Vì sao không nên ăn tôm hùm

Trong nhiều ngày qua, phong trào “giải cứu” tôm hùm rộ lên trên khắp mọi nơi. Dù giá "giải cứu" không thua kém nhiều so với thời điểm giá tôm ổn định xong mặt hàng này vẫn luôn ở trong tình trạng cháy hàng do nhu cầu của người tiêu dùng quá lớn, thậm chí nhiều người muốn mua còn phải đặt hàng trước.

Tôm vốn đã là loại hải sản yêu thích của nhiều người không chỉ vì ngon miệng, mà vì nó chứa lượng protein cao, gấp nhiều lần so với cá, trứng và sữa. Trong 100g tôm tươi thì phải có đến 18.4g protein, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe. So với cá và gia cầm, tôm có ít chất béo, nhiều vitamin A, kali, iốt, magiê, phốt pho và các nguyên tố vi lượng khác có lợi cho sức khỏe.

Tôm hùm nói riêng và các loại tôm nói chung vô cùng ngon lành và bổ dưỡng, tuy nhiên bạn cần tránh phạm phải 1 số sai lầm khi ăn tôm để không làm hao hụt dinh dưỡng và gây hại sức khỏe. Cụ thể như sau:

Không biết cách làm sạch tôm

Theo trang Thespruceeats, khi chế biến bất kỳ loại tôm nào bạn cũng cần nhớ lưu ý quan trọng đó là: Loại bỏ đường tiêu hóa của tôm. Phần đường tiêu hóa tôm là 1 sợi chỉ màu đen, nằm dọc trên phần lưng tôm, có thể chứa cát và bùn vì vậy việc loại bỏ nó giúp cho món tôm sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh hơn.

Cách dễ nhất để loại bỏ chỉ tôm là dùng dao để rạch lưng tôm và bỏ chỉ đen ra ngoài,

Nấu thịt tôm quá chín

Giống như thịt lợn và gia cầm, các cơ trong hải sản được tạo thành từ các bó tế bào protein. Tuy nhiên, trong cá và hải sản, các bó cơ ngắn hơn nhiều và mô liên kết giữ chúng lại với nhau mỏng hơn. Vì vậy, cá, tôm và hải sản sẽ nhanh chín hơn các loại thịt động vật.


Cá, tôm và hải sản sẽ nhanh chín hơn các loại thịt động vật

Tùy thuộc vào kích cỡ của con tôm mà bạn sẽ có thời gian nấu chín khác nhau, tôm nhỏ thì bạn chỉ cần 5 phút là có thể ăn, các loại tôm to và có vỏ dày hơn yêu cần cần phải có 8 phút mới có thể chín.

Nếu hấp tôm hùm nhỏ khoảng 400 - 500g/1 con thì trong vòng 10 - 15 phút, tôm to 1kg/con thì hấp khoảng 25 - 30 phút. Nếu chế biến quá chín có thể làm tôm bị mất đi dinh dưỡng.

Ăn tôm chết

Tôm tươi vốn rất giàu histidine, nhưng khi tôm chết mà chưa được chế biến ngay thì lượng axit amin histidine này sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người.

Ngoài ra, phần dạ dày và ruột tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi. Tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, ăn nhiều có thể xảy ra ngộ độc.


Ăn tôm chết có thể khiến bạn bị ngộ độc

Ăn quá nhiều tôm một lúc

Đừng vì thấy ngon mà ăn quá nhiều tôm trong một lúc bởi sẽ gây thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy… Liên quan đến sức khỏe tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.

Kết hợp tôm cùng một số thực phẩm "đại kỵ"

Theo trang People, Trung Quốc, có một số thực phẩm cần tránh ăn cùng tôm kẻo gây bệnh như sau:

- Tôm ăn cùng bí ngô: Có thể gây ra bệnh kiết lỵ.

- Tôm dùng cùng nước ép: Có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc.

- Ăn tôm cùng thực phẩm giàu vitamin C: Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người.

- Tôm kết hợp với đậu nành: Sẽ gây khó tiêu.

- Tôm kết hợp cùng táo đỏ: Vitamin trong táo đỏ kết hợp cùng chất asen trong thịt tôm tạo thành thạch tín gây ngộ độc, nặng hơn có thể tử vong.

- Tôm ăn cùng cà chua: Gây ra ngộ độc thực phẩm.

- Hạn chế ăn thịt gà và tôm: Có thể gây ngứa ngáy.

Đối tượng không nên ăn tôm

- Người đang bị ho: Theo lương y Vũ Quốc Trung [Hội Đông Y Hà Nội], nếu ăn tôm mà không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn sẽ dễ mắc ở cổ vọng, gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.

- Bệnh nhân hen suyễn: Ăn tôm sẽ kích thích cổ họng và co thắt khí quản, khiến bệnh tình thêm khó chịu.

- Người dễ bị tiêu chảy: Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.

- Bệnh nhân gút bị bệnh gút, tăng axit uric máu và viêm khớp.

- Người bị dị ứng với tôm: Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này khi ăn tôm tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Theo Báo dân sinh

Xem link gốc Ẩn link gốc //baodansinh.vn/mua-giai-cuu-tom-hum-ban-nho-dung-pham-sai-lam-nay-khi-an-keo-vua-mat-het-chat-bo-vua-ha-doc-co-the-nhanh-khung-khiep-22202043754582.htm

[PLO]- Hải sản khi bị chết, bảo quản ở nhiệt độ thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.

Dọc con đường 59, đường Phạm Văn Chiêu [Gò Vấp], khá nhiều điểm bán đang rao các loại cua, tôm chết ngộp với giá chỉ bằng 50% so với giá gốc. Tại một điểm bán trên đường 59 [Gò Vấp] loại cua thịt "ngất", gãy càng được bày bán trên vỉa hè, có giá 169.000 đồng/kg loại 2-3 con. Trong khi đó, giá cua thịt loại 1 [2-3 con] còn sống, đang được bán với giá trên 500.000 đồng.

Không chỉ thế tôm hùm bông chết ngột cũng đang được rao bán trên chợ mạng với giá 550.000 đồng- 650.000 đồng/kg, tùy kích cỡ tôm, giảm hơn 50% so với giá tôm hùm còn sống, hơn 1,2 triệu đồng. Theo đó những loại hải sản này đang được bày bán trên vỉa hè, hoặc trong các khay, thùng xốp có lớp đá phía dưới mà không được cấp đông kỹ lưỡng.

Hải sản chết ngộp có giá rẻ hơn 50% so với giá gốc, đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. ẢNH: HẠ QUYÊN

Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm [ĐH Bách khoa Hà Nội], hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng kháng khuẩn tốt, nhưng khi chết thì khả năng này gần như bằng không.

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích, lớp vỏ ngoài của hải sản vốn rất nhớt vì chứa nhiều đạm. Khi tôm, cua, hay các hải sản khác bị chết, nếu không được bảo quản, xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, xâm nhập nhanh. Từ đó các độc tố trong hải sản tiết ra nhanh, đồng thời men phân giải chất đạm hoạt động mạnh khiến chúng bị hỏng trong thời gian ngắn.

Do đó, vị chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua các loại hải sản không còn tươi sống mà chỉ được bảo quản ở nhiệt độ thường.

Với các loại hải sản đông lạnh, cần mua tại các cơ sở uy tín, hải sản được bảo quản đúng cách, cấp đông đúng quy trình, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Đại diện một chuỗi hải sản có tiếng tại TP.HCM cũng lưu ý, khi mua hải sản chết ngộp, người mua cần chọn các điểm bán uy tín, hải sản được cấp đông hoặc bảo quản ở nhiệt độ lạnh thích hợp. Chọn mua những sản phẩm thịt còn trong, ấn vào thấy săn chắc. "Tốt nhất, hãy chọn loại hải sản ngộp được vớt ra ướp lạnh hoặc vẫn còn động đậy nhè nhẹ, để hương vị vẫn thơm ngon khi ăn"- vị này cho biết.

HẠ QUYÊN

TPO - Tôm là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, nhưng nếu kết hợp với một số thực phẩm 'kỵ' hoặc với những người có bệnh, tôm lại có thể trở thành 'thuốc độc' đối với cơ thể.

Những giá trị dinh dưỡng của tôm

Tôm là loại hải sản giàu protein, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hàm lượng axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa astaxanthin trong tôm dồi dào rất tốt cho tim và não.

Trong 85 gram tôm có 18 gram protein. Tôm còn chứa nhiều selen, vitamin B12, sắt, photpho, niacin, kẽm, magiê. Loại hải sản này còn chung cấp nhiều i-ốt - một khoáng chất không thể thiếu đối với con người.

Những người nên kiêng ăn tôm

Người đang bị ho

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Người bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Người có hàm lượng cholesterol cao

Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Người đang bị hen suyễn Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người đang có triệu chứng viêm

Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp

Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

Người bị dị ứng hải sản

Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.

Người yếu bụng

Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.

Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Thực phẩm không nên kết hợp cùng với tôm

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Tôm chứa nhiều asen pentoxide [As2O5]. Chất này gặp vitamin C trong các loại hoa quả, rau củ sẽ gây ra phản ứng hóa học trong dạ dày và khiến asen pentoxide thay đổi thành asen trioxide [còn được biết đến với tên gọi là thạch tín. Đây là một chất độc, có thể gây ra suy tim, gan, thận và mạch máu và gây tử vong do mất máu lớn.

Không kết hợp tôm với thịt gà

Theo Đông y, nấu tôm và thịt gà cùng nhau sẽ gây ra hiện tượng động phong [ngứa ngáy khắp người].

Không nên kết hợp tôm với thịt lợn

Theo các y văn cổ ghi rằng không nên ăn thịt lợn với tôm vì chúng kỵ nhau theo ngũ hành. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết kinh nghiệm: thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với con tôm và một số thực phẩm như ốc bươu, lá mơ… do tương quan ngũ hành. Ăn thịt lớn với tôm hoặc ốc sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Không ăn bí đó cùng với tôm

Theo Đông y, bí đỏ tính hàn, vị ngọt còn tôm tính ấm, vị ngọt, mặn, Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ dẫn tới bệnh kiết lỵ.

Không ăn tôm và uống bia cùng lúc

Bía chứa nhiều vitamin B1 khi kết hợp với dạm trong tôm sẽ tạo kết tủa. Thường xuyên sử dụng hai món này cùng lúc sẽ gây tích tụ kết tủa trong ngưofi gây ra sỏi thận.

Ngoài ra, ăn tôm và uống bia cùng sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể ảnh hưởng đến thận và tăng nguy cơ bị bệnh gout.

Những bộ phận của tôm không nên ăn

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết tôm bổ dưỡng nhưng một số bộ phận của chúng không nên ăn nhiều. 

Vỏ 

Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm. Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.

Đầu

Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn. Khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.

Video liên quan

Chủ Đề