Tiếp địa RS4 là gì

Tiếp địa hay còn gọi là tiếp đất, hoặc là nối đất. Đây là một phương pháp giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị viễn thông, thiết bị điện điện, điện tử.

Tiếp địa hay còn gọi là tiếp đất, hoặc là nối đất. Đây là một phương pháp giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị viễn thông, thiết bị điện điện, điện tử.

Tiếp địa dùng để làm gì?

- Tăng sự an toàn cho người
- Tăng độ tin cây cho hệ thống, đảm bảo phục vụ khách hàng tốt hơn

- Cải thiện sự hoạt động của hệ thống:

+ Giảm mức nhiểu xung quanh + Tăng độ tin cậy cho hệ thống + Giảm hư hỏng thiết bị

+ Tăng tuổi thọ cho các thiết bị

Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa thiết bị chống sét:

- Cọc tiếp địa

  • Thường dùng cọc đồng đường kính từ 14mm trở lên, dài 2m.
  • Chiều sâu và số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất từng vùng, làm sao khi kiểm tra điện trở đo được dưới 10 Ohm.
  • Các cọc phải nối với nhau bằng dây đồng, hàn hoặc bắt bằng bulon đồng.
  • Dây tiếp đất này được nối với vỏ kim loại của các thiết bị điện trong nhà.

- Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.

  • Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
  • Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
  • Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.

- Chôn các điện cực xuống đất.

  • Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn [nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc].
  • Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.
  • Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
  • Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
  • Hàn hóa nhiệt: Dùng các loại thuốc hàn EXOWELD, LEEWELD, KUMWELL  để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
  • Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
  • Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
  • Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.
  • Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm [vị trí hố kiểm tra điện trở đất].

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN LONG
 Hotline0983 224 351 | Phone: 08 66 858 171
♟ Địa chỉ: 
111/17 Bình Thành, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, Tp.HCM
ⓦ Tham khảo//bit.ly/he-thong-tiep-dia

Chống sét Thiên Long

Trong điều kiện thời tiết thất thường của Việt Nam, mưa bão diễn ra thường xuyên kèm theo sấm, sét rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến các thiết bị, máy móc mà còn đe dọa đến tính mạng của con người. 

Do đó, việc lắp đặt, sử dụng hệ thống chống sét là điều rất cần thiết. Hệ thống chống sét bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, trong đó không thể bỏ qua cọc tiếp địa. Vậy cọc tiếp địa là gì và nó có vai trò như thế nào trong hệ thống chống sét? 

Trong bài viết này, Quang Hưng xin chia sẻ đến bạn một vài thông tin hữu ích về thiết bị này.

Cọc tiếp địa là một thanh kim loại vót nhọn 1 đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại có đế bằng và ren để dễ dàng nối các dây cọc với nhau.

Đây được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét. Người ta ví cọc tiếp địa giống như nền móng của ngôi nhà, chúng giúp hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả.

Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, cọc tiếp địa được chia thành 3 loại khác nhau là:

+ Cọc tiếp địa bằng đồng

+ Cọc tiếp địa mạ đồng

+ Cọc tiếp địa mạ kẽm

Mỗi loại cọc tiếp địa lại có những ưu điểm khác nhau. Tùy vào tình hình tài chính mà chọn loại cọc cho thích hợp.

Cọc tiếp địa của hệ thống chống sét dùng để phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện. Do đó, nó thường được chôn sâu và liên kết với nhau bởi cáp đồng M70 bằng mối hàn nhiệt.

Cọc tiếp địa sẽ được đóng theo 2 cách là: Đóng cọc trực tiếp và khoan giếng thả cọc. Tùy theo yêu cầu cũng như thiết kế công trình mà sử dụng số lượng cọ và đóng cọ sao cho thích hợp nhất. Nhờ đó vừa mang lại hiệu quả đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, nhân công.

Lưu ý, các cọc tiếp địa đều được vạt nhọn giúp bạn dễ dàng đóng chúng xuống đất. Phải đóng cọc cách móng ít nhất 1m. Thiết bị này sẽ nối với dây truyền sét từ các kim thu sét xuống. Trong quá trình thi công nếu thấy nền đất quá khô cằn, pha nhiều cát sỏi thì nên kết hợp thêm hóa chất để giảm điện trở.

Ngoài ra, khi kết thúc thi công hệ thống chống sét cần:

- Điện trở luôn phải đạt

Chủ Đề