Ví dụ về nhãn hiệu và tên thương mại

Mục lục bài viết

  • 1. Điểm giống và khác nhau giữa nhãn hiệu và tên thương mại
  • 2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ?
  • 3. Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu ?
  • 4. Tư vấn thủ tục gia hạn nhãn hiệu muộn ?
  • 5. Một số trường hợp nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ
  • Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ - Công ty Luật Minh Khuê

1. Điểm giống và khác nhau giữa nhãn hiệu và tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Vậy làm sao để nhận biết được nhãn hiệu và tên thương mại?

Luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 0986.386.648

Trả lời:

Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì nhãn hiệu được định nghĩa như sau:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Ngoài ra tại khoản 17, 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về các loại nhãn hiệu như sau:

- Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ về nhãn hiệu tập thể: Hà Đông cho sản phẩm Lụa; Nem chua Thanh Hóa…

- Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

- Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, căn cứ theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì:

"Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng".

Có thể nói, nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau về bản chất nhưng vẫn hay bị nhầm lẫn bởi sự giống nhau về mặt hình thức. Để có thể so sánh một cách đầy đủ hai đối tượng này, do đó, cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật một cách chặt chẽ.

a] Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu và tên thương mại:

- Nhãn hiệu và tên thương mại đều có chức năng phân biệt.

- Nhãn hiệu và tên thương mại đều là những dấu hiệu nhìn thấy được.

- Nhãn hiệu và tên thương mại đều là những chỉ dẫn thương thương mại được chủ thể kinh doanh sử dụng trong hoạt động thương mại. VD: Được xuất hiện trên hàng hóa, bao bì, biển hiệu...

b] Điểm khác nhau giữa nhãn hiệu và tên thương mại:

* Căn cứ pháp lý:

- Đối với nhãn hiệu: Khoản 16 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

- Đối với tên thương mại: Khoản 21 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”

* Dấu hiệu:

- Đối với nhãn hiệu: Có thể là những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh.

- Đối với tên thương mại: Là tên gọi, chỉ là dấu hiệu từ ngữ.

* Điều kiện bảo hộ:

- Đối với nhãn hiệu: Bảo hộ cách trình bày, cách thể hiện, màu sắc. Nhãn hiệu không bao gồm thành phần mô tả. Không bảo hộ dấu hiệu quy định tại Điều 73, Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.

- Đối với tên thương mại: Không bảo hộ cách trình bày, thể hiện, màu sắc, dấu hiệu quy định tại Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. Có thể bảo hộ dấu hiệu bao gồm thành phần mô tả.

* Đăng ký bảo hộ:

- Đối với nhãn hiệu: Phải đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.

- Đối với tên thương mại: Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên thương mại.

* Chức năng:

- Đối với nhãn hiệu: Có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ.

- Đối với tên thương mại: Có chức năng phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực.

* Số lượng:

- Đối với nhãn hiệu: Một chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu cho những loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau.

- Đối với tên thương mại: Một chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có thể có một tên thương mại.

* Thời hạn bảo hộ:

- Đối với nhãn hiệu: 10 năm, có thể gia hạn [Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009].

- Đối với tên thương mại: Bảo hộ không xác định thời hạn, chấm dứt khi không còn sử dụng.

* Phạm vi bảo hộ:

- Đối với nhãn hiệu: Bảo hộ trên phạm vi toàn quốc.

- Đối với tên thương mại: Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

* Chuyển giao quyền SHCN:

- Đối với nhãn hiệu: Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và hợp đồng chuyển quyền sử dụng.

- Đối với tên thương mại: Chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 0986.386.648 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ?

Chào luật sư, tôi muốn hỏi về việc đăng ký nhãn hiệu. Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu cho mặt hàng quần áo bơi. Tôi nghe nói nhãn hiệu giống nhau nhưng khác mặt hàng kinh doanh thì vẫn được và nhãn hiệu được đăng ký ở nước nào thì chỉ được bảo hộ ở nước đó. Tôi muốn hỏi Coca-cola có được bảo hộ tại Việt Nam không? Giờ tôi lấy các nhãn hiệu Coca-cola hoặc pepsi để đăng ký cho quần áo bơi có được không?

Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: Lê Thành [Hải Phòng]

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Minh Khuê . Về câu hỏi của chị, công ty Luật Minh Khuê xin tư vấn và hướng dẫn cho chị như sau:

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo tiêu chí này, Coca-cola và Pepsi là nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật áp dụng quy chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng.

Căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

"a] Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký";

Coca-cola là nhãn hiệu nổi tiếng nên nhãn hiệu này được bảo hộ được xác lập trên cơ sở sử dụng và không phụ thuộc vào việc đăng ký. Coca-cola đã được sử dụng lâu đời cho mặt hàng nước uống giải khát nên nó đã được bảo bộ tại nhiều nước trong đó có Việt Nam mà không cần đăng ký nhãn hiệu với Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Căn cứ vào Điểm d Khoản Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

"d] Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng".

Theo quy định của pháp luật, việc sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa dich vụ kể cả hàng hóa dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng thì vẫn bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Vì vậy, mặc dù mặt hàng bạn định đăng ký nhãn hiệu là quần áo, hàng hóa của nhãn hiệu Coca-cola và Pepsi là đồ uống, hai hàng hóa không hề liên quan đến nhau nhưng bạn vẫn không được phép sử dụng nhãn hiệu Coca-cola hay Pepsi.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi số: 0986.386.648 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu ?

Trả lời:

Gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

a. Trình tự thực hiện:

- Tiếp nhận đơn: Nộp đơn thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc nộp đơn yêu cầu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ.- Xử lý đơn:+ Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn , ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;+ Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết địnn từ chối gia hạn.

b. Hồ sơ gia hạn nhãn hiệu bao gồm:+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ;+ Giấy uỷ quyền [Gửi lại cho quí khách khi nhận được thông tin gia hạn];+ Tờ khai 02 bản [Gửi lại cho quí khách khi nhận được thông tin gia hạn];+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.c. Thời hạn giải quyết: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định gia hạn/từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Các nhóm tiếp theo của đơn 1.500.000VNĐ

i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai gia hạn văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp[Mẫu kèm theo].

k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệp hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

- Tờ khai gia hạn văn bằng bảo hộ SHCN

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 0986.386.648 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Tư vấn thủ tục gia hạn nhãn hiệu muộn ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất, có một nhãn hiệu đã hết hạn và chúng tôi quên ra hạn đã 3 tháng, vậy chúng tôi có tiếp tục được gia hạn không?

Trả lời:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu [GCN ĐKNH] của doanh nghiệp đã hết hạn cách đây 3 tháng thì doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành gia hạn được.

Luật cho phép một thời gian ân hạn là 6 tháng và doanh nghiệp phải đóng tiền phạt khi cho những tháng gia hạn muộn.

Để có thể duy trì hiệu lực của GCN, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm:

- Giấy ủy quyền [Gửi cho quý vị khi nhận được yêu cầu]

- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ

Luật sư sẽ thay mặt DN làm việc tại Cục SHTT cho tới khi DN nhận lại được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được gia hạn hiệu lực mà DN không cần phải trực tiếp tới Cục SHTT hay quan tâm bất kỳ vấn đề nào liên quan tới thủ tục gia hạn.

5. Một số trường hợp nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ

  • Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận
  • Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng liên tục 5 năm;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ - Công ty Luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề