Vì sao giá dầu giảm hoặc tăng

Trước thực trạng giá xăng dầu giảm mạnh trong tháng 7 nhưng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn tăng, ngày 3.8, Bộ Tài chính đã có văn bản làm rõ vấn đề này. Theo đó, cơ quan này đưa ra nhiều tác động như giá nguyên vật liệu đầu vào, mức độ tồn kho, năng lực sản xuất, nhu cầu biến động mang tính mùa vụ...

Đặc biệt, một số mặt hàng có giá nguyên liệu đầu vào tăng trong một thời gian dài nên chưa thể giảm ngay hoặc cần độ trễ sau khi giá xăng dầu giảm...

Đơn cử, giá thịt lợn và một số loại thịt gia cầm tăng do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá thủy hải sản tươi sống tăng do giá nhiên liệu tăng; giá trứng các loại tăng do đang vào mùa sản xuất bánh Trung thu.

"Giá vật liệu xây dựng và nhân công sửa chữa nhà ở tăng lên do nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng; giá dịch vụ vận tải tăng do vào mùa cao điểm du lịch; giá mặt hàng đồ uống tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mùa hè, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng...", Bộ Tài chính dẫn chứng.

Để tránh việc lợi dụng xu hướng tăng giá xăng dầu từ đầu năm hoặc cố tình kết cấu thêm những khoản chi phí ngoài để tăng giá bất hợp lý, Bộ Tài chính cho biết mới đây Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo kiểm soát chặt giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh.

Về giá cước vận tải, theo quy định hiện hành, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Bộ Tài chính là cơ quan phối hợp khi có yêu cầu.

"Đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo rà soát, tiết giảm chi phí để giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ đối với các dịch vụ vận tải do Nhà nước định giá thuộc thẩm quyền của bộ. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá, đề nghị cơ quan tiếp nhận kê khai rà soát mức giá kê khai dịch vụ vận tải phù hợp", Bộ Tài chính yêu cầu.

Giá xăng dầu giảm mạnh nhưng giá một số hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng cao đã đẩy lạm phát tháng 7 lên 3,59%. Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, CPI tháng 7 đã tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 7 tháng tăng 2,54% so với cùng kỳ; tín dụng tăng 16,6% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 77,5% dự toán, tăng 18,1%.

Cơ quan quản lý nhận định, từ nay đến cuối năm sẽ còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá nhất là giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất. Khi các gói trong Chương trình phục hồi của Chính phủ được triển khai quyết liệt cũng sẽ gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát do tổng cầu phục hồi tốt hơn, nhu cầu chi tiêu, du lịch của người dân tăng sau một thời gian dài bị hạn chế.

Từ đầu tháng 7 đến nay, giá xăng trong nước đã giảm hơn 7.000 đồng/lít, xuống quanh mức 24.500-25.600 đồng/lít, tương đương mức giá vào tháng 2. Mặc dù giá xăng đã 2 lần liên tiếp giảm sâu nhưng giá hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngược lại các mặt hàng tươi sống như rau củ, thịt cá lại có xu hướng tăng.

Theo Zing

Người dân mua thực phẩm tại chợ Tân Định, quận 1, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, sau khi giá xăng dầu hạ nhiệt, nhưng nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn còn "im ru". Có rất nhiều lý do để giải thích về nghịch lý này. Nhưng theo nhiều bạn đọc, điều này là chưa công bằng và không sòng phẳng với người tiêu dùng.

Tỏ ra rất thông cảm và chia sẻ với các tiểu thương, bạn đọc Quoc1305 đưa ra 5 lý do như sau:

Thứ 1: Mỗi khi lên giá người bán hàng phải giải thích cho khách hàng để họ hiểu và thông cảm rất là khó khăn, nên không phải muốn giảm giá là giảm.

Thứ 2: Đối với người bán hàng là tiểu thương, họ không có thời gian để mà theo dõi giá cả xăng dầu hay tính toán điều chỉnh giá cả tới lui nhiều lần như là doanh nghiệp nhà nước, vậy sẽ rất là phiền phức.

Thứ 3: Sau khi họ tăng giá nhưng khách hàng vẫn tới mua thì không có lý do gì họ lại đi giảm giá, vì giảm giá chính là giảm lương của chính họ.

Thứ 4: Mỗi khi xăng dầu lên giá, nhiều người bán hàng vẫn không lên giá mà vẫn cố gắng chịu đựng giữ giá thấp cho khách hàng. Như vậy xăng dầu lên giá ba bốn lần thì họ mới lên giá một lần. Cho nên khi xăng dầu xuống giá thì họ chưa chắc đã có lời như mọi người vẫn tưởng.

Thứ 5: Sau khi xăng dầu giảm giá nhưng chưa chắc là tất cả các tiểu thương đều giảm giá như nhau. Ví dụ như người A lấy hàng của người B, sau khi xăng dầu giảm giá thì người B giảm được một phần chi phí không nhỏ. Nhưng người B lại không giảm giá thì làm sao người A có thể giảm giá, như vậy một tiểu thương phụ thuộc vào rất nhiều nơi mà họ đã lấy nguyên liệu, những nơi đó không giảm giá nên họ cũng không thể giảm giá.

Sau khi đưa ra 5 lý do, bạn đọc này kết luận: "Tóm lại, người bán có lợi dụng xăng tăng để lên giá hay không thì chỉ có chính họ mới biết. Chúng ta không nên quơ đũa cả nắm, vì nhiều người bán hàng cũng không còn cách nào khác mà phải theo giá cả thị trường mà thôi".

Đồng tình với nhận định này, bạn đọc nickname thanhbinh bổ sung: "Để hàng hóa giảm giá, quả thực là điều không đơn giản. Bởi sau khi gồng mình không tăng giá do hậu quả từ đại dịch, nhờ xăng tăng giá mới có cơ hội ăn theo chính đáng, nay sao giảm được".

Cho rằng dù với bất kỳ lý do gì cũng không thể bỏ mặc người tiêu dùng, bởi xăng dầu đã giảm đến gần 1/3 so với trước đây, nhưng ngược lại hàng hóa, dịch vụ... vẫn "im ru" và đó là gánh nặng đè lên người lao động.

Về ý này, bạn đọc Nguyen Hoang Long viết: "Rau, củ, quả, gạo, mắm, muối, đường, bột ngọt, mì gói, các loại bún... là những thứ ngày nào trong tuần cũng phải ăn, chẳng lẽ uống nước máy mà sống được. Hàng mua trong siêu thị từ Tết đến nay chưa hề giảm, hoặc giảm rất ít. Thậm chí, có mặt hàng còn tăng".

Không chỉ kêu gọi hàng tiêu dùng phải giảm giá, một số bạn đọc còn cho rằng ở dịch vụ vận tải, hàng quán ăn uống cũng phải điều chỉnh cho người dân nhờ.

"Doanh nghiệp vận tải và các cơ sở kinh doanh mua bán hãy cùng chia sẻ với người dân lúc này, để công bằng với thực tế hiện nay. Xăng dầu đã giảm 20% mà giá cước xe, giá thực phẩm vẫn không giảm. Một bát phở 45.000 đồng lúc giá xăng dầu cao nhất thì hiện nay cũng bán với giá đó" - bạn đọc Toàn Nguyễn viết.

Theo bạn đọc Duy Anh, kiểu kinh doanh "té nước theo mưa" như thế đó là tư duy khôn vặt, không phải bây giờ mới xuất hiện, mà nó đã thành căn bệnh khó chữa. Chỉ khi chính quyền tổ chức những điểm bán hàng rộng rãi với giá thấp, mới hy vọng kéo giá giảm xuống.

Về giải pháp, bạn đọc Quoc1305 đề nghị: "Cốt lõi là Nhà nước phải có giải pháp cho vấn đề lạm phát càng nhanh càng tốt, nếu như chỉ tập trung giảm giá xăng dầu không thôi thì chắc chắn cũng không giải quyết được gì!".

Bạn đọc Thien thì cho rằng để hàng hóa trở về bình ổn như trước đây, Nhà nước phải đóng vai trò đầu tàu, đồng thời các cơ quan truyền thông, người dân... cũng phải quyết liệt lên tiếng mạnh mẽ.

"Nhà nước cần có quy định cụ thể theo dạng yêu cầu, người dân thì cần lên án mạnh mẽ hơn. Chứ cứ để như thế này thì dân khổ, lương không tăng mà cái gì cũng tăng, rồi đồng tiền mất giá là còn khổ nữa" - bạn đọc này viết.

Cuối cùng, xin trích lại ý kiến của bạn đọc Đinh Nghĩa PN và đây cũng là câu hỏi nhức nhối mà bất kỳ người tiêu dùng nào cũng cần lời đáp hợp lý: "Trước đây, khi giá xăng dầu tăng thì la làng đi kèm giá cước tăng, dịch vụ, hàng hóa tăng theo. Nhưng đến nay, khi giá nhiên liệu giảm thì sao giá cả chưa giảm? Có sòng phẳng với người tiêu dùng không?".

Theo bạn, ngoài vai trò điều phối của Nhà nước, cần phải làm gì để hàng hóa, dịch vụ... trở về vị trí bình ổn cho dân được nhờ?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến Tuổi Trẻ Online qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc địa chỉ email: và . Cảm ơn bạn!

Giá xăng giảm, sao giá cả chưa giảm?

TR.D tổng hợp

Các thùng dầu thô tại cơ sở của Tập đoàn Năng lượng Vermilion của Canada ở Parentis-en-Born, Pháp. [Ảnh: REUTERS/TTXVN]

Giá dầu đang có xu hướng quay trở lại mức cao ghi nhận được khi căng thẳng Nga-Ukraine mới bắt đầu và chưa có dấu hiệu sớm hạ nhiệt.

Giá dầu Brent có thời điểm vượt 124 USD/thùng, mức cao nhất kể từ giữa tháng 3/2022 sau khi Liên minh châu Âu [EU] thông báo sẽ giảm 90% dầu nhập khẩu của Nga từ nay đến cuối năm.

Sau đó, giá dầu đã giảm về quanh mức 117 USD/thùng, chủ yếu do đồn đoán Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ [OPEC] sẽ bơm thêm dầu.

Tuy nhiên, thông báo chính thức sau đó của OPEC cho thấy mức tăng không đủ để hạ nhiệt giá và kiềm chế lạm phát toàn cầu.

Lệnh cấm vận của EU và nhu cầu hồi phục tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng sẽ giữ giá dầu ở mức cao.

[Căng thẳng Nga-Ukraine đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh năng lượng toàn cầu]

Matt Smith, nhà phân tích dầu phụ trách khu vực châu Mỹ tại hãng phân tích Kpler, cho rằng giá dầu sẽ neo ở mức 3 chữ số thêm một thời gian nữa.

Ông cho biết thêm nếu nhu cầu của Trung Quốc tăng mạnh sau phong tỏa và sản lượng dầu của Nga tiếp tục giảm, việc giá dầu tăng lên lại mốc 139 USD/thùng ghi nhận được hồi đầu năm nay là có khả năng.

Châu Âu tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu Nga

Nhà phân tích Smith cho rằng ngay cả khi lạm phát tăng vọt trong bối cảnh kinh tế trì trệ, làm dấy lên rủi ro suy thoái, nhu cầu dầu thế giới cũng không giảm đủ mạnh để hạ giá như năm 2008. Vì vấn đề nằm ở nguồn cung, do vậy dù kinh tế suy thoái cũng không khiến giá dầu sụt giảm.

Ngày 3/6, EU chính thức thông qua lệnh cấm vận dầu Nga, nằm trong gói trừng phạt thứ 6 áp lên Moskva liên quan đến việc nước này tiến hàng chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2/2022. Phần lớn các nước EU sẽ có 6 tháng để giảm dần nhập dầu Nga, và 8 tháng với các sản phẩm khác từ dầu.

Theo nhà phân tích Smith, khối này có thể vẫn mua một số dầu từ Nga, đồng thời tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.

Dữ liệu của Kpler cho thấy nhập khẩu dầu của EU từ Angola đã tăng gấp ba lần kể từ khi bắt đầu căng thẳng, còn nhập khẩu dầu từ Brazil và Iraq tăng lần lượt 50% và 40%.

Roslan Khasawneh, nhà phân tích nhiên liệu tại Công ty dữ liệu năng lượng Vortexa, cho biết việc tìm kiếm nguồn dầu từ các địa điểm xa xôi hơn cũng vẫn khiến giá neo ở mức cao do chi phí vận chuyển sẽ tăng vì đi đường dài.

Các chính phủ có thể tung ra nhiều chính sách để hạ giá, trong đó có trợ giá nhiên liệu và áp trần giá xăng. Tuy nhiên, điều thế giới cần nhất hiện tại là tăng cung đáng kể, thì rất khó xảy ra.

Không có nhiều lựa chọn thay thế

Năm 2021, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế [IEA], Nga đóng góp 14% nguồn cung dầu toàn cầu.

Vì thế, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã tạo ra khoảng trống lớn về nguồn cung trên thị trường "vàng đen" thế giới. IEA cho biết trong tháng Tư, sản xuất của Nga giảm gần 1 triệu thùng/ngày và con số này có thể lên đến 3 triệu thùng/ngày vào nửa cuối năm 2022.

OPEC và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, ngày 2/6 đã nhất trí tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng Bảy và 8/2022, nhiều hơn 200.000 thùng so với kế hoạch cũ.

Một trạm xăng ở Washington, DC, Mỹ. [Ảnh: AFP/TTXVN]

IEA dự báo sản lượng dầu toàn cầu, nếu không tính Nga, sẽ phải tăng thêm hơn 3 triệu thùng/ngày trong năm nay để cân bằng tác động của lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, ông Smith cho rằng việc này rất khó đạt được. Từ trước khi căng thẳng xảy ra, các nước sản xuất dầu đã giảm đầu tư vào lĩnh vực này để chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, năng lực của OPEC cũng hạn chế. OPEC+ từ lâu đã khó đạt mục tiêu sản lượng, ngay cả khi các nước thành viên chủ chốt của OPEC như Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất [UAE] và Kuwait đã xuất khẩu ít hơn trong tháng 4/2022.

Giovanni Staunovo, chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư UBS [Thụy Sỹ], ngày 2/6 cho biết nhiều nước OPEC+ đã chạm giới hạn sản xuất, đồng nghĩa với việc mức tăng thực tế có thể chỉ bằng 50% mức tăng mục tiêu.

Nhu cầu lớn trên toàn cầu

Các thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có Thượng Hải và Bắc Kinh, đã trong tình trạng phong tỏa suốt nhiều tháng qua, làm hạn chế nhu cầu của nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu rút dần các hạn chế, nhu cầu tăng trở lại có thể kéo giá dầu lên cao.

Trung Quốc có thể tăng cường nhập khẩu dầu Nga, khi dầu Urals đang được bán với giá thấp hơn 34 USD/thùng so với dầu Brent.

Vortexa ước tính Trung Quốc đã nhập 1,1 triệu thùng dầu/ngày từ Nga trong tháng 5/2022, tăng khoảng 37% so với mức trung bình của cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, nhà phân tích Smith của Kpler cho biết nhu cầu của Trung Quốc sẽ không “tăng vọt” do các lệnh hạn chế chỉ được dỡ bỏ từ từ.

Nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ cũng không giảm nhiều, bất chấp giá hiện ở mức kỷ lục.

Tuần trước, lượng xăng bán ra tại các trạm xăng của Mỹ chỉ giảm khoảng 5% so với tuần trước đó. Giá xăng tại đây đã tăng hơn 50% trong một năm qua, lên 4,6 USD/gallon [1 gallon =3,78 lít] cuối tháng trước./.

Minh Hằng [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề