đực....

+ ở thực vật: cây thuốc bỏng mọc ra từ lá, sinh sản bằng bào tử ở rêu, củ khoai lang nảy chồi ...

- con thằn lằn đút đuôi rồi tái sinh lại đuôi mới không phải là sinh sản. vì đó chỉ là hiện tượng tái tạo lại bộ phận cơ thể bị mất, chứ không phải là tạo ra một cơ thể mới hoàn chỉnh.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn?Cho ví dụ.

Các câu hỏi tương tự

Câu 1. Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh a. Tự dưỡng b. Dị dưỡng c. Tự dưỡng và dị dưỡng d. Kí sinh Câu 2. Sinh sản của trùng roi là a. Vô tính b. Hữu tính c. Vừa vô tính vừa hữu tính d. Không sinh sản Câu 3. Cấu tạo trùng roi gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa: a. Động vật đơn bào với động vật đa bào b. Các động vật đơn bào c. Các loài động vật d. Sinh vật trong tự nhiên Câu 4. Dinh dưỡng của trùng biến hình là a. Nhờ không bào tiêu hóa b. Nhờ chân giả c. Nhờ không bào co bóp d. Kí sinh Câu 5. Tiêu hóa thức ăn ở trùng giày nhờ a. Men tiêu hóa b. Dịch tiêu hóa c. Chất tế bào d. Enzim tiêu hóa Câu 6: Hình thức sinh sản của trùng giày là a. Vô tính phân đôi b. Vô tính mộc chồi c. Tiếp hợp d. Vô tính phân đôi và tiếp hợp Câu 7. Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là a. Kí sinh b. Tự dưỡng c. Dị dưỡng d. Tự dưỡng và dị dưỡng Câu 8. Trùng kiết lị lây nhiễm vào cơ thể người qua con đường a. Qua đường hô hấp b. Qua đường tiêu hóa c. Qua đường máu d. Cách khác Câu 9. Trùng sốt rét không thích nghi kí sinh ở a. Tuyến nước bọt của muỗi Anôphen b. Thành ruột của muỗi Anôphen c. Máu người d. Thành ruột người Câu 10. Hiện động vật nguyên sinh có a. 400 loài b. 4000 loài c. 40000 loài d. 400000 loài Câu 11. Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do a. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi b. Trùng roi, trùng kiết lị, trùng giày c. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị d. Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị Câu 12. Động vật nguyên sinh có tác hại a. Là thức ăn cho động vật khác b. Chỉ thị môi trường c. Kí sinh gây bệnh d. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất Câu 13. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là A. Trùng roi, trùng biến hình B. Trùng biến hình, trùng giày C. Trùng kiết lị, trùng sốt rét D. Trùng sốt rét, trùng biến hình Câu 14. So với kích thước của hồng cầu, thì trùng kiết lị có kích thước A. Lớn hơn B. Nhỏ hơn C. Bằng nhau D. Không xác định được Câu 15. Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là A. có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. B. có kích thước hiển vi, đa bào nhưng tất cả các tế bào đều đảm nhiệm mọi chức năng sống giống nhau. C. có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. D. có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, đảm nhiệm mọi chức năng sống Câu 16. Thủy tức là đại diện thuộc a. Ngành động vật nguyên sinh b. Ngành ruột khoang c. Ngành thân mềm d. Ngành chân khớp Câu 17. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua a. Lỗ miệng b. Không bào tiêu hóa c. Tế bào gai d. Màng tế bào Câu 18. Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể a. Vì chúng có ruột dạng túi b. Vì chúng không có cơ quan hô hấp c. Vì chúng không có hậu môn d. Vì chưa có hệ thống tuần hoàn Câu 19. Loài ruột khoang nào sống ở môi trường nước ngọt a. Sứa b. San hô c. Thủy tức d. Hải quỳ Câu 20. Sứa tự vệ nhờ a. Di chuyển bằng cách co bóp dù b. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt c. Tua miệng có nọc để làm tê liệt con mồi d. Không có khả năng tự vệ. Câu 21. Loài ruột khoang nào không di chuyển a. San hô và sứa b. Hải quỳ và thủy tức c. San hô và hải quỳ d. Sứa và thủy tức Câu 22. Cơ thể ruột khoang a. Đối xứng tỏa tròn b. Đối xứng hai bên c. Không đối xứng d. Luôn biến đổi hình dạng Câu 23. Loài ruột khoang nào làm chỉ thị cho tầng địa chất a. Hải quỳ b. Thủy tức c. Sứa d. San hô Câu 24. Tế bào nào giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi? a.Tế bào gai b. tế bào mô bì-cơ c. Tế bào sinh sản d. tế bào thần kinh Câu 25. Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài? A. 5 nghìn loài B. 10 nghìn loài C. 15 nghìn loài D. 20 nghìn loài Câu 26. Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa? A. Miệng ở phía dưới. B. Di chuyển bằng tua miệng. C. Cơ thể dẹp hình lá. D. Không có tế bào tự vệ. Câu 27. Vật chủ của sán lá gan là a. Lợn b. Gà, vịt c. Ốc ruộng d. Trâu, bò Câu 28. Sán lá gan bám vào vật chủ nhờ a. Chân giả b. Lông bơi c. Giác bám d. Lỗ miệng Câu 29. Sán lá máu kí sinh ở a. Máu người b. Ruột non người c. Cơ bắp trâu bò d. Gan trâu bò Câu 30. Nhóm nào dưới đây có giác bám? A. Sán dây và sán lông. B. Sán dây và sán lá gan. C. Sán lông và sán lá gan. D. Sán lá gan, sán dây và sán lông. Câu 31. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính? A. Sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu. B. Sán dây, sán lá máu, sán bã trầu. C. Sán dây, sán lá gan, sán bã trầu. D. Sán dây, sán lá gan, sán lá máu. Câu 32. Lợn gạo mang ấu trùng A. Sán dây B. Sán lá gan C. Sán lá máu D. Sán bã trầu Câu 33. Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người a. Lớp vỏ cutin b. Di chuyển nhanh c. Có hậu môn d. Cơ thể hình ống Câu 34. Tác hại của giun đũa kí sinh a. Suy dinh dưỡng b. Đau dạ dày c. Viêm gan d. Tắc ruột, đau bụng Câu 35. Giun tròn chủ yếu sống a. Tự do b. Sống bám c. Tự dưỡng như thực vật d. Kí sinh Câu 36. Giun kim đẻ trứng ở a. Ruột b. Máu c. Hậu môn d. Môi trường ngoài cơ thể Câu 37. Cấu tạo cơ thể nào giúp giun đũa chui rúc di chuyển trong môi trường kí sinh a. Ruột thẳng b. Có hậu môn c. Có lớp vỏ cutin d. Có lớp cơ dọc phát triển Câu 38. Loài nào KHÔNG sống tự do a. Giun đất b. Sa sùng c. Rươi d. Vắt Câu 39. Thức ăn của đỉa là a. Máu b. Mùn hữu cơ c. Động vật nhỏ khác d. Thực vật Câu 40. Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất? a. Hô hấp b. Tiêu hóa c. Lấy thức ăn d. Tìm nhau giao phối

Video liên quan

Chủ Đề