Ví dụ về hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội

MỞ ĐẦUChuẩn mực xã hội xuất hiện là một phương tiện để điều chỉnh hành vi củacon người cho phù hợp. Và chính con người đã xác lập và tạo dựng hệ thống cácquy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Từ đócũng xuất hiện chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay thì chuẩn mựcxã hội không phải lúc nào cũng được tuân thủ nghiêm chỉnh mà vẫn có những hànhvi sai lệch chuẩn mực xã hội.NỘI DUNGI. KHÁI NIỆM VỀ HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI1. Khái niệm chuẩn mực xã hội.Chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đốivới mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhất nhiều sự chính xác vềtính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không đượcphép hay cái bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằmđảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội.2. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội.2.1. Định nghĩa.Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội thường được hiểu ở 2 góc độ sau:- Sai lệch chuẩn mực xã hội là hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi phạmcác nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội [hành vi sai lệch].- Sai lệch chuẩn mực xã hội được hiểu là những tình huống, sự kiện cụ thểcủa cuộc sống đóng vai trò là những nhân tố phá vỡ sự tác động của các chuẩn mựcxã hội [tình huống sai lệch].Trong nghiên cứu xã hội học tội phạm, các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâmvà nghiêm cứu về sự sai lệch chuẩn mực xã hội theo ý nghĩa thứ nhất – hành vi sailệch.2.2. Hậu quả của hành vi sai lệch.1Khi xem xét hậu quả của hành vi sai lệch nào đó, chúng ta cần căn cứ vàomột số yếu tố sau:- Căn cứ vào tính chất, khuynh hướng và sự phổ biến tương đối của hành viđó.- Căn cứ vào các điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội cụ thể.- Căn cứ vào địa điểm và thời gian thực hiện hành vi đó.Những căn cứ trên cho phép chúng ta nhận thức và đánh giá đúng đắn hậuquả cảu một hành vi sai lệch. Hậu quả của hành vi sai lệch có thể được nhìn nhậntrên hai phương diện sau:Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất tíchcực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của cácchuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, phản động đang kìm hãm phát triển của cáccá nhân và xã hội. Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi nhận thứcchung của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng.Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang lại nội dung vàtính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu nó vi phạm, pháhoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đangphát triển, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội, Trong trường hợpnày, hành vi sai lệch đó phải bị dư luận xã hội phê phán, lên án hoặc đòi hỏi phải ápdụng các biện pháp trừng phạt theo các nguyên tắc, quy định của pháp luật.3. Các yếu tố cấu thành sai lệch chuẩn mực xã hội3.1. Những sai lệch thuộc hệ thống giá trị.Giá trị là những khách thể, những thuộc tính mà tất cả đều cần thiết cho conngười, tất yếu, có lợi cho giai cấp hay xã hội nào đó cũng như của một cá nhânriêng lẻ với tư cách phương tiện thỏa mãn nhu cầu và các lợi ích của họ; đồng thờicũng là những tư tưởng, ý định với tư cách là chuẩn mực, mục đích hay lí tưởng.Hệ thống giá trị trong xã hội được hình thành qua các thời kì lịch sử nhấtđịnh nên nó mang tính chất lịch sử, có những giá trị mất đi khi nó không còn phù2hợp và có những giá trị mới ra đời, bổ sung, làm phong phú thêm cho hệ thống giátrị . Các giai cấp, nhóm xã hội khác nhau có thể tiếp nhận các giá trị một cách khácnhau tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của các giá trị đó đối với nhu cầu, lợi ích giai cấp,nhóm xã hội như thế nào; nhưng về cơ bản, có nhiều giá trị mang tính chất phổquát, tính nhân loại.Trong hệ thống giá trị bao gồm nhiều loại giá trị khác nhau như giá trị đạođức, giá giá trị pháp luật, giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật… có thể dẫn đến cáchành vi vi phạm các giá trị, chuẩn mực xã hội, tạo nên hành vi sai lệch.3.2. Sự rối loạn các thiết chế xã hội.Các thiết chế xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh, điều hòa hành vi củacon người phù hợp với các chuẩn mực xã hội, ngăn chặn và kiểm soát các hành visai lệch. Chúng được thiết lập dựa trên các nhu cầu xã hội cơ bản. Mọi thiết chế xãhội đều được đặc trưng bởi sự hiện diện của mục đích hành động, bởi những chứcnăng cụ thể để đảm bảo cho việc đạt được mục đích; bởi sự tập hợp các địa vị vàcác vai trò xã hội điển hình cho thiết chế đó; bởi những chế tài bảo đảm cho cáicầm có, cái được phép và ngăn chặn các lệch lạc, cái không được phép. Sự tồn tạicủa mọi xã hội, tính ổn định và sự phát triển của nó không thể có được nếu khôngcó quản lí xã hội và kiểm soát xã hội.Trong xã hội nhất định có nhiều loại thiết chế, trong đó các thiết chế quantrọng nhất là thiết chế chính trị, thiết chế kinh tế, thiết chế gia đình, thiết chế giáodục…Thiết chế chính trị đảm bảo việc thiết lập và giữ vững quyền lực chính trị.Thiết chế kinh tế đảm bảo quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối lợi ích và cácdịch vụ. Thiết chế pháp luật bảo đảm trật tự, công bằng xã hội và kiểm soát xã hội.Thiết chế gia đình điều hòa hành vi tình cảm, tình dục và nuôi dạy con cái. Thiếtchế giáo dục truyền thụ những tri thức văn hóa cho thế hệ trẻ và kế thừa, phát triểncác tri thức khoa học nói chung của nhân loại.Thiết chế xã hội thực hiện chức năng quản lí và kiểm soát xã hội. Nếu khôngcó các thiết chế xã hội chặt chẽ thì sẽ không có trật tự, kỉ cương xã hội; rối loạn các3thiết chế xã hội sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội. Chẳng hạn, khi thiết chế chính trị rốiren thì thiết chế pháp luật sẽ bị buông lỏng, do đó, tình trạng vi phạm pháp luật sẽgia tăng. Bởi vậy, bất kì sự đổ vỡ, rối loạn của thiết chế xã hội nào cũng đều trởthành vấn đề xã hội nghiêm trọng và đưa tới các hành vi sai lệch.3.3. Sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội.Trong đời sống xã hội, chuẩn mực xã hội là những quy ước chung của cảcộng đồng xã hội hay nhóm hạn hẹp, có thể công khai hoặc ngầm ẩn, được mọingười chia sẻ về mặt hành vi. Với chức năng là điểm tựa cho hành vi, chuẩn mựcxã hội điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực quan hệ của con người, chỉ ra và quy định mỗingười cần phải xử sự như thế nào trong mỗi tình huống cụ thể. Chuẩn mực xã hộibao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với địa chỉ và vai trò xã hội của mỗi người. Sự lãngquên bổn phận, thực hiện sai vai trò của mỗi người có thể đưa tới hành vi sai lệch.Chuẩn mực xã hội có thể biến đổi. Có chuẩn mực mang tính phổ biến, có khảnăng chi phối hành vi của đại đa số các thành viên xã hội, có chuẩn mực mang tínhcục bộ, chỉ được tuân thủ trong nhóm người nào đó. Lại có chuẩn mực của nơi này,lúc này nhưng không phải chuẩn mực của nơi khác, lúc khác. Khi chuẩn mực xãhội bị hiểu sai, bị xuyên tạc [biến đổi] hoặc áp dụng không đúng vị trí tác động củanó sẽ đưa tới hành vi sai lệch.3.4. Sự thay đổi các quan hệ xã hội.Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người trong xã hội, được thiết lậptrong quá trình cùng nhau hoạt động vật chất và tinh thần. Do sản xuất của cải vậtchất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội nên các quan hệ sản xuất [bao gồmquan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức và quản lí lao động, quan hệ phân phối sản phẩm]đóng vai trò quan trọng nhất, chi phối các quan hệ xã hội khác. Sự vận động, pháttriển của quan hệ sản xuất sẽ kéo theo sự thay đổi của các quan hệ xã hội. Chuẩnmực xã hội vừa phản ánh các quan hệ xã hội, vừa điều chỉnh các quan hệ xã hội.Khi các quan hệ xã hội bị xáo trộn, bị thay đổi sẽ làm cho hệ thống các chuẩn mực4không còn phù hợp ở nơi này hay nơi khác, điều đó dẫn đến các hành vi sai lệchnhất định.II. PHÂN LOẠI CÁC HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI Các hành vi sai lệch thường được phân loại theo hai tiêu chí sau:Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâmphạm gồm có hành vi sai lệch ít tiêu cực và hành vi sai lệch tiêu cực.- Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi [có thể là cố ý hoặc vô ý] viphạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không cònphù hợp với thực tế xã hội.- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi [cố ý hoặc vô ý] vi phạm, phá vỡhiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến,thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.Thứ hai, căn cứ vào thái độ, tâm lí chủ quan của người thực hiện hành vi sailệch gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động.- Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý [trực tiếphay gián tiếp] vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội, dù chuẩn mựcđó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn tiến bộ.- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn viphạm, phá vỡ ổn định, sự tác động của các chuẩn mực xã hội.III. CÁC CƠ CHẾ CỦA HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI.1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không chính xác cácnguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội. Trong trường hợp này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu do các cánhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếukinh nghiệm thực tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng các quy tắc, yêu cầucủa các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo đức…do đó họ đã thực hiện nhữnghành vi sai lệch nhất định.5Ví dụ: Trên đường có biển báo đường một chiều, nhưng do thiếu kiến thứcvà hiểu biết về luật giao thông đường bộ, nên người tham gia giao thông vẫn thựchiện hành vi đi vào đường một chiều. Như vậy, người đó đã thực hiện hành vi sailệch, vi phạm pháp luật giao thông.2. Trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn mộtsố chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán philogic… Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội,do thói quen suy diễn sai nên các cá nhân và nhóm xã hội thường nhầm lẫn hoặc cốý áp dụng các chuẩn mực ở lĩnh vực này vào lĩnh vực khác, do đó đã vi phạm mộtsố chuẩn mực nào đó.Ví dụ: A và B là hàng xóm của nhau. A sang nhà B chơi, khi A về thì B kêumất 1 triệu đồng trong nhà; B nghi cho A ăn trộm tiền của mình và chạy sang nhàA tự ý khám xét nhà A để tìm tiền. Ở đây thì B đã thực hiện hành vi sai lệch, viphạm pháp luật.3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hộikhông còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ănkhớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành.Tức là trong xã hội có những chuẩn mực xã hội như chuẩn mực đạo đức,chuẩn mực phong tục, tập quán…được hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều hòacác quan hệ xã hội nhất định; thể hiện được vai trò, hiệu lực của nó. Tuy nhiêncùng với sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, của các điều kiện lịch sử - xã hội,có những chuẩn mực dần tỏ ra lạc hậu, lỗi thời; trái với các quy tắc đạo đức, phápluật đang phổ biến, thịnh hành trong xã hội hiện nay. Vậy nhưng vẫn có những cánhân, tập thể nào đó do không biết, hoặc biết nhưng vẫn cố ý thực hiện, áp dụngcác quy tắc đã lạc hậu, lỗi thời đó, dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã hội hiện hànhtrong xã hội.6Ví dụ: Việc đốt pháo vào dịp lễ tết ngày xưa là việc làm thường xuyên vàđược coi là tục lệ. Nhưng nhận thức được sự nguy hiểm nên đã được Nhà nướccấm. Tuy nhiên nhiều cá nhân vẫn thực hiện hành vi sai lệch đó là buôn bán, vậnchuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo, thuốc nổ.4. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch. Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm, quanniệm chỉ có ý nghĩa thực tiễn, được coi là đúng trong các xã hội cũ trước đây; còntrong xã hội hiện nay chúng tỏ ra không còn phù hợp, bị coi như là quan niệm sailệch về cả nội dung và tính chất. Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hộinào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó nên dẫn đến vi phạm chuẩn mực xã hộihiện hành, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch.Chẳng hạn trong xã hội nông thôn truyền thống có quan niệm “phép vuathua lệ làng”. Quan niệm này chỉ phù hợp với trong điều kiện xã hội phong kiếntrước đây, còn trong xã hội hiện nay, quan niệm này bị coi là quan niệm sai lệch cảvề nội dung và tính chất. Một mặt, quan niệm này đề cao vị trí của “lệ làng” [trongkhi nhiều quy định của “lệ làng” không phù hợp với đạo đức hiện nay, trái với quyđịnh của pháp luật hiện hành]. Mặt khác, quan niệm “phép vua thua lệ làng” hạthấp uy tín, vai trò của hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành; cản trở công tácthực thi, đưa pháp luật vào đời sống xã hội nông thôn, ảnh hưởng tiêu cực đến ýthức pháp luật của người dân nông thôn. Nếu cộng đồng làng xã nào đó vận dụngquan niệm “phép vua thua lệ làng” trong giải quyết các vấn đề xã hội hiện nay thìrất có thể điều đó sẽ đưa họ tới hành vi vi phạm pháp luật.5. Những khuyết tật về tâm - sinh lí của con người dẫn tới hành vi sai lệch. Trong xã hội có những cá nhân do bị di tật bẩm sinh hoặc các tai nạn mắcphải [tai nạn giao thông, tai nạn lao động…] khiến cho họ phải mạng trên mìnhnhững khuyết tật nhất định về tâm - sinh lí. Đó có thể là những khuyết tật về cơ thểnhư biểu hiện ở những người bị mù, câm, điếc hoặc mắc các khuyết tật ngoại hìnhkhác…Đó cũng có thể là các khuyết tật về trí lực như biểu hiện ở những người bị7mắc chứng thần kinh căng thẳng, rối loạn, hoang tưởng hoặc mắc các chứng bệnhtâm thần…Những khuyết tật đó làm cho những cá nhân mang khuyết tật bị mất đimột phần hoặc toàn bộ khả năng cảm nhận, nhận biết về các quy tắc, yêu cầu củachuẩn mực xã hội, khiến họ vi phạm các chuẩn mực xã hội mà không biết hoặckhông tự kiềm chế được hành vi của bản thân.Ví dụ: Một người tâm thần trong khi phát bệnh thì đã gây thương tích chomột người bình thường. Đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật nhưng nó làmột hành vi sai lệch.6. Cơ chế về mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch. Đây là trường hợp đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc thựchiện một hành vi sai lệch khác theo mối liên hệ nhân - quả mà chủ thể có thể khôngbiết, hoặc biết nhưng vẫn cứ thực hiện. Trong đó, hành vi sai lệch thứ nhất được coilà nguyên nhân, dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch kế tiếp. Ví dụ: Việc nghiện hút, sử dụng chất ma túy là một hành vi sai lệch, vi phạmpháp luật. Từ hành vi sai lệch đó một người nghiện có thể thực hiện hành vi trộmcướp để có tiền sử dụng chất ma túy. Đây lại tiếp tục một hành vi sai lệch xuất pháttừ hành vi sai lệch ban đầu là sử dụng chất ma túy.IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC CƠ CHẾCỦA HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC XÃ HỘI ĐỐI VỚI LĨNH VỰCPHÁP LUẬT.1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc,yêu cầu của chuẩn mực xã hội.Từ chỗ thiếu hiểu biết pháp luật mà họ đã thực hiện những hành vi sai lệchnhất định. Từ cơ chế này thì vấn đề được đặt ra đó là trong trường hợp hành vi viphạm xảy ra có nguyên nhân là do người vi phạm thiếu các thông tin, kiến thức,hiểu biết về pháp luật thì các cơ quan tư pháp và các cơ quan chức năng khác cầnphối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức các hoạt động tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật một cách sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về8những nguyên tắc, quy định của các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật; giúpcho người dân có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật. Qua đógóp phần hạn chế những hành vi phạm pháp, phạm tội xảy ra có nguyên nhân là dothiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật.2. Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn một số chuẩn mực xã hội thiếucăn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi logic.Từ cơ chế này chúng ta cần nhận thấy những thói quen trong tư duy, nếp suynghĩ sai lầm của một bộ phận dân cư trong xã hội thường là nông dân khiến cho họnhận thức sai, làm lệch lạc nội dung và phạm vi áp dụng của pháp luật. Chính vìthế, khi xây dựng pháp luật các nhà làm luật cần phải hết sức lưu ý và phải cânnhắc nội dung của các ngôn từ, thuật ngữ pháp lý được sử dụng. Từng quy phạmpháp luật đưa ra phải có bố cục chặt chẽ, nội dung phải đầy đủ, rõ ràng và chínhxác để tránh trường hợp bị suy diễn sai và áp dụng sai.3. Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hộikhông còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ănkhớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành.Tim hiểu các cơ chế này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống côngtác thực hiện pháp luật. Cần nhận thức rõ rằng, pháp luật phải luôn luôn bám sát vàphù hợp với thực tiễn xã hội. Vì vậy, khi trong thực tiễn xã hội có những quy phạmpháp luật tỏ ra lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với thực tiễn xã hội hoặc đã hếthiệu lực thi hành thì Nhà nước cần sớm thay đổi, bổ sung hoặc tuyên bố chấm dứthiệu lực của chúng một cách kịp thời. Điều đó có ý nghĩa ngăn chặn, không tạo ranhững khe hở để kẻ xấu có thể lợi dụng vào các mục đích phạm pháp, phạm tội.4. Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩnmực xã hội.Cơ chế này cho thấy, khi phát hiện có những quan niệm sai lệch về đặc điểm,nội dung, tính chất hay phạm vi áp dụng của một bộ phận hay văn bản quy phạmpháp luật nào đó, hoặc những quan niệm sai lệch có thể dẫn tới hành vi phạm pháp,9thì các cơ quan chức năng của Nhà nước phải có những biện pháp định hướng, giảithích, điều chỉnh lại các quan niệm sai lệch đó để kịp thời ngăn chặn những hành viphạm pháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phàn hình thành những hành vi cư xử hợppháp, phạm tội có thể xảy ra, góp phần hình thành những hành vi cư xử hợp pháp,hợp với đạo đức của công dân.5. Những khuyết tật về tâm – sinh lý của con người là cơ chế dẫn đến hànhvi sai lệch chuẩn mực xã hội.Nghiên cứu các khuyết tật về tâm – sinh lý ở những cá nhân có hành vi phạmpháp, phạm tội có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện và làm sáng tỏ nhữngnguyên nhân chủ quan dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật. Nó giúp cho các cơ quanbảo vệ pháp luật tùy theo từng trường hợp phạm pháp cụ thể mà đưa ra những kếtluận đúng đắn về nguyên nhân, mục đích hay động cơ phạm pháp, phạm tội; từ đómà xác định đúng người, đúng tội và vận dụng các biện pháp xử lý, áp dụng cáckhung hình phạt phù hợp. Thực hiện nguyên tắc không xử oan người vô tội, ngườibị coi là tội phạm; đồng thời cũng không để lọt lưới kẻ phạm tội; đảm bảo tínhcông bằng và nghiêm minh của pháp luật.6. Cơ chế mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch.Các cơ chế này cho thấy, thông thường cá nhân nào đó thực hiện liên tiếp cáchành vi phạm pháp thì giữa các hành vi đó thường có mối liên hệ nhân quả nhấtđịnh. Vì vậy, khi một hành vi vi phạm pháp luật, nhất là phạm tội xảy ra, các cơquan chức năng phải tùy trường hợp cụ thể mà sớm áp dụng các biện pháp ngănchặn kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xấu có thể xảy ra.KẾT LUẬNĐể nâng cao mục đích của chuẩn mực xã hội là điều chỉnh các hành vi củacon người cho phù hợp với quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội thì cần phải cónhững biện pháp ngăn ngừa sai lệch chuẩn mực xã hội. Biện pháp cụ thể như: tiếpcận thông tin; biện pháp tiếp cận phòng ngừa xã hội; biện pháp áp dụng hình phạt,biện pháp tiếp cận y-sinh học; biện pháp tiếp cận tổng hợp, kế hoạch hóa xã hội.10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb CAND, Hà Nội 2010.2. TS Ngọ Văn Nhân, Xã hội học Pháp luật, Nxb Tư pháp.11MỤC LỤC12

Video liên quan

Chủ Đề