Vì sao con gái sợ yêu

Thử nhìn lại chuỗi sự kiện diễn ra trong cuộc sống, không khó để thấy rằng sau mỗi niềm vui là sự xuất hiện của nỗi buồn, thương tổn và ngược lại. Tình yêu cũng là một trong những “tác nhân” đóng góp cho chuỗi cảm xúc đó. Phải lòng ai đó giống như bạn vừa ngồi vào chiếc ghế của trò chơi tàu lượn siêu tốc. Tất cả mọi cảm xúc, điều gì xuất hiện trước mắt [dù đã định đoán] bạn cũng không thể nào kiểm soát được. Nhiều người trưởng thành chọn từ bỏ tình yêu như một cách hạn chế các cảm xúc tiêu cực để bảo vệ chính mình. Không hề vô cớ cho sự lựa chọn này, dưới đây là một số lý giải về nguyên nhân của chứng “sợ yêu”.

Ngại tìm hiểu lại từ đầu

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, chúng ta cũng đều bước qua giai đoạn tìm hiểu trước khi quyết định mở lòng cùng một ai đó. Trải qua đủ nhiều cung bậc cảm xúc từ những mối tình trước cùng những thăng trầm trong cuộc sống đã làm cạn dần hứng thú của người lớn với một mối quan hệ mới. Họ gần như biết rõ về những câu hỏi, quá quen thuộc với từng giai đoạn tiến triển, thậm chí là kết thúc thường thấy trong tình yêu. Thật vậy, sự chán ngán ấy đã vô tình trở thành lý do cho việc sợ yêu của nhiều người.

Sợ tổn thương

Theo các nhà nghiên cứu, khi chấp nhận đặt niềm tin và tình cảm vào một người, não bộ sẽ kích thích sản sinh dopamine – hormone kích thích niềm vui và sự hưng phấn. Ngoài ra, khi tâm trạng thoải mái, con người có xu hướng thiếu cảnh giác, giảm đi tính phòng vệ dành cho đối phương.

Phải lòng một ai đó giống như tham gia trò chơi tàu lượn siêu tốc. Vừa sung sướng, hạnh phúc tận cùng mới đây, bạn có thể ngay lập tức chạm đáy nỗi sợ hãi, đau đớn tột cùng. Tất cả mọi cảm xúc, những điều sẽ xảy ra [dù cố gắng định đoán] bạn cũng không thể nào kiểm soát được. Sự tổn thương có thể đến từ nhiều nguyên do như bất đồng quan điểm, sự phản bội hoặc sự ra đi đột ngột của người ấy. Nếu từng kinh qua cảm giác “tan lòng nát dạ”, ai rồi cũng sẽ một lần sợ yêu.

Sợ thay đổi

Không chỉ giúp ta trưởng thành, sự thay đổi cảm xúc theo thời gian còn khiến ta thu mình lại và đưa ra những lựa chọn an toàn hơn. Trong khi, tình yêu cần nhiều sự cởi mở. Bắt đầu một mối quan hệ mới cũng đồng nghĩa với việc đời sống cá nhân của bạn phải thay đổi ít nhiều. Lề lối sinh hoạt hàng ngày, các kế hoạch, dự định tương lai giờ đây sẽ có thêm sự hiện diện của một gương mặt mới. Cả hai bạn sẽ phải thay đổi và sắp xếp lại mọi thứ để thích nghi. Quá trình đi đến sự thống nhất hiển nhiên sẽ cần sự lắng nghe, chấp nhận, đôi lúc là thỏa hiệp. Sự xáo động vui vẻ này có thể là nút F5 ở một số người, nhưng chúng cũng được xem là không đáng với nhiều người khác. Những người trưởng thành thà chọn sợ yêu hơn là mất đi sự bình yên cố hữu, dù lắm lúc cô đơn.

Đối diện với quá khứ

Dù có gặp gỡ người mới, không gì đảm bảo rằng bạn sẽ không gặp lại những hình ảnh, tình huống có thể nhắc nhớ bạn về chuỗi ngày tháng xưa cũ, nếu từng gặp quá khứ không vui. Thật vậy, những rạn nứt, tổn thương từ mối quan hệ trước đây hoặc thời thơ ấu có tác động rất lớn đến nhận thức, tình cảm của một người. Theo tiến sĩ tâm lý Pat Love, những ký ức mang phần tiêu cực trong quá khứ có thể làm chúng ta cảnh giác và không muốn “mở lòng” trước những mối quan hệ mới. Những ký ức khó quên ấy là nguyên nhân cho trạng thái sợ yêu.

Nghi ngờ giá trị bản thân

Một số người vì tổn thương mà sợ yêu, nhưng lại có số khác “xa lánh” tình yêu vì những “tranh đấu” trong tâm hồn. Mỗi người đều có những quy chuẩn riêng cho bản thân cũng như các mối quan hệ xã hội. Kỳ vọng quá cao về chuyện tình cảm có thể khiến người trưởng thành hụt hẫng về chính mình khi chưa làm được cho đối phương điều gì đó. Những dằn vặt, tự vấn trong tâm hồn có thể làm giảm giá trị của chính họ. Một cách nào đó, bạn quên mất rằng anh chàng nhà bên để mắt đến bạn cũng bởi chính cá tính của bạn.

Sự bất bình đẳng trong tình yêu

Khi yêu một người, ai cũng muốn tấm chân tình của mình được thấu hiểu và đáp trả, hơn thế nữa là sở hữu vị trí hàng đầu trong lòng người ấy. Tuy nhiên, thực tế lại hiếm khi như những gì ta vẫn nghĩ. Không phải lúc nào bạn thích một người nghĩa là người ấy cũng có tình cảm với bạn. Sự bình đẳng là khái niệm hết sức mơ hồ trong tình yêu. Ngay cả khi đã thành một đôi, tình cảm và độ thể hiện tình cảm giữa hai người vẫn rất khác nhau. Phần lớn sẽ có một người yêu nhiều hơn và ngược lại. Khi không đủ mạnh mẽ, cảm giác cho đi rất nhiều nhưng nhận không tương xứng có thể trở thành nguồn gốc của nỗi sợ yêu. Tuy nhiên, tình yêu là thứ thuộc về cảm xúc, nếu quá rạch ròi, đong đếm, bạn sẽ không thể nào cảm nhận được tinh túy của chúng.

Khoảng cách với gia đình, bạn bè

Lúc độc thân, gia đình và bạn bè là “căn cứ” vững chãi trong lòng bạn. Dù chứng kiến nhiều thay đổi về mặt thời gian, hai hậu phương này vẫn luôn dành sự yêu thương vô điều kiện cho bạn. Tuy nhiên, khoảnh khắc bắt đầu mối quan hệ mới có thể tạo ra khoảng cách giữa bạn và “căn cứ” của mình vì họ đã không còn là ưu tiên số 1. Điều này chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người trưởng thành sợ yêu và cho đó là một thử thách.

Tình yêu những tưởng vẫn luôn là thứ được mọi chàng trai, cô gái khao khát, nhưng không ít người vẫn lựa chọn an yên với cuộc sống độc thân.

Tận sâu trong lòng những người này có một nỗi sợ vô hình với tình yêu. Số lượng những người sợ yêu ngày càng nhiều, đến mức khoa học còn nghiên cứu và phát hiện ra hội chứng sợ yêu Philophobia.

Lí do thường xuất phát từ chính những mặt trái của tình yêu. 

Những kẻ sợ yêu thường cảm thấy lo lắng khi đối mặt trước mọi mối quan hệ tình cảm nam nữ. Họ sợ bị lừa dối, sợ mất thời gian dành cho công việc, sợ tổn thương, sợ sau này chia tay,… và hàng loạt nỗi sợ không tên khác. 

Yêu - với họ, mang tính rủi ro cao và cần được tránh xa.

Cần phải vượt qua qua nhiều nỗi lo trước khi đến với tình yêu.

Ngọc Phượng [23 tuổi, Gò Vấp, TP.HCM] từng trải qua một mối tình thời năm 3 đại học. Sau khi tình yêu đổ vỡ, cô thu mình trước những mối quan hệ "tiềm năng". 

"Mình không muốn trở lại cảm chia tay thêm một lần nào nữa. Bản thân mình cũng khá yếu đuối trong chuyện tình cảm, không thể từ bỏ dễ dàng. Vì vậy, hiện tại mình luôn từ chối mọi mối tại công ty để giữ cuộc sống luôn tự do, thoải mái".

Sợ yêu, vì sợ tan vỡ

Phượng thuộc tuýp sợ bị tổn thương trong tình yêu. Những người như cô thường đề phòng trước những mối quan hệ tiếp theo trong cuộc đời. Vấn đề dẫn đến sự đổ vỡ với tình cũ trở thành rào cản với tình mới.

Số khác, dù chưa có một mảnh tình vắt vai, cũng trở nên cảnh giác. Lê Đức Anh [Cầu Giấy, Hà Nội] tâm sự: "Cũng nhiều lần đôi bên có cảm tình với nhau, nhưng khi có vẻ rất "gần", mình lại không dám tiến đến tiếp. Mình nghĩ nếu lỡ tỏ tình thất bại, hoặc chia tay thì sẽ mất luôn bạn ấy".

Lo lắng của Đức Anh cũng là nỗi niềm của nhiều bạn trẻ. Họ luôn tâm niệm rằng bản thân không đủ dũng khí để bắt đầu mối quan hệ với bất kì ai. 

Trước những "tấm gương" đổ vỡ tình cảm xung quanh, họ mặc định tình yêu là một trò chơi quá mạo hiệm. Cái giá phải trả cho việc trao đi tình cảm là những thương tổn không gì đong đếm được.

Vì vậy, theo Đức Anh, không yêu thì sẽ không có đau khổ. "Nếu yêu đương khiến mình trở thành kẻ bi luỵ, lúc nào cũng dằn vặt vì người yêu, mình thà chọn độc thân nhưng vui vẻ còn hơn" - Đức Anh cho biết.

Thà không bắt đầu, để không phải sợ kết thúc

Những người sợ yêu luôn nằm trong chiếc kén an toàn

"Càng là người quan trọng, có ý nghĩa với chúng ta, chúng ta càng sợ mất. Không chỉ phải đối mặt với nỗi sợ đánh mất người mình yêu mến, chúng ta còn lo lắng cho chính tâm lý của bản thân. 

Cuộc sống của bạn có thể sẽ thêm ý nghĩa và thú vị khi có người ấy, vì vậy cảm giác về việc người đó biến mất càng trở nên đáng sợ hơn" - Tiến sĩ  tâm lý Lisa Firestone [Giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu và Giáo dục Glendon, California, Mỹ], giải thích lí do trong hàng loạt trường hợp "sợ yêu".

Nhiều bạn trẻ lại cảm thấy hài lòng với cuộc sống đang có. Duy Minh [25 tuổi, hướng dẫn viên du lịch, Hà Nội] thừa nhận, cuộc sống của anh chàng tương đối đầy đủ. 

"Một ngày của mình dành cho việc đi làm, đi chơi với bạn bè cũng đủ vui rồi. Có thêm người yêu thì cũng tốt, mà không có cũng không sao" - Minh chia sẻ.

Anh chàng còn cho biết chưa sẵn sàng từ bỏ cuộc sống hiện tại để đưa thế giới của mình thu bé lại "vừa bằng một cô gái". 

Yêu là sẽ phải gạt bỏ nhiều thứ xung quanh khác. Trong khi tình yêu dù có đẹp cũng sẽ có thể biến mất, tình bạn không như thế.

Tình yêu thời hiện đại mang nhiều rủi ro hơn thời "ông bà anh", khiến các bạn trẻ dần cẩn trọng hơn với từng quyết định. 

Nếu thấy ai đó mãi không có người yêu, chưa chắc họ đang ế. Lý do đơn giản có thể là họ đang có những nỗi sợ riêng chưa thể vượt qua.

Cách mạng tình dục ngầm của giới trẻ Hàn Quốc

Không yêu, xin đừng 'thả thính'

QUỲNH CHI

Video liên quan

Chủ Đề