Ví dụ tình huống mâu thuẫn bạn bè

Những xích mích, bất đồng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày. Đối với người lớn việc xử lý những bất đồng đó được đánh giá là cả một nghệ thuật. Vậy để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường hợp này cha mẹ cần có xu hướng giải quyết như thế nào? Dưới đây là một số phương pháp dạy con kỹ năng xử lý tình huống khi mâu thuẫn với bạn mà cha mẹ nên biết.

Dạy trẻ cách bình tĩnh tự kiểm soát cảm xúc của bản thân

Một trong những lý do khiến mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn là sự tức giận. Khi giận dữ, chúng ta thường không lắng nghe những gì người khác nói. Điều đó có thể làm cho xung đột “leo thang”, khiến tình hình trở nên rắc rối hơn.

Vậy nên một trong những cách tốt nhất để giải tỏa bực bội trong trẻ là dạy con những kĩ năng kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, cụ thể. Ví dụ như hít thở sâu có thể trấn an tâm trí và cơ thể trẻ khi bé buồn bực. Đi dạo, đếm tới 10, uống một cốc nước mát hoặc lặp lại những cụm từ hữu ích cũng có tác dụng giúp trẻ có thể bình tĩnh hơn. Trẻ con dễ cáu giận cần được chỉ bảo tận tình những kĩ năng đó để giải tỏa buồn bực.

Dạy con biết đặt mình vào vị trí của người khác

Ở độ tuổi còn non nớt, trẻ thường có suy nghĩ đặt mình lên trên hết và ít khi để ý đến cảm của người khác. Vì vậy, cha mẹ cũng giúp con phát triển sự đồng cảm bằng cách để con suy đoán xem người bạn của con đang cảm thấy như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể nói cho con biết về suy nghĩ, và cảm nhận của bạn sau tình huống xung đột của con và bạn để có thể giúp trẻ đặt mình vào vị trí của bạn, thay vì chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình. Khi ấy, trẻ có thể nhận ra không chỉ mình mới cảm thấy buồn và tức giận mà bạn cũng đang như vậy. Điều này có thể giúp con nhanh chóng thoát khỏi sự bực tức mà cảm thấy có lỗi và chủ động làm lành với bạn. Như vậy, cha mẹ có thể giúp trẻ hiểu được, cũng giống như bản thân trẻ, các bạn cũng có những cảm xúc và suy nghĩ riêng, khi tranh luận bạn cũng mong muốn được thấu hiểu và xích mích chỉ là do cả hai chưa hiểu được mong muốn của cả hai.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể nói với con rằng: “Hãy nhìn vào hoàn cảnh của bạn để tìm thấy sự lý giải hợp lý cho những hành động tưởng chừng như vô lý, từ đó có sự đồng cảm và giải quyết những mâu thuẫn nhẹ nhàng, nhân văn hơn” bổ sung thêm kỹ năng xử lý tình huống mâu thuẫn .

Dạy trẻ cách giải quyết mâu thuẫn bằng ngôn ngữ thay vì vũ lực và kỹ năng xử lý tình huống mâu thuẫn .

Xích mích giữa con trẻ là điều dễ dàng có thể xảy ra và đôi khi mâu thuẫn lớn hơn có thể bắt nguồn từ việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân một cách thiếu hợp lý. Trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống nên đa phần khi khó chịu sẽ tỏ thái độ và nói ra những điều mình nghĩ. Cha mẹ có thể đưa ra là lời khuyên là con nên giải thích rõ cho bạn bè của mình những điều con muốn nói và giúp con lên kế hoạch, nhấn mạnh những điều gì cần làm. Chẳng hạn như, con có thể tập nói: “Tớ muốn được chơi”, “Đừng gọi tớ bằng cái tên đó, tớ không thích bị gọi như thế” hoặc “Từ bây giờ, bạn có thể hỏi ý kiến của tớ trước khi mượn đồ chơi của tớ được không?”…

Dạy bé học cách nhận lỗi

Cha mẹ hãy dạy trẻ biết cách nhận lỗi và biết xin lỗi người khác khi trẻ làm sai. Đồng thời, người lớn cũng phải biết làm gương cho trẻ. Nếu cha mẹ vô tình trách nhầm trẻ một điều gì đó vì nghĩ rằng trẻ làm sai, cha mẹ cần phải xin lỗi trẻ, để trẻ thấy rằng bé cũng cần được tôn trọng. Việc này đơn giản là hình thức bạn làm gương cho trẻ noi theo.

Dạy trẻ cách giải quyết mâu thuẫn bằng sự nhường nhịn và chia sẻ

Cha mẹ hãy khuyến khích bé nhường nhịn, đối xử công bằng và biết cách chia sẻ, cảm thông với người khác. Điều này không chỉ giúp trẻ hạn chế các cuộc xung đột xảy ra mà còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ. Ví dụ như: Nếu một trẻ cùng lớp hỏi mượn một cuốn truyện tranh thì cha mẹ hãy khuyến khích trẻ chia sẻ cho bạn. Nếu các con cùng một lúc lại muốn xem nhiều kênh truyền hình khác nhau thì hãy giúp các trẻ thỏa hiệp để tìm ra một kênh yêu thích chung hoặc luân phiên nhau xem…

Chia sẻ với con những trải nghiệm của bạn trong quá khứ về việc cãi nhau với bạn bè

Cha mẹ cũng có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện trong quá khứ từ chính những trải nghiệm của mình, cách mà bạn đã giải quyết xích mích với bạn bè như thế nào. Hãy gần gũi và kể cho trẻ nghe những câu chuyện về tình bạn của cha mẹ, những đổ vỡ, mất mát, những cố gắng để hàn gắn. Điều này sẽ giúp trẻ vơi bớt nỗi buồn và hiểu những mâu thuẫn trong tình bạn cũng là chuyện thường tình. Ngược lại, nếu con thật sự trân trọng tình bạn, hãy nỗ lực quyết tâm khắc phục những lỗi lầm của bản thân là nguyên nhân khiến bạn bè chia tay, xa rời. Điều này sẽ giúp con trẻ có thể nhanh vượt qua câu chuyện và có dũng cảm để làm lành với bạn cũng là kỹ năng xử lý tình huống mâu thuẫn.

Khuyến khích con nghĩ ra giải pháp

Thay vì áp đặt một giải pháp cho tranh chấp của con, hãy hỏi những đứa trẻ trong tình huống ấy muốn giải quyết xung đột như thế nào? Thường thì trẻ sẽ đưa ra một số giải pháp khá sáng tạo, và chúng có thể sẽ hạnh phúc hơn với giải pháp của riêng chúng so với giải pháp mà cha mẹ nghĩ ra.

Khuyến khích con làm lành với bạn

Sau một cuộc chiến tranh đâu đó là thiệt hại, tổn thương về mặt cảm xúc. Có một cuộc tranh cãi với bạn bè không có nghĩa là tình bạn chấm dứt. Cha mẹ cần giúp cho trẻ hiểu rằng, nguyên nhân sâu xa của việc xích mích là do không thấu hiểu được mong muốn của nhau. Khi đã hiểu rõ nhu cầu của nhau thì con có thể làm hòa với bạn.

Trong trường hợp nếu con dường như dành nhiều thời gian để tranh cãi thay vì chơi với nhau thì có thể bạn cần khuyến khích con xem xét lại tình bạn với người bạn đó, vì khi ở một mối quan hệ sự bực bội nhiều hơn niềm vui thì tình bạn đó khó có thể kéo dài .

Dạy trẻ ứng xử tình huống khi mâu thuẫn với bạn là một yếu tố không thể thiếu đối với các con trong cuộc sống hiện nay. Hãy trang bị kỹ năng này mà Wedo – Wegood  đã chia sẻ cho trẻ để trẻ có thể biết cách xử lý tình huống khi tương tác với bạn bè được tốt hơn các cha mẹ nhé!

Việc sống và tiếp xúc hàng ngày với nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà con người không thể dung hòa các mối quan hệ nên xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.

Bài viết của chúng tôi xin đưa ra ví dụ về mâu thuẫn trong cuộc sống để giúp bạn đọc hiểu và hình dung vấn đề một cách dễ dàng và chi tiết hơn.

Mâu thuẫn là gì?

Trước khi đưa ra Ví dụ về mâu thuẫn trong cuộc sống thì chúng ta cần hiểu về mâu thuẫn. Vậy mâu thuẫn là gì và hiểu sao cho đúng về khái niệm này? Khái niệm mâu thuẫn với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong mỗi sự vật hoặc giữa các sự vật trong quá trình vận động, phát triển của chúng [đây là mối liên hệ thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập].

Hiểu đơn giản mâu thuẫn là cái tồn tại khách quan, vốn có của bất cứ một sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Mâu thuẫn còn được giải thích có thể là danh tư hoặc động từ chỉ tình trạng xung đột hoặc cũng có thể hiểu mâu thuẫn là sự đối chọi, không hòa hợp giải quyết được. Ngoài ra tùy từng hoàn cảnh khác nhau và tính chất của sự việc mà có thể đưa ra cách hiểu khác nhau về mâu thuẫn.

Vấn đề mâu thuẫn trong cuộc sống

Mỗi cá nhân không tồn tại riêng lẻ, độc lập mà sống và làm việc trong một môi trường sống nhất định. Mâu thuẫn là điều tất yếu của cuộc sống. Mỗi chủ thể là một quan niệm, một tính cách riêng nên việc xảy ra mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí việc xảy ra giữa hai người hay một nhóm người trong công việc hay là những mâu thuẫn trong cuộc sống ở hoàn cảnh khác nhau thường xuyên xảy ra.  Trong cuộc sống, dù là ở môi trường nào thì những mâu thuẫn sẽ làm cho các mối quan hệ của chúng ta trở nên tồi tệ hơn.Vậy để hình dung dễ hơn thì phần tiếp theo của bài viết xin đưa ra nội dung ví dụ về mâu thuẫn trong cuộc sống để bạn đọc quan tâm theo dõi.

Có thể thấy mâu thuẫn xảy ra rất thường xuyên và phổ biến rộng khắp trên mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống. Có mâu thuẫn mới có sự đấu tranh, nghiên cứu hòa giải cũng như tìm ra cái đúng, cái chính xác cho các bên.

Có thể lấy Ví dụ về mâu thuẫn trong cuộc sống như sau:

Chúng ta có thể nói đến, chẳng hạn, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân trong công việc cùng thực hiện nhưng mỗi chủ thể có một cách hay một phương án đưa ra riêng và không cùng lý tưởng, cách giải quyết với nhau nên đưa ra những tranh cãi và nảy sinh ra mâu thuẫn về cách giải quyết công việc với nhau.

Vai trò của mâu thuẫn

Có thể thấy mâu thuẫn có ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn. Mâu thuẫn trong xã hội nói chung và mâu thuẫn trong cuộc sống nói riêng là động lực của sự vận động xã hội, thúc đẩy các quá trình hoạt động. Bên cạnh đó mâu thuận là động lực và cùng là nguồn gốc của sự vận động, phát triển, có tính khách quan phổ biến.

Tuy nhiên mâu thuẫn cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến các chủ thể, vấn đề trong cuộc sống gây bất hòa tranh cãi, thậm chí xung đột nghiêm trọng nếu không thống nhất và giải quyết được.

Một số biện pháp giải quyết mâu thuẫn

Nhằm giúp độc giả có thể đưa ra lựa chọn và xử lý mâu thuẫn trong cuộc sống chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp giải quyết mâu thuẫn. Cụ thể là:

Thứ nhất: Hạn chế mâu thuẫn bằng cách nhường nhịn thấu hiểu. Các cụ từ xưa đã có câu “ một điều nhịn bằng chín điều lành”. Do đó điều gì có thể nhịn được thì nên nhịn để giữ hòa khí đôi bên. Khi chúng ta không biết gìn giữ và nhịn, cố tình để mâu thuẫn xảy ra dù biết điều đó không mang đến ích lợi gì thì chắc chắn, mối quan hệ của bạn sẽ chấm dứt.

Thứ hai: Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Trước khi đưa ra bất kỳ một lời nhận xét nào hay cách làm gì để gây nên chiến tranh thì bạn hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác rồi mới quyết định. Bởi vì, bạn là bạn, họ là họ, mỗi người đều có một hoàn cảnh sống riêng khác biệt, không ai giống ai. Nếu thấu hiểu và biết nhường nhịn thì giảm thiểu được mâu thuẫn.

Thứ ba: Biết kiềm chế cảm xúc. Dù bất kỳ vấn đề gì mâu thuẫn hay xảy ra tranh cãi thì cần kiềm chế cảm xúc để không bị tức giận làm ảnh hưởng và không phân định được đúng sai. Đôi khi chúng ta cũng có thể sai chứ không đúng hoàn toàn. Đừng để nóng giận làm mất khôn đi.

Thứ tư: Biết cách giúp đỡ người khác. Nghe có vẻ vô lý, nhưng thật ra là khi bạn biết quan tâm đến người khác và biết cách giúp đỡ người khác tháo gỡ mâu thuẫn của họ thì chính bạn cũng sẽ có thêm kinh nghiệm để giải quyết mâu thuẫn của chính bản thân bạn.

Thứ năm: Đơn giản hóa những mâu thuẫn. Đôi khi những tức giận hay mâu thuẫn có thể làm cho tình trạng mối quan hệ của bạn với người khác trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Và cách giải quyết duy nhất lúc này đó chính là hãy đơn giản hóa những mâu thuẫn của bạn. Xem nó như một chất xúc tác giúp cho các bạn hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn nữa. 

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung ví dụ về mâu thuẫn trong cuộc sống. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Video liên quan

Chủ Đề