Vì sao lại phải sửa đổi hiến pháp

Tạo hành lang thực hiện “quyền con người”Tổ chức nhiều kênh để nhân dân góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp

Phóng to
Các đại biểu tham dự hội thảo “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương và liên hệ với việc sửa đổi hiến pháp” do khoa luật hành chính - nhà nước Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức hôm 12-1 - Ảnh: Trương Tư Phước

Trả lời câu hỏi “Tại sao chúng ta lại phải sửa hiến pháp vào thời điểm này?”, ông Hoàng Thế Liên nói: Đất nước ta có 4 bản hiến pháp [bản hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và hiến pháp năm 1992]. Một đặc điểm rất lớn của lịch sử lập hiến nước ta là suốt thời gian lập hiến đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, mỗi lần đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới với chính sách mới do Đảng đề ra, chúng ta đều đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp.

Lần này, Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương mới, đã sửa đổi Cương lĩnh 1991, sửa đổi một số chính sách lớn, đòi hỏi chúng ta phải thể chế hóa hiến pháp để thực hiện. Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh chúng ta ở giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới.

Chúng ta bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1986, đến năm 1991 thì có cương lĩnh khẳng định đường lối ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị phù hợp, do đó Hiến pháp năm 1992 chủ yếu sửa đổi về vấn đề kinh tế, tạo bước chuyển lớn từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, gắn liền với đó là sửa đổi một số vấn đề về cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước, chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể sang đề cao trách nhiệm cá nhân.

Nhờ sự đổi mới trong Hiến pháp năm 1992 về chế độ kinh tế mà chúng ta đạt được những thành tựu lớn trong phát triển đất nước 20 năm qua. Tổng kết 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, cho thấy chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về nhiều mặt, trong đó có cả kinh tế. Đồng thời chúng ta cũng thấy cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn có nhiều vấn đề vướng mắc.

Vì vậy, chúng ta đặt vấn đề sửa đổi hiến pháp để tạo cơ sở hiến định đẩy mạnh các cuộc cải cách mà tôi vừa nêu ở trên. Đặc biệt trong Cương lĩnh 1991 được sửa đổi bổ sung theo nghị quyết Đại hội Đảng XI có đề ra chiến lược mới, tức là trước đây ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị thì nay đặt vấn đề đổi mới chính trị và kinh tế đồng bộ. Do đó, lần này chúng ta sửa đổi hiến pháp để đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, tạo tiền đề chính trị cho phát triển kinh tế.

Cũng theo ông Hoàng Thế Liên, lịch sử lập hiến lâu dài cho phép chúng ta nhận thức mới về hiến pháp, đổi mới về tư duy hiến pháp. Năm 1992, khi chúng ta xây dựng Hiến pháp 1992 thì hệ thống luật còn mỏng, chỉ có 93 luật và pháp lệnh. Trong bối cảnh đó, hiến pháp phải quy định rất nhiều điều mà lẽ ra phải giao cho luật quy định. Hiện nay, khi sửa đổi Hiến pháp 1992 thì chúng ta có 330 luật, pháp lệnh, tức là hệ thống pháp luật của chúng ta đã phát triển, đủ điều kiện đổi mới kỹ thuật lập pháp theo hướng hiến pháp quy định những vấn đề rất cơ bản, còn lại để cho luật quy định.

Những điểm mới

Ông Hoàng Thế Liên cho biết: "Dự thảo sửa đổi hiến pháp lần này sau khi sửa đổi có 11 chương với 124 điều, giảm 1 chương và 23 điều, trong đó giữ nguyên 12 điều, bổ sung, sửa đổi 101 điều, bổ sung 11 điều mới. Tất cả các bản hiến pháp của Việt Nam đều quy định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, đây là nguyên tắc lớn.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn là xác định hình thức để nhân dân thực hiện, Hiến pháp 1992 quy định nhân dân thực hiện thông qua Quốc hội và HĐND, tức là thông qua cơ chế dân chủ đại diện, việc tổng kết thi hành hiến pháp cho thấy quy định như thế là không đủ.

Do đó, điều 6 dự thảo bổ sung đầy đủ hơn, một là khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp với nhiều hình thức mới, không chỉ thông qua cơ quan quyền lực mà các cơ quan nhà nước khác cũng chịu trách nhiệm cho nhân dân thực hiện. Tôi cho đó là một sự thay đổi tương đối lớn.

Dự thảo lần này ngoài khẳng định nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc Nhà nước thuộc về nhân dân thì khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát quyền lực. Điểm mới ở đây là kiểm soát quyền lực, toàn bộ dự thảo hiến pháp tập trung thể hiện nội dung kiểm soát quyền lực.

Thứ nhất là xác định thẩm quyền từng cơ quan trong bộ máy, quy định mối quan hệ rõ ràng hơn giữa các cơ quan. Thứ hai, đề cao quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, quy định quyền lập hội để nhân dân tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước; điều 9 tiếp tục khẳng định nguyên tắc đại đoàn kết, giao cho MTTQ chức năng giám sát và phản biện xã hội với các cơ quan nhà nước.

Thứ ba, chúng ta thiết lập một số thiết chế hiến định độc lập, thực hiện kiểm soát quyền lực như Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên môn của Quốc hội. Chúng ta khẳng định cơ quan nào làm gì, Quốc hội là cơ quan lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, tòa án thực hiện quyền tư pháp, đó là cơ sở hiến định để thực hiện phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực".

Ông Liên nói: “Một ý nữa rất lớn là về quyền con người, lần này ta bổ sung nhiều yếu tố về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặt trong chương II. Hiến pháp ghi nhận 16 quyền con người, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch. Về chính quyền địa phương, tổng kết cho thấy có nhiều vấn đề quá phức tạp, ví dụ địa vị pháp lý của chính quyền địa phương, Hiến pháp 1992 nói UBTVQH hướng dẫn, giám sát HĐND, Chính phủ hướng dẫn và kiểm tra HĐND, như vậy là không thật rõ.

Ta có 3 cấp chính quyền địa phương, phải tổ chức khác đi, không thể để giống như nhau ở mọi cấp, Quốc hội đã có nghị quyết cho ta thí điểm, có sự phân biệt nông thôn và đô thị, có sự khác biệt giữa cấp xã và huyện. Hiến pháp 1992 mới đề cao trách nhiệm cá nhân ở trung ương, còn địa phương thì chưa rõ, lần này phải quy định rõ hơn. Nguyên tắc phân công, phân quyền cũng sẽ rõ hơn”.

Ông Nguyễn Văn Phúc [phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, phó trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992] cho biết thêm dự thảo bổ sung một số thiết chế hiến định độc lập như Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử quốc gia. Đồng thời dự thảo có quy định mới về thẩm quyền Quốc hội, vai trò của nhân dân trong sửa đổi, bổ sung hiến pháp, quy trình sửa đổi, bổ sung hiến pháp.

V.V.THÀNH ghi

Nguồn hình ảnh, internet

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều ý kiến khác nhau quanh việc cải tổ Hiến pháp Việt Nam

Các học giả pháp lý của Việt Nam đã bàn về việc lập hiến trong một hội thảo hôm thứ Hai ngày 5/9 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Hội thảo này, do Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, được coi như một bước chuẩn bị cho việc sửa đổi bản Hiến pháp hiện hành của Việt Nam được ban hành từ năm 1992.

Các học giả tham dự hội thảo đã nhìn lại lịch sử lập hiến của Việt Nam, thảo luận về các tư tưởng lập hiến của thế giới và tìm hiểu quá trình lập hiến của các quốc gia tiêu biểu.

Trao đổi với BBC, TS Dương Thị Thanh Mai, viện trưởng Viện khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp, cho biết Hội thảo hôm thứ Hai chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các lý luận lập hiến chứ chưa đi sâu vào những vấn ̣đề mà Hiến pháp sẽ được sửa đổi bổ sung.

TS Mai cho biết các đại biểu dự hội thảo đã đặt ra vấn đề phải có sự ‘kiểm soát’ giữa các cơ quan quyền lực của Nhà nước, và đây là một nét mới so với bản Hiến pháp hiện hành.

Bà nói bản Hiến pháp 1992 sửa đổi chỉ dừng lại ở yêu cầu có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực.

“Từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của đất nước chúng ta thấy rằng chỉ có phân công phối hợp thôi là chưa đủ,” bà nói.

“Việc kiểm soát phải được Hiến định như một nguyên tắc,” bà khẳng định.

TS Mai cũng nói một trong các nguyên tắc chủ đạo của việc sửa đổi Hiến pháp lần này là phải làm sao để Hiến pháp "là công cụ để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình".

Bà cho biết các đại biểu đã nghiên cứu để đề xuất bổ sung và phát triển thêm về các quyền của người dân, trong đó có các quyền dân chủ trực tiếp như quyền phát biểu, quyền biểu quyết và nhất là quyền phúc quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.

Bà đề cập đến Hiến pháp 1946 đã quy định quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân. Tuy nhiên điều này chưa bao giờ được thực hiện trên thực tế do ‘hoàn cảnh chiến tranh’ và bản thân bản Hiến pháp 1946 cũng chưa bao giờ được thực hiện cũng như công bố trên thực tế.

Bà nói tại Hội thảo cũng có ý kiến đề xuất việc sửa đổi Hiến pháp phải quay trở lại tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp 1946 là tất cả quyền lực là của nhân dân.

“Điều này phải được thực hiện trong cả nội dung và cách thức ban hành Hiến pháp,” bà nói.

“Ngay từ đầu việc sửa đổi Hiến pháp phải có sự tham gia nhiều nhất, thực chất nhất của nhân dân và các nhà khoa học,” bà nói thêm.

Chụp lại hình ảnh,

Quyền biểu tình được Hiến pháp ghi nhận nhưng lại không có luật quy định rõ

Khi đươc̣ hỏi về mối tương quan giữa quyền lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân được quy định trong Hiến pháp, luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng luật sư Vì Dân ở Hà Nội, nói với BBC rằng Hiến pháp phải đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước đối với nhân dân, vì quyền lực là của nhân dân.

“Quyền uy [của Nhà nước] lớn quá nên dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, hách dịch và xa rời quần chúng," ông nói.

Ông cho rằng các quyền của người dân được nêu trong Hiến pháp nhất thiết phải được cụ thể hóa bằng các đạo luật riêng lẻ.

Ông dẫn chứng là dù các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình và quyền bí mật thư tín được quy định rõ trong Hiến pháp 1992 nhưng lại không được phát triển thành các đạo luật nên không ai biết thực hiện như thế nào trên thực tế.

LS Triển lưu ý là quyền của người dân được phúc quyết các vấn đề cơ bản của đất nước không được nhắc đến trong Hiến pháp 1992.

Ông nói ông không phản đối một đảng duy nhất lãnh đạo đất nước với điều kiện Đảng lãnh đạo không được can thiệp vào công việc của Nhà nước và xâm phạm các quyền của người dân, phải minh bạch và thật sự dân chủ.

“Không thể để xảy ra tình trạng một nhóm lợi ích độc quyền và thao túng mọi thứ,” ông nói.

Kể từ bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Việt Nam đã trải qua tám lần ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Thuận, chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, nhấn mạnh nguyên tắc ‘quyền lực Nhà nước là thống nhất’ trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, chứ không phải ‘tam quyền phân lập’ theo mô hình của đa số quốc gia trên thế giới, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.

Tuy nhiên, ông nói nguyên tắc này cần được ‘nghiên cứu và làm rõ’ trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.

Trong khi đó, TS Trần Ngọc Đường đến từ Viện nghiên cứu lập pháp nhấn mạnh nhu cầu phải có một ‘Hiến pháp dân chủ’ để nhân dân Việt Nam ‘được hưởng các quyền tự do dân chủ’

TS Đường cho rằng đó là quan điểm của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng sức mạnh của Hiến pháp sẽ ‘thực hiện chính quyền…của nhân dân’.

Mặt khác, ông Đường cũng cho rằng trong khi thực hiện mục tiêu chính quyền của nhân dân thì Hiến pháp cũng phải ‘đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội’.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập hiến để ‘xác lập, củng cố và đảm bảo về phương diện pháp lý địa vị lãnh đạo của Đảng.’

Do đó, ông cho rằng cần thể chế hóa thành một điều luật trong Hiến pháp về vị trí, vai trò và trách nhiệm lãnh đạo của Đảng.

Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi nhận Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây chính là điều mà những nhà bất đồng chính kiến chỉ trích vì cho rằng nó xác lập chế độ độc tài Đảng trị.

Video liên quan

Chủ Đề