Ví dụ về tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Theo phép biện chứng duy vật, các mối liên hệ đều có ba tính chất chung nhất, đó là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

-     Thứ nhất, tính khách quan của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyên hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng [hoặc trong bản thân chúng] là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

Ví dụ, mối liên hệ ràng buộc và tương tác [theo lực hút - đẩy] giữa các vật thể; mối liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường [đồng hoá - dị hoá]; mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hoá trên thị trường; mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy của con người,... đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.

-    Thứ hai, tính phổ biến của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

Ví dụ: mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao đổi chất với môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi trường sống cũng là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực tiếp và gián tiếp…

-    Thứ ba, tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ

Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều mối liên hệ khác nhau [bên trong và bên ngoài, trực tiếp và crián tiếp, cơ bản và không cơ bản... chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật đó; đồng thời, mỗi mối liên hệ đó lại có những biểu hiện phong phú khác nhau trong những điều kiện cụ thể khác nhau...

Loigiaihay.com

-      Khái niệm nguyên nhân và kết quả với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Những sự biến đổi đó được gọi là kết quả.

Ví dụ, sự tác động của dòng điện lên dây dẫn [nguyên nhân] khiến cho dây dẫn nóng lên [kết quả]; hoặc sự tác động qua lại của cung và cầu đến quá trình thực hiện giá cả [nguyên nhân] của hàng hoá khiến cho giá cả xoay quanh giá trị của hàng hoá [kết quả].

-     Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó

+ Quan hệ “nhân - quả” là quan hệ có tính tất yếu khách quan: không có nguyên nhân phi kết quả và ngược lại không có kết quả nào [sự biến đổi nào] không có nguyên nhân của nó. Đây là quan hệ có tính quy luật, trong đó nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả; kết quả luôn phụ thuộc tất yếu vào nguyên nhân. Do vậy, khi nắm bắt được nguyên nhân có thể dự báo được kết quả xảy ra và ngược lại, trước mỗi sự biến đổi cần đặt vấn đề nghiên cứu xác định nguyên nhân của nó bởi vì không có kết quả nảo không do những nguyên nhân nhất định.

Ví dụ, khi khảo sát [đo đạc, tính toán,...] được thực trạng của các nhân tố tác động đến sự biến đổi của khí hậu, người ta có thể dự báo trước được những diễn biến của thời tiết sẽ diễn ra trong thời gian gần hoặc xa.

+ Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ hết sức phức tạp, đa chiều: một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả [chính, phụ,...] ngược lại, một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân [chính, phụ,...]. Kết quả là cái xảy ra sau nguyên nhân, nhưng khi kết quả đã xuất hiện thì kết quả này lại có thể tác động trở lại các nhân tố vốn là tác nhân sản sinh ra nó; đồng thời, nó cũng có thể lại trở thành nguyên nhân tạo ra những biến đổi mới. Đó cũng chính là mối quan hệ chuyển hoá biện chứng của quan hệ “nhân - quả”. Vì vậy, không thể đơn giản hoá việc phân tích và giải quyết các mối quan hệ “nhân - quả” trong thực tế; mặt khác cũng có thể sử dụng tính phức tạp này để lựa chọn phương án tối ưu trong thực tiễn.

Ví dụ, hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự biến đổi của môi trường sự sống trên trái đất; ngược lại, chính những biến đổi theo chiều hướng không tốt hiện nay lại trở thành nguyên nhân tác động trở lại theo chiều hướng bất thuận lợi cho hoạt động của con người...

