Văn hóa sỉ nhục online là gì

Nhằm góp thêm góc nhìn về câu chuyện này, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu ý kiến của bạn đọc LÊ THỊ THIÊN HƯƠNG [nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành luật tại Pháp].

"Đầu năm 2017, là nghiên cứu sinh luật ở Pháp, tôi tham gia một chương trình nghiên cứu đa chuyên ngành về "phát ngôn thù ghét" trên mạng xã hội Việt Nam, do Chương trình nghiên cứu Internet và xã hội [VPIS - thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội] tổ chức.

Phổ biến "phát ngôn thù ghét"

"Điều cần nhất bây giờ là các cơ quan có thẩm quyền nên nhanh chóng công khai một định nghĩa rõ ràng, hợp lý thế nào là "xúc phạm", "sỉ nhục" người khác trên mạng, theo đúng tinh thần của luật Việt Nam. Việc này không chỉ hạn chế các phát ngôn thù ghét trên mạng, mà còn để tránh xảy ra các trường hợp tùy tiện hiểu và áp dụng sai luật".

Lê Thị Thiên Hương

Trong phạm vi của chương trình này, chúng tôi nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của phát ngôn thù ghét - các phát ngôn xúc phạm, sỉ nhục, kỳ thị người khác trên môi trường mạng. Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Phạm Hải Chung cho thấy ở Việt Nam, phát ngôn thù ghét trên mạng xã hội - chủ yếu trên Facebook - là hành vi khá phổ biến. 

Cụ thể, có tới 78% người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn thù ghét trên mạng xã hội. Trong đó, hơn 46% các trường hợp là vu khống, bịa đặt thông tin; 37% là kỳ thị dân tộc và hơn 29% là kỳ thị giới tính.

Với tư cách nhà nghiên cứu luật cho chương trình, tôi đưa ra kết luận rằng luật Việt Nam chưa hiệu quả trong việc hạn chế "phát ngôn thù ghét" trên mạng. Một mặt, luật chưa hoàn chỉnh trong vấn đề này. 

Các quy định hiện hành mới chỉ cấm các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, vu khống, nhưng các hành vi kỳ thị chỉ bị xử phạt nếu như nó được thực hiện nhằm mục đích "chống chính quyền nhân dân". Mặt khác, khảo sát cho hay các nạn nhân của phát ngôn thù ghét rất hiếm khi cầu cứu các cơ quan chức năng. 

Tuy không thống kê được [do các tòa án Việt Nam không công bố rộng rãi các bản án], nhưng số lượng các vụ bị xử phạt hằng năm mà truyền thông đăng tải chỉ đếm trên đầu ngón tay, chẳng khác nào muối bỏ bể.

"Nếu hiểu sai, xử phạt sai, chúng ta không những không chống được phát ngôn thù ghét, mà còn làm môi trường mạng xấu hơn" - Lê Thị Thiên Hương

Chê năng lực chứ không xúc phạm

Khi biết thông tin bác sĩ Hoàng Công Truyện, phó khoa hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Phong Điền [tỉnh Thừa Thiên - Huế], bị xử phạt "vì có phát ngôn xúc phạm, sỉ nhục" bộ trưởng Bộ Y tế, tôi nghĩ đây là tín hiệu tích cực cho luật Việt Nam. 

Bởi có sự điều chỉnh bởi yếu tố pháp lý, ở đây là phạt tiền và kỷ luật, thì dần dần ứng xử trên Facebook sẽ đi vào chuẩn mực hơn. Nhưng có lẽ tôi đã mừng sớm.

Hóa ra bác sĩ Truyện không hề xúc phạm ai, mà chỉ chê năng lực của bộ trưởng và đề nghị bộ trưởng nên từ chức. Đối với một người sống hơn 10 năm ở châu Âu, nơi người dân hay các chính trị gia chê bai nhau, đòi người nọ người kia từ chức diễn ra hằng ngày, tôi thấy chuyện không có gì nghiêm trọng, và nằm ngoài khuôn khổ của khái niệm "phát ngôn thù ghét" mà tôi đang nghiên cứu. 

Tuy nhiên, thật kỳ lạ là bác sĩ Truyện bị Sở Thông tin và truyền thông tỉnh xử phạt 5 triệu đồng, vì phê bình bộ trưởng như vậy bị coi là bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người đứng đầu ngành y. Không chỉ thế, bác sĩ cũng bị Trung tâm Y tế huyện Phong Điền xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách.

Đúng là pháp luật Việt Nam có quy định xử phạt hành vi làm nhục, vu khống người khác nói chung, và nghị định 72/2013/NĐCP cấm mọi hành vi "đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân" trên môi trường mạng nói riêng. 

Tuy nhiên, đứng từ góc độ pháp lý, việc Sở Thông tin và truyền thông kết luận bác sĩ Truyện đã vi phạm là hoàn toàn không thuyết phục. Bác sĩ Truyện bày tỏ quan điểm của mình khá rõ ràng [bộ trưởng "nên từ chức"], và theo bác sĩ là vì các lý do cụ thể ["để các giáo sư có kinh nghiệm, chuyên môn y lên thay"]. 

Câu chữ của bác sĩ không hề dùng các từ ngữ mang tính xúc phạm, cũng như không hề đưa tin xuyên tạc hay vu khống gì bộ trưởng.

Thiếu sót của hệ thống luật

Nhìn sâu xa hơn, mấu chốt của vấn đề ở đây là sự thiếu sót của hệ thống luật Việt Nam. Hiện nay, trong luật hiện hành của Việt Nam không hề có điều khoản nào định nghĩa rõ ràng thế nào là hành vi "xúc phạm danh dự và nhân phẩm cá nhân", nên Sở Thông tin và truyền thông tỉnh mới tự đưa ra cách định nghĩa của sở, một định nghĩa vô cùng cứng nhắc, không hợp lý, nếu không nói là vượt quá xa tinh thần của pháp luật. 

Và trên định nghĩa tự tạo ấy, sở đã phạt bác sĩ Truyện [hiện nay, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thống nhất rút quyết định xử phạt và sẽ xin lỗi bác sĩ Hoàng Công Truyện].

Rõ ràng là giờ đây Việt Nam, cũng như nhiều nước trên thế giới, đang phải đối mặt với vấn đề quản lý thông tin trên mạng. Hạn chế tin giả, hạn chế phát ngôn thù ghét là điều nên làm, nhưng tuyệt đối không nên xử phạt mà chưa đầy đủ căn cứ với những ý kiến phê bình như của bác sĩ Truyện nói trên.

"Người của công chúng" phải hứng chịu phê bình

Ở nhiều nước phát triển, luật quy định rất rõ hành vi "xúc phạm danh dự nhân phẩm". Ví dụ như ở Pháp, hành vi xúc phạm bị luật xử phạt là việc sử dụng các từ ngữ mang tính nhục mạ, tục tĩu hạ thấp người khác mà không hề gắn với bất cứ sự việc liên quan nào cả.

Thậm chí, nhiều nước quy định rằng các chính trị gia hay người nổi tiếng được coi là "người của công chúng", vì thế họ sẽ phải hứng chịu các lời phê bình, chê bai thường xuyên hơn người thường, và tòa chỉ xử phạt những lời lẽ vu khống hay thực sự sỉ nhục rất nặng nề mà thôi.

LÊ THỊ THIÊN HƯƠNG [nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành luật tại Pháp]

Đề thi thử THPT Quốc Gia bám sát cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có lời giải chi tiết.

Đề thi thử THPT Quốc Gia bám sát cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có lời giải chi tiết.

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc đoạn trích dưới đây

Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ – những người chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa.

ChildLine — một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%.

Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỉ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều khiến tôi hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.

Xử sự tàn ác với người khác thì không có gì là mới, nhưng với sự giúp đỡ của công nghệ, của thế giới ảo, sự sỉ nhục ấy được khuếch đại và còn lưu lại mãi mãi.

[…] Vì thế, khi văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng, cái mà chúng ta cần là một cuộc cách mạng văn hoá. Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Đã đến lúc cần một sự can thiệp với Internet và với nền văn hoá của chúng ta.

[Trích Cái giá của nỗi nhục nhã - Monica Lewinxki, Dẫn theo // vietnamnet.vn, ngày 06/4/2015]

Thực hiện các yêu cầu

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản?

Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, vì sao sự sỉ nhục trên thế giới ảo còn nặng nề và nguy hiểm hơn trong thế giới thực?

Câu 3. Anh/chị  hiểu “cuộc cách mạng văn hoá” mà tác giả nhắc tới trong đoạn trích là gì?

Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra một bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

II. LÀM VĂN [ 7.0 điểm]

Câu 1 [2.0 điểm]

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ứng xử cần có của mỗi người trước tình trạng “Văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng” để góp phần xây dựng môi trường Internet lành mạnh văn hoá.

Câu 2 [5.0 điểm]

 Trong “Việt Bắc”, nhà thơ Tố Hữu đã nhiều lần viết về nỗi nhớ của “Ta” và “Mình”

“Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù

Mình về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai..”

Và :                                                          “ Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang ..»

  Anh/ chị hãy phân tích từ đó nêu bật vẻ đẹp của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu thể hiện trong hai đoạn thơ trên.

------------HẾT--------------

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

CÂU

YÊU CẦU

ĐIỂM

I. Đọc hiểu

1. Thao tác lập luận bình luận

0,5

2. Theo tác giả đoạn trích, sự sỉ nhục trên thế giới ảo còn nặng nề và nguy hiểm hơn trong thế giới thực vì với sự giúp đỡ của công nghệ, của thế giới ảo, sự sỉ nhục ấy được khuếch đại và còn lưu lại mãi mãi.

0,5

3. Cuộc “cách mạng văn hoá” mà tác giả đoạn trích nói tới chính là sự thay đổi mạnh mẽ quan niệm, thái độ và  có những hành động thiết thực, mạnh mẽ khi tham gia vào thế giới ảo nhằm chặn đứng những tác động tiêu cực, những hậu quả to lớn do việc sử dụng thiếu ý thức của một bộ phận người dùng nó gây ra.

1.0

4. Học sinh có thể đưa  những bài học khác nhau miễn là hợp đạo lí, bám sát nội dung đoạn trích. Chẳng hạn:

- Cần có những ứng xử văn hoá khi tham gia thế giới ảo để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và người dùng khác.

- Môi trường Internet hiện đang trở thành hiểm hoạ cho nhiều người dùng, hãy là những người sử dụng Internet thông minh và văn hoá để tránh gây tổn hại cho người khác và làm tổn thương chính mình.

- Nhiều người đang tìm đến Internet giải trí một cách rất vô tâm mà không hề lường được những hậu quả ghê gớm do điều đó gây ra, đã đến lúc cần thay đổi mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động với Internet để mạng ảo thực sự là môi trường an toàn, lành mạnh mang lại sự thoải mái và hạnh phúc cho mọi người dùng.

1,0

II.Làm văn

7.0

Câu 1

* Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ứng xử cần có của mỗi người trước tình trạng “Văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng”

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động     

 – Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: ứng xử cần có của mỗi người khi “Văn hoá sỉ nhục bắt đầu lan rộng”.

– Các câu phát triển đoạn:

+ Ứng xử cần có của mỗi người: chính là thay đổi mạnh mẽ quan niệm, thái độ khi tham gia vào thế giới ảo, hành động thiết thực để chấm dứt “môn thê thao đổ máu”, để ngừng gieo rắc sự sỉ nhục và xấu hổ cho người khác và tự tổn thương chính mình.

+ Những việc làm cụ thể: Không share những tin tức lá cải; không hùa theo số đông để sỉ nhục, phỉ báng, vùi dập người khác; Cẩn trọng khi đưa tin và khi tiếp nhận thông tin trên thế giới ảo; Có trách nhiệm với lời lẽ, thái độ của mình trong khi tham gia bàn luận trên mạng ảo – ngay cả khi ẩn danh; luôn giữ thái độ cẩn trọng, lịch sự và bao dung khi comment bình luận.

– Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp cho bản thân.

0.25

0.25

1.0

* Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận, hành văn lưu loát, chính xác trong dùng từ viết câu..

0.5

Câu 2

- Xác định đúng dạng đề và trọng tâm của bài viết.

- Nắm được các khía cạnh cụ thể về mặt kiến thức của đề đã đưa ra.

-  Sáng tạo của học sinh: Khuyến khích cho thêm điểm đối với những bài có ý tưởng mới mẻ, không có trong đáp án, những phần liên hệ mở rộng chính xác, hiệu quả, sâu sắc…

5.0

1. Mở bài

- Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: hai đoạn thơ và vẻ đẹp riêng của thơ Tố Hữu

0.25

2. Thân bài

a. Khái quát chung

0.5

b. Phân tích hai đoạn thơ

b.1 Đoạn thứ nhất

* Vị trí: Đoạn thơ là đoạn mở đầu của lượt lời thứ hai trong cuộc đối đáp lúc chia tay giữa “ta” và “mình” - người dân Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến trong giờ khắc chia ly

* Nội dung:

- Trên bề mặt: Người ở lại - Nhân vật trữ tình - người Việt Bắc [xưng ta] cất lời hỏi người ra đi - người cán bộ miền xuôi lên kháng chiến ra đi còn nhớ những kỉ niệm cùng nhau gắn bó, những gian nan cùng nhau chia sẻ trong những ngày đầu trên chiến khu

- Qua lời hỏi, một Việt Bắc với những ngày kháng chiến gian khổ nhưng đậm nghĩa nặng tình, chia ngọt sẻ bùi được tái hiện sinh động

=> Lời hỏi thực chất là lời khơi gợi kỉ niệm, lời dặn dò nhắc nhở  giữ vẹn lòng thuỷ chung, ân nghĩa với chiến khu cách mạng, với nhân dân và cũng là với quá khứ gian khổ của chính mình

* Hình thức:

- thể thơ lục bát âm hưởng ngọt ngào thiết tha,

- ngắt nhịp hài hoà cân xứng,

- nghệ thuật đối, điệp

- Ngôn ngữ, lối nói: giản di, thân quen, hình ảnh đậm màu sắc núi rừng miền Đông Bắc tổ quốc [mưa nguồn suối lũ, mây cùng mù, miếng cơm chấm muối]

1.25

b.2 Đoạn thứ hai

* Vị trí: Đoạn thơ nằm ở phần giữa lời đáp của ta- người đi- với mình - người ở lại. Sau những phút giây xúc động trào dâng không nói nên lời mà chỉ biết lặng yên “ cầm tay” lắng nghe người ở giãi bày lòng thương nhớ, người đi đã cất lời hoà cùng người ở gợi nhắc lại những kỉ niệm cùng nhau trong 15 năm gắn bó

* Nôị dung:

- Trên bề mặt: đoạn thơ là lời đáp của “Ta”- nhân vật trữ tình- người đi- người cán bộ miền xuôi lên kháng chiến sau thắng lợi chia tay Việt Bắc trở về thủ đô với lời hỏi của người ở lại [Mình]

=> Lời đáp thực chất là lời khẳng định tình nghĩa sắt son gắn bó, long chung thuỷ khôn khuây của người cán bộ với người dân Việt Bắc, cũng đồng thời là với quê hương cách mạng, với cuộc kháng chiến gian lao của dân tộc.

- Qua lời đáp, một mảnh ghép trong bức tranh tươi đẹp về quê hương Việt Bắc đựoc hiện ra vô cùng sống động: cảnh sắc và con người hài hoà, gắn bó;  giữa thiên nhiên hoang sơ, hữu tình những con người lao động giản dị, cần cù, tài khéo hiện lên thật rõ nét trong ánh nhìn đầy trìu mến nhớ thương..

* Hình thức: Vẫn sử dụng thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào du dương với từng cặp 6-8 cân xứng hài hoà, cặp đại từ mình - ta nhưng thay đổi nét nghĩa cụ thể, từ ngữ, hình ảnh thơ giản dị gợi cảm mang rõ nét đặc trưng núi rừng

1.25

c. Nhận xét khái quát, chỉ ra tính dân tộc trong hai đoạn thơ

* Hai đoạn thơ khác nhau nhưng cùng làm hiện lên hình ảnh một Việt Bắc nhớ thương trong những năm kháng chiến gian nan mà oai hùng của dân tộc. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được nghĩa tình sâu đậm giữa nhân dân và cán bộ, rộng ra là của con người kháng chiến với quê hương, với cách  mạng, với một giai đoạn lịch sử đáng tự hào của dân tộc.

* Hai đoạn thơ ngắn nhưng cũng thể hiện khá rõ những nét riêng trong phong cách thơ Tố Hữu: chất trữ tình chính trị, giọng tâm tình ngọt ngào đặc biệt là tính dân tộc đậm đà

* Tính  dân tộc trong hai đoạn thơ: 

+ Về nội dung:

- Phác hoạ sinh động  một phần hình ảnh của dân tộc Việt Nam trong những năm tháng lịch sử “không thể nào quên”.

- Ở bề sâu của tư tưởng cảm xúc, hai đoạn thơ đã thể hiện được một nét nổi bật trong vẻ đẹp tính cách- tâm hồn người Việt: tấm lòng thuỷ chung, ân nghĩa sâu nặng, đạo lí uống nước nhớ nguồn mà các thế hệ người việt vẫn tôn vinh và gìn giữ từ ngàn đời nay.

+ Về nghệ thuật: sử dụng thành công thể thơ dân tộc với cách ngắt nhịp, gieo vần vô cùng nhuần nhị, cách vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc - đặc biệt là lời ăn tiếng nói mộc mạc mà vẫn duyên dáng của ca dao dân ca, kết hợp với kết cấu đăng đối, nhịp nhàng tề chỉnh cùng lối vẽ cảnh chấm phá  của thơ cổ điển, lối kiến tạo những câu thơ đầy nhạc tính => đã tạo cho 2 đoạn thơ âm hưởng ngọt ngào, tha thiết vừa có sức ngân vang và rung động long người, vừa như lời thề nguyện thiêng liêng như khắc như tạc ân tình vào mãi trong tâm can người đọc, người nghe.

1.5

3. Kết luận

- Khẳng định lại vấn đề

- Liên hệ, mở rộng

0.25

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề