Vì sao mật ong rừng kết tinh

Bỗng một ngày bạn nhìn thấy có lớp trắng đục ở chai mật ong đông lại như những hạt đường, chắc chắn sẽ làm bạn lo lắng! Ong Tam Đảo – Honeco xin lý giải hiện tượng mật ong đóng đường [kết tinh] dưới đây:

Mật ong đóng đường [kết tinh] là gì?

Hiện tượng mật ong đóng đường [kết tinh] chỉ là thay đổi trạng thái cảm quan của mật ong, mật ong sẽ bị thay đổi trạng thái từ dạng lỏng sang dạng sệt hoặc dạng tinh thể nhưng không làm ảnh hưởng hay giảm chất lượng của sản phẩm.

Nguyên nhân mật ong đóng đường [kết tinh]

Cùng Honeco tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mật ong kết tinh dưới đây:

Tỷ lệ đường glucose nhiều hơn đường fructose 

Thành phần chính trong mật ong là 2 loại đường đơn glucose và fructose chiếm tới trên 60% ngoài ra còn có chứa một lượng nhỏ của ít nhất 22 loại đường phức tạp khác, đường tổng trong mật ong chiếm tới 70%, mà đường glucose chiếm phần nhiều.

Một trong các nguyên nhân Mật ong đóng đường [kết tinh] là do trong thành phần mật ong tỷ lệ đường glucose nhiều hơn đường fructose. Tuy nhiên việc đường glucose trong sản phẩm nhiều hơn đường fructose là hoàn toàn tốt cho cơ thể vì lý do sau đây :

Vai trò của đường glucose

Cung cấp năng lượng: khi đi vào cơ thể, glucose sẽ chuyển hóa thành năng lượng và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt đường còn giúp sản sinh ra insulin làm giảm cảm giác thèm ăn, hệ thống tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Đường glucose khi vào cơ thể sẽ được hấp thụ tại gan tạo thành nguồn dự trữ cho cơ thể dưới dạng glycogen. Chúng sẽ được huy động sử dụng khi cơ thể thiếu hụt năng lượng.

Vai trò của đường fructose

Trong khi đường glucose mọi tế bào trong cơ thể đều có thể sử dụng được thì đường fructose lại chỉ chuyển hóa được qua gan.

Khi sử dụng một lượng dư thừa đường fructose gan sẽ quá tải và sẽ chuyển hóa đường fructose  thành chất béo và sẽ gây bệnh béo phì.

Fructose không ảnh hưởng đến cảm giác no theo cùng một cách mà đường fructose  tạo ra và làm cho bạn ăn nhiều hơn.

Một trong các nguyên nhân Mật ong đóng đường [kết tinh] là do trong thành phần mật ong tỷ lệ đường glucose nhiều hơn đường fructose

Khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi nhiệt độ

Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ giảm dần nhất là thời điểm từ tháng 9 đến tháng 4, mật ong thường xảy ra hiện tượng kết tinh, độ kết tinh sẽ tăng dần lên, đầu tiên sẽ có những hạt đường nhỏ lấm tấm ở dưới chân sau đó sẽ trắng dần chai từ dưới chân sau đó trắng toàn chai.

Hàm lượng nước trong mật ong

Do mật ong là dung dịch đường quá bão hòa nên mật ong có hàm lượng nước càng thấp [mật đặc] thì càng nhanh bị kết tinh và ngược lại!

Mật ong của Honeco đã được qua công đoạn hạ thủy phần làm giảm hàm lượng nước trong mật ong giúp mật ong không bị lên men và bảo quản được lâu hơn. Khi lượng nước giảm đi sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá bão hòa của đường [chính là đường có sẵn trong mật ong] hay còn gọi là hiện tượng kết tinh.

Mật ong đóng đường

Tại sao cùng sản phẩm, cùng ngày sản xuất mà chai kết tinh, chai không?

Mật ong của nhà máy qua các công đoạn đã hoàn toàn đồng đều. Hiện tượng cùng một sản phẩm sản xuất cùng ngày nhưng chai kết tinh chai không vì các lý do sau đây:

Do điều kiện thời tiết sản xuất: Một lô hàng sản xuất thời gian có thể từ 6 đến 8 tiếng, do vậy điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sản xuất để ra từng chai mật sẽ khác nhau. Mật ong là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên nên nhiệt độ và độ ẩm khi sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến tính chất của sản phẩm.

Do vị trí của chai nằm trong thùng đóng gói: Như đã nói ở trên điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tính chất của mật ong. Khi đóng gói vào thùng carton [15 chai/thùng] vị trí các chai ở giữa thùng và bên cạnh thùng cũng chịu tác động của nhiệt độ môi trường khác nhau dẫn đến tính chất của từng chai là khác nhau.

Những điều này cũng phần nào lý giải cho nguyên nhân mật cùng loại nhưng có chai kết tinh chai thì không.

Sau bao nhiêu lâu thì mật ong đóng đường [kết tinh]

Gần như không thể dự đoán được khi nào mật ong sẽ đóng đường, thời gian và tỷ lệ kết tinh của mật ong phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nhiệt độ bảo quản, dụng cụ bảo quản, tỷ lệ đường trong mật ong.

mật ong có hàm lượng nước càng thấp [mật đặc] thì càng nhanh bị kết tinh

Hướng dẫn cách xử lý mật ong bị đóng đường [kết tinh]

Cùng tìm hiểu cách xử lý mật ong kết tinh dưới đây:

Đối với mật ong đựng trong chai thủy tinh

Khi sản phẩm bị kết tinh có thể phá kết tinh bằng cách ngâm lọ sản phẩm đã đóng kín nắp vào nước từ 60 độ C đến 80 độ C cho đến khi sản phẩm lỏng ra, lấy thìa khuấy đều sau đó có thể sử dụng lại bình thường.

Đối với mật ong đựng trong chai nhựa

Cắt bỏ miệng chai, rồi dùng thìa lấy mật ong đã bị kết tinh bỏ vào hũ thủy tinh rộng miệng hay 1 bát sứ to, ngâm vào nước từ 60 độ C đến 80 độ C cho đến khi sản phẩm lỏng ra.

Lưu ý: Nếu khi nước nguội mà phần đóng đường chưa tan hết, thì đổ nước nguội đi và thay lượt nước nóng mới vào.

Như vậy, chúng tôi đã trả lời xong câu hỏi của quý khách hàng câu hỏi tại sao mật ong nguyên chất đóng đường và đưa ra cách xử lý và bạn cần nhớ rằng, mật ong rừng đóng đường không ảnh hưởng đến chất lượng của mật.

Mật ong kết tinh là mật ong thật hay mật ong giả? Nguyên nhân và cách xử lý mật ong bị kết tinh như thế nào? Hãy cùng Mật Ong Rừng Tự Nhiên tìm hiểu nhé.

Mật ong kết tinh là hiện tượng tự nhiên của mật ong, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ, hàm lượng nước, hàm lượng đường glucose, nguồn mật hoa và khả năng phấn hoa lẫn trong mật.

Hầu hết mọi người nghĩ rằng mật ong đóng đường là mật ong kém chất lượng, mật ong giả và không xài được nữa. Nhưng sự thật của hiện tượng mật ong kết tinh có đúng như bạn nghĩ hay không?

Mật ong kết tinh

Mật ong kết tinh là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng sánh lỏng sang dạng hạt, có thể kết tinh dưới đáy chai, hoặc miệng chai, hoặc gần hết cả phần đáy thân chai.

Khi nhiệt độ dưới 20 độ C, hầu hết các loại mật ong nguyên chất đều bị kết tinh [hay còn gọi là đóng đường].

Vấn đề về mật ong kết tinh có lẽ là câu hỏi lớn nhất của người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại bởi có một thực tế, nhiều người sau khi mua mật ong về một thời gian thì thấy mật bị kết tinh và cho rằng loại mật đó kém chất lượng, mật ong giả.

Tuy nhiên, hiện tượng mật ong bị kết tinh là hết sức bình thường bởi mật ong có thành phần chính là hai loại đường Glucose và Frutose [tổng hàm lượng luôn lớn hơn 65%].

Một số nguyên nhân làm cho mật ong bị kết tinh:

  1. Nhiệt độ môi trường: Ở Việt Nam chúng ta, vào mùa Đông lạnh của miền Bắc, đa số mật ong bị kết tinh, còn ở miền Trung và miền Nam mật ong ít bị kết tinh hơn, vì nhiệt độ ở đây hầu như nóng quanh năm.
  2. Nguồn gốc mật hoa: Nguồn mật hoa cũng quyết định mật ong kết tinh nhanh hay chậm; ví dụ như mật ong hoa nhãn, mật ong hoa cà phê rất chậm bị kết tinh, trong khi mật ong hoa cúc quỳ, hoa keo lại nhanh kết tinh.
  3. Hàm lượng đường glucose của mật ong: Do mật ong là dung dịch đường quá bão hòa nên mật ong có hàm lượng nước càng thấp [mật đặc] thì càng nhanh bị kết tinh và ngược lại mật ong loãng thì chậm hoặc không bị kết tinh.
  4. Hàm lượng nước có trong mật ong: Hàm lượng nước càng nhiều thì mật ong càng chậm hoặc không bị kết tinh.
  5. Phấn hoa lẫn trong mật: Trong mật ong nguyên chất thường có lẫn phấn hoa, các hạt & phân tử phấn hoa nhỏ li ti trong mật ong chính là yếu tố kết dính, tạo nên tình trạng kết tinh của mật ong.

Kỹ sư Ngô Đức Thắng chia sẻ về mật ong kết tinh

Như đã phân tích ở trên, mật ong thật hay mật ong giả cũng đều bị kết tinh do ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhiệt độ mội trường, hàm lượng nước, hàm lượng đường glucose, nguồn mật hoa, và khả năng phấn hoa lẫn trong mật.

Do đó, chúng ta khó có thể kết luận được mật ong kết tinh là mật ong thật hay mật ong giả.

Để làm tan mật ong kết tinh bạn dùng nước ấm để làm tan mật ong từ thể kết tinh sang dạng lỏng. Tùy vào vị trí phần kết tinh của chai mật ong, chúng ta có 2 cách xử lý như sau:

  • Nếu mật bị kết tinh dưới đáy chai: Cho chai mật ong kết tinh vào trong chậu, đổ nước ấm [dưới 70 độ C] ngập phần mật bị kết tinh.
  • Nếu mật bị kết tinh ở giữa, ở miệng, hoặc toàn bộ chai: Đặt chai mật nằm ngang trong chậu, chú ý vặn chặt nắp. Đổ nước đổ nước ấm [dưới 70 độ C] ngập chai. Thi thoảng xoay đều cho hơi nóng lan tỏa đều trong chai mật.

Lưu ý:

  • Bảo quản mật ong ở nhiệt độ thường, không bảo quản mật ong trong tủ lạnh
  • Tuyệt đối không đun mật kết tinh trong nước sôi, không sử dụng lò vi sóng, không phơi mật bị kết tinh dưới ánh nắng trực tiếp để tránh làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của mật ong.

Có, mật ong nguyên chất vẫn có thể bị kết tinh [bị đóng đường] khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.

Mật ong bị kết tinh hầu như không làm thay đổi thành phần, giá trí dinh dưỡng trong mật ong.

Thời gian sử dụng của mật ong nguyên chất từ 1 năm đến 3 năm. Trong khoảng thời gian này, nếu mật ong bị kết tinh thì bạn vẫn có thể sử dụng mật ong bình thường.

Việc mật ong kết tinh không hề ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của mật ong và hơn hết sự kết tinh không phải là một tiêu chí để đánh giá chất lượng của mật ong.

Để đảm bảo quyền lợi cho mình, tốt nhất bạn hãy lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu mật ong uy tín, có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường nhé.

Video liên quan

Chủ Đề