Loigiaihay.com

NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ. 1. Định nghĩa. - Nguyên nhân: là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định. - Kết quả: là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Ví dụ: - Đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản -> Cách mạng vô sản [khách quan]. - Sự biến đổi mầm mống trong hạt lúa [nguyên nhân] -> Cây lúa [kết quả]. - Bão [nguyên nhân] -> thiệt hại mùa màng [kết quả xấu] - Thực hiện đường lối đổi mới là nguyên nhân, mục tiêu dân giàu … là kết quả. - Chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân của chiến tranh xâm lược 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. - Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả; kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Ví dụ: + Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản [là nguyên nhân bao giờ cũng có trước để dẫn đến cuộc cách mạng vô sản với tính chất là kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau] + Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bao giờ cũng phải xuất hiện trước còn cây lúa là kết quả nó xuất hiện sau. + Bão [nguyên nhân] xuất hiện trước, sự thiệt hại của hoa màu, mùa màng do bão gây ra thì phải xuất hiện sau. + Người bị ô tô chèn chết đấy là kết quả xấu nhất nguyên nhân của nó là do việc thực hiện luật lệ giao thông không đúng [không nghiêm chỉnh thực hiện luật lệ giao thông]. Chú ý: Tuy nhiên không phải mối liên hệ nối tiếp nào cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: - Ngày không phải là nguyên nhân của đêm - Mùa xuân không phải là nguyên nhân của mùa hè. [Nguyên nhân của ngày và đêm là do quả đất quay một trục và quả đất tự quay xung quanh mặt trời 365 ngày và hình thành 4 mùa xuân, hạ, thu đông…] Một kết quả thường không phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân cũng có thể nảy sinh ra nhiều kết quả. Ví dụ: Công cuộc cách mạng của chúng ta thắng lợi, giải phóng miền nam thống nhất đất nước nó là kết quả của nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính là do dân tộc ta quyết tâm [thà quyết hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ]. Dưới sự ủng hộ của các nước, các dân tộc xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Thầy giáo truyền đạt kiến thức cho học sinh [một nguyên nhân] là nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả học tập đạt được của họ. Cùng một nguyên nhân như vậy nhưng lại dẫn đến nhiều kết quả khác nhau đối với từng học sinh. Có những học sinh đạt kết quả học tập giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Đốt lửa vào ngọn đèn dầu [Nguyên nhân] nó sinh ra kết quả. Kết quả thứ nhất: có ánh sáng để cho mọi người học tập và làm việc. Kết quả thứ hai: Bấc ngắn, dần cạn đi. Kết quả thứ ba: làm tăng nhiệt độ môi trường.

Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động của vật chất, không có một hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không được xem một kết quả nào là kết quả cuối cùng. [Đọc Ăng Ghen trang 174 giáo trình]

Ví dụ: Lực lượng sản xuất -> Quan hệ sản xuất = Phương thức sản xuất mới được nguyên nhân phá bỏ quan hệ sản xuất cũ [kết quả] thể hiện lực lượng sản xuất mới mâu thuẫn quan hệ sản xuất cũ. Quả trứng -> Gà con -> Quả trứng KQ [NN của QTSSản] Kết quả [nguyên nhân] Kết quả [nguyên nhân] Quả dừa -> Cây dừa -> Quả dừa 3. Ý nghĩa và phương pháp luận. - Mối liên hệ nhân quả có tính chất kết quả, không có một sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân tồn tại, vì vậy mối quan hệ nhân quả trang bị cho chúng ta quan điểm đúng đắn về quyết định luận duy vật và khẳng định vai trò của con người trong việc vận dụng của quy luật vì mục đích sống của mình. - Mỗi sự vật và hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân [bên trong hay bên ngoài, chủ yếu hay thứ yếu, trực tiếp hay gián tiếp].

Kết quả do nguyên nhân gây ra nhưng nó không tồn tại một cách thụ động [vì vậy phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển].

Việc nắm vững cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả sẽ rất giúp ta xây dựng được nhiều phương pháp hiệu quả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Sau đây là quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù này.

I. Khái niệm nguyên nhân và kết quả

– Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.

– Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Ví dụ: Sự tác động qua lại giữa chiếc dùi và mặt trống là nguyên nhân của tiếng trống kêu. Tiếng trống kêu là kết quả của sự tác động giữa chiếc dùi và mặt trống.

– Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ.

Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.

Ví dụ: Việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc gia tham chiến.

– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả. Ví dụ như áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác…

Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

Ảnh minh họa: odclick.com

Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.

Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán.

2. Tính phổ biến

Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định.

Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra được nguyên nhân hay chưa.

3. Tính tất yếu

– Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.

– Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.

Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.

III. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua lại như sau

1. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả. Ví dụ: Ngày không phải là nguyên nhân của đêm và ngược lại.

– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

– Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2. Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.

Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ của nước trong chậu sẽ tang lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.

3. Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối cùng.

IV. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

1. Trong nhận thức

– Vì mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng trong chính thế giới của hiện tượng chứ không thể ở bên ngoài.

– Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần tìm trong những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

– Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý dấu hiệu đặc trưng này.

– Vì một hiện tượng có thê do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như từng tổ hợp khác nhau của chúng. Từ đó ta mới có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.

– Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó là kết quả.

2. Trong hoạt động thực tiễn

Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yêu nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động thực tiễn. Khi hành động, ta cần chú ý:

– Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.

– Muốn cho hiện tượng xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết. Vì hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời nên cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp thích hợp.

– Trong hoặt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong. Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng.

– Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó, ta cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân quả khách quan.

8910X.com

Xin mời các bạn đưa ra một vài bình luận để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại câu hỏi ở phần comment để mình có thể giải đáp khi thời gian cho phép nhé!

Sáu cặp phạm trù cơ bản: 

Bài liên quan:

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề