Vì sao việt nam ko có tuyết

Hiện tượng tuyết rơi đã không còn quá xa lạ vì chỉ cần lên Sa Pa [Lào Cai] vào đúng thời điểm, bạn đã có thể tận mắt chứng kiến khung cảnh tuyết rơi trắng xóa phủ khắp các ngôi nhà, cánh đồng tại đây. Nhưng trong 3 ngày qua, thời tiết tại một số khu vực vùng núi cao như Gia Lai, Yên Bái, Mẫu Sơn và một số nơi khác tại Việt Nam có hiện tượng giảm mạnh nhiệt độ, có nơi xuống tới -4.4 độ C vào lúc 13h trưa ngày 24/01 và tuyết cũng bắt đầu rơi điển hình tại Mẫu Sơn, Lạng Sơn.

Hãy cùng Việt Mỹ điểm qua 10 khu vực đang có tuyết rơi bao phủ tại Việt Nam nhé!!

1. Đỉnh Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Là nơi có lượng tuyết rơi nhiều và dày đặc nhất vùng, có vài con đường độ dày của tuyết lên đến 3cm. Khiến các phương tiện giao thông bị cấm di chuyển 2 chiều ở Mẩu Sơn để bảo đảm an toàn. Nhiệt độ tầm -4 độ C và dự kiến sẽ lạnh hơn đến -5 độ C.

2. Sa Pa, Lào Cai

Tuyết rơi ở Sa Pa, Lào Cai không phải là điều bất ngờ nhưng thường chỉ diển ra trong vòng vài tiếng rồi ngừng rơi. Nhưng nay lại khác, tuyết rơi khá nhiều và lâu nên những ai đang ở Hà Nội biết tin tuyết rơi đều có thể kịp thời chạy xe lên Sa Pa để tận mắt chiêm ngưỡng.

3. Đỉnh Tà Xùa, Yên Bái

Là 1 trong 10 ngọn núi cao nhất ở Việt Nam và dĩ nhiên nhiệt độ ở đây cũng đang ở mức khá thấp, tuyết rơi phủ trắng các con đường đèo và các sườn đồi. Cộng thêm mưa phùn làm hạn chế tầm nhìn của người đi đường. Các phượt thủ có đến đây để chinh phục núi nên hết sức cẩn trọng vì đường khá trơn trượt.

4. Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội

Là một trong những sự kiện hiếm hoi đáng chú ý nhất của người dân Hà Thành, vì chẳng cần phải lên tận Sa Pa hay Mẫu Sơn bạn vẫn có thể tận mắt nhìn thấy và nghịch đùa với tuyết tại vườn quốc gia Ba Vì. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Ba Vì xuất hiện tuyết rơi phủ trắng các lối mòn cùng nhưng cây cổ thụ lớn. [Vườn quốc gia Ba Vì cách trung tâm thủ đô Hà Nội 40km]

5. Mộc Châu, Sơn La

Được biết đến là nơi nghĩ dưỡng, lý tưởng cho những ai muốn thả mình vào không khí yên tỉnh và thanh bình của vùng quê. Mộc Châu nay lại càng lãng mạng hơn với hình ảnh tuyết rơi bên khung cửa, tuyết bao phủ các mái nhà, đồng cỏ. Thật may mắn nếu bạn và “người ấy” có thể cùng nhau ngắm nhìn cảnh tượng thật lãng mạn đó phải không nào.

6. Đỉnh Vạn Cung, Bắc Giang

Chiều ngày 24/01 tại đỉnh núi Vạn Cung, tỉnh Bắc Giang cũng đã xảy ra hiện tượng băng giá. Các cành cây trên sườn núi đều bị đóng băng hoàn toàn.

7. Buộc Mú, Nghệ An

Tọa lạc tại vùng miền núi biên giới Việt – Lào, nhiệt độ nơi đây vẫn còn đang âm, có khi âm đến 5 độ C. Đường sá nơi đây bình thường đã khó di chuyển, nay còn khó khăn hơn vì lượng tuyết rơi khá dày, có chổ sấp sỉ 30cm.

8. Đỉnh Yên Tử, Quảng Ninh

Tuy tuyết nơi đây không rơi nhiều và dày như các địa điểm trước nhưng cũng đủ để tạo ra các còn đường đèo trắng xóa lên Yên Tử. Nhiệt độ được do trong đêm 24/01 là -1 độ C và chưa có dấu hiệu tăng tăng lên.

9. Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Tuyết nơi đây rơi cũng khá nhiều nhưng chỉ tập trung ở phần đỉnh núi. Dưới thị trấn, hiện tượng băng giá làm các nhánh hoa bị đông cứng lại trong suốt như bị cho vào ngăn đá tủ lạnh trông cũng khá bắt mắt.

10. Mèo Vạc, Hà Giang

Vì nằm ở trên cao, khí hậu trong năm luôn lạnh hơn bình thường, nên khi toàn miền Bắc và Trung Trung Bộ giảm mạnh nhiệt độ khắp các vùng miền, Mèo Vạc cũng bị ảnh hưởng và tuyết rơi là hiện tượng khó tránh khỏi.

Tuyết rơi là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hiếm gặp nhưng đi kèm với nó là những tác hại khôn lường khi hàng loạt gia xúc, gia cầm không thể chịu nổi đợt rét kỷ lục trong vòng 30 năm nay.

Mong rằng chính quyền các cấp có thể kịp thời đưa ra những phương án hiệu quả nhất, để hạn chế thiệt hại cho người dân cũng như những người vô gia cư có nơi trú rét an toàn trong đợt tết nguyên đán sắp đến.

Đại lý vé máy bay Việt Mỹ – Nơi cập nhật những tin tức du lịch hữu ích của bạn.

[Techz.vn] Trước việc những địa phương như Hà Nội hay thậm chí là một tỉnh miền Trung như Nghệ An lần đầu chứng kiến cảnh tuyết rơi, câu hỏi được đặt ra là tại sao tuyết lại rơi ở Việt Nam nhiều đến vậy?

Bài viết liên quan

Miền Bắc Việt Nam đã chứng kiến những đợt rét bất thường trong những ngày qua. Không chỉ các địa điểm vùng núi như Sapa, Mẫu Sơn chìm trong tuyết, mà ngay cả khu vực Tam Đảo hay Ba Vì thời tiết cũng biến đối bất thường và bắt đầu xuất hiện băng giá.

Trước những biến chuyển xấu bất thường của thời tiết, câu hỏi mà nhiều người đặt ra là tại sao lại có tuyết rơi ngay cả ở một nơi chưa từng có tuyết như Hà Nội?

Hình ảnh tuyết rơi bất thường tại Nghệ An, một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ vốn được biết đến với gió lào, cát trắng. [Ảnh: Báo Nghệ An]

Về mặt khoa học, điều kiện để có tuyết phụ thuộc rất nhiều vào rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là độ ẩm và nhiệt độ không khí. Tuyết hình thành khi nhiệt độ không khí bằng hoặc thấp hơn 0 độ C [32 độ F], và trong không khí phải có độ ẩm. Bản chất của tuyết là hơi nước đóng băng, nên nếu không khí quá khô, tuyết sẽ không thể xuất hiện dù có lạnh đến bao nhiêu đi chăng nữa.

Tuyết hiếm khi xuất hiện tại Việt Nam bởi để có tuyết phải có sự phối hợp của cả 2 yếu tố gồm những đợt không khí lạnh tràn về ở tầng thấp kèm theo dòng tuyết ở tầng cao. Nếu chỉ có một trong hai yếu tố trên thì tuyết không thể xuất hiện. Và cả 2 yếu tố đó đều đã xuất hiện trong đợt rét bắt đầu từ đêm ngày 23/1, rạng sáng 24/1 vừa qua.

Điều đó đã khiến không chỉ tại thủ đô Hà Nội mà ngay cả những tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hoá cũng chứng kiến sự xuất hiện của băng tuyết. Cá biệt là tại Nghệ An, tuyết rơi thành lớp dày đặc phủ trắng mặt đường và cây cối dù địa phương này chưa từng bao giờ chứng kiến hiện tượng tuyết rơi.

Mưa tuyết bất thường cũng đã ghi nhận tại Hà Nội. 

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn, những hiện tượng như thế này không mang tính quy luật. Nó là biểu hiện của những hình thái thời tiết cực đoan mà biến đổi khí hậu Trái đất gây nên.

Nguyên nhân sâu xa của những thay đổi bất thường này là hiện tượng Elnino gây ra bởi việc nóng lên toàn cầu và những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.

Cùng với việc nóng lên của khí hậu Tr&aacuaacute;i đất, băng sẽ dần chảy ra ở cực Bắc, điều đó dẫn đến  khí hậu tại khu vực này cũng sẽ ngày một ẩm hơn. Độ ẩm cũng chính là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành nên tuyết.

Khi nhiệt độ ngày một nóng hơn, thể tích của không khí sẽ nở ra và tạo điều kiện cho độ ẩm trong không khí tăng lên. Lượng ẩm tăng cao vào mùa hè, khi gặp khí lạnh của mùa đông sẽ kéo theo đó những đợt tuyết rơi dày đặc hơn tại các vùng phía Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia gánh phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hiện tượng biến đổi khí hậu. 

Nếu xét trên bình diện quốc tế, việc trời trở lạnh bất thường, tuyết rơi ở Việt Nam và những cơn bão tuyết lớn đổ bộ trên toàn nước Mỹ còn bởi sự xuất hiện của một yếu tố mang tên hiện tượng dao động Bắc Cực [Arctic Oscillation - AO].

Dao động Bắc cực ảnh hưởng đến số lượng các khối không khí Bắc cực thâm nhập vào phía nam. Dưới tác động của nhiều yếu tố, dao động Bắc Cực lần này tạo nên một áp suất lớn quanh vùng cực, đẩy khối không khí lạnh xuống các vùng vĩ độ thấp hơn.

Kết quả của điều này là vùng cực sẽ có mùa đông lạnh hơn rất nhiều. Không khí lạnh ở vùng trung tâm Siberia [Nga] tràn qua Trung Quốc đã gây ra đợt rét kỷ lục trong 30 năm qua ở nước này, nhiệt độ thấp nhất xuống gần -48 độ C, phần lớn diện tích đất nước bị băng bao phủ. Luồng không khí này sau đó cũng tràn qua Việt Nam. Dù đã yếu đi đáng kể nhưng nó vẫn gây ra đợt rét khốc liệt ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Video liên quan

Chủ Đề