Vì sao mì Hảo Hảo bị thu hồi

TPO - Cơ quan chức năng của Pháp vừa có thông báo về việc thu hồi một số lô mì tôm Hảo Hảo, hủ tiếu và phở ăn liền Ricey, mì Đệ Nhất và mì lẩu thái của Acecook Việt Nam do có chứa một số chất vượt mức cho phép, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Theo thông báo, mì tôm Hảo Hảo, hủ tiếu và phở ăn liền Ricey, mì Đệ Nhất và mì lẩu thái của Acecook Việt Nam có chứa 2-chloroetanol [2- CE, chất chuyển hoá từ ethylene oxide - EO] vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU. Việc thu hồi các lô sản phẩm nói trên được cơ quan chức năng Pháp yêu cầu thực hiện trước ngày 31/1/2022.

Trước đó, ngày 20/8/2021, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland [FSAI] cũng đã ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền, trong đó có 2 sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam thương hiệu miến ăn liền Good và mỳ Hảo Hảo do có chứa chất cấm.

Về việc các sản phẩm của Acecook Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Pháp yêu cầu bị thu hồi do các sản phẩm trên chứa 2-chloroetanol vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ [Bộ Công Thương] cho biết, đây là lô hàng đã được công ty xuất khẩu từ tháng 7/2021 và có hạn sử dụng đến tháng 3, tháng 5, tháng 8 và tháng 9/2022.

Đây là lần thứ hai các sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam xuất sang châu Âu bị yêu cầu thu hồi do chứa 2-CE vượt ngưỡng cho phép theo quy định của EU. Hồi tháng 8, Ireland yêu cầu thu hồi còn Đức, Hà Lan... cũng ra cảnh báo một số lô sản phẩm mì Hảo Hảo, miến ăn liền Good của Acecook Việt Nam vì chứa chất này.

Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ Công Thương đã rà soát, kiểm tra lại toàn bộ danh mục sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm đang phân phối trong nước của doanh nghiệp. Theo đó, kết quả cho thấy các sản phẩm bán trong nước của Acecook Việt Nam không có EO.

Bộ Công Thương cũng mở rộng kiểm tra với các sản phẩm mì ăn liền của nhãn hàng ở Việt Nam. Do quy mô kiểm tra, rà soát trên phạm vi rộng, kết quả cuối cùng đang được các cơ quan liên quan tổng hợp và công bố khi có kết quả. Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT dự thảo quy định về tiêu chuẩn liên quan tới chất EO trong thực phẩm, thay thế cho quy định trước đó nhằm phù hợp với thực tế và các tiêu chuẩn mới, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.

Theo thông tin từ Acecook Việt Nam, công ty đang cùng các đại lý phân phối tại Pháp thu hồi sản phẩm. Việc thu hồi là do công ty chủ động thực hiện và đề xuất với Pháp sau sự việc ở Ireland hồi tháng 8. Ngoài việc chủ động thu hồi sản phẩm tại thị trường Pháp, các đại lý cũng thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng và các cơ quan chức năng về các lô sản phẩm trên.

Theo Acecook Việt Nam, do quy định rất khắt khe EU về cách tính hàm lượng EO tổng là giá trị tính toán gộp của cả EO tự do và 2-CE, nên sự có mặt của chất 2-CE dù rất nhỏ vẫn được EU nhận định là không phù hợp. Và các lô mỳ, miến ăn liền bị một số nước châu Âu thu hồi từ tháng 8, cũng đã được công ty và đại lý thu hồi xong. Sau đó, Acecook Việt Nam đã rà soát lại chuỗi cung ứng nguyên liệu để đảm bảo toàn bộ sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn về 2-CE của từng thị trường tương ứng. Với những sản phẩm được tiêu thụ tại Việt Nam, công ty đã xây dựng thêm những tiêu chuẩn kiểm soát chặt chẽ cho sản phẩm.

Phạm Tuyên

Bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021 diễn ra chiều tối 6/9, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ thông tin về vụ việc các sản phẩm thực phẩm của Công ty cổ phần Acecook và Công ty Thiên Hương bị một số nước thu hồi. Ông Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã yêu cầu 2 doanh nghiệp báo cáo, yêu cầu Ban bảo vệ an toàn thực phẩm của TP.HCM kiểm tra quy trình sản xuất và việc tuân thủ các quy định của hai doanh nghiệp này.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thông tin: Ban bảo vệ an toàn thực phẩm TPHCM khẳng định 2 doanh nghiệp tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam, của TP.HCM.

"Đối với Công ty Acecook Việt Nam và Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Hương, hai doanh nghiệp này khẳng định không phải tất cả các sản phẩm sang thị trường Ireland và Na Uy có yêu cầu phải thu hồi, mà chỉ có một số sản phẩm nhất định theo thông báo của nhà chức trách các nước. Hiện nay, quy định cụ thể về chất ethylene oxide giữa các quốc gia khác nhau và chưa thống nhất.

Ví dụ như Ireland đánh giá ethylene oxide là vượt ngưỡng thì ở Việt Nam thành phần này còn kém rất xa, thậm chí cũng kém so với Mỹ. Các doanh nghiệp khẳng định các sản phẩm được sản xuất riêng cho thị trường EU chứ không sản xuất và sử dụng tại Việt Nam", ông Đỗ Thắng Hải nêu rõ.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương cũng cần thêm thời gian để thu hồi, phối hợp với Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra các sản phẩm của hai doanh nghiệp này, để xác định việc tuân thủ quy định là như thế nào, đặc biệt là chất lượng của các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có đáp ứng được hay không.

"Hiện cơ quan trực tiếp quản lý là Ban bảo vệ an toàn thực phẩm TPHCM. Họ đã báo cáo tới Bộ Công Thương và khẳng định các doanh nghiệp đều tuân thủ các quy định. Trong khi đó các doanh nghiệp cũng cho biết họ sản xuất theo quy định của các quốc gia xuất khẩu sản phẩm, việc thu hồi cũng chỉ xảy ra ở một số quốc gia", ông Hải nói.

Bộ Công Thương đã khuyến cáo các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường nào thì phải nghiên cứu kỹ các quy định của thị trường đó. Đến nay các doanh nghiệp cũng chưa xác định được chất ethylene oxide là ở đâu, tại sao lại lẫn vào sản phẩm, có phải ở mỳ, bột hay gia vị không… Việc bây giờ là cùng với các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam để xác minh rất rõ vấn đề, xác định chất ethylene oxide ở đâu. "Đây là việc rất quan trọng. Các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã trực tiếp liên hệ và làm việc với cơ quan chức trách của các quốc gia có liên quan về phản ánh và các yêu cầu đưa ra trong sự việc này", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

"Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan, vì vậy chưa thể khẳng định khi nào. Phải chờ các cơ quan kiểm nghiệm khác chứ không riêng Bộ Công Thương. Việc kiểm nghiệm phải do các cơ quan có thẩm quyền, có chức năng để xác định về tính chất và mức độ. Ngoài các sản phẩm này chúng tôi còn lấy các mẫu khác, sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự, thậm chí là sẽ mở rộng hơn", ông Đỗ Thắng Hải thông tin thêm./.

VOV.VN - Nhiều vị lãnh đạo chỉ nhăm nhăm giữ địa bàn của mình “sạch bóng covid 19” là yên tâm còn không cần quan tâm DN ở  đó hoạt động ra sao, khó khăn gì cần tháo gỡ.

VOV.VN - Đây là đề nghị của Văn phòng Chính phủ đối với Bộ Công Thương liên quan thông tin một số sản phẩm của Acecook bị thu hồi ở Ireland.

VOV.VN - Sau khi Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland [FSAI] ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền có chứa chất Ethylene Oxide, trong đó có mì Hảo Hảo, Công ty Acecook Việt Nam cần minh bạch với người dùng Việt Nam.

VOV.VN - Cục ATTP [Bộ Y tế] đã có công văn đề nghị Vụ Khoa học và Công nghệ [Bộ Công Thương] xác minh, làm rõ thông tin phản ánh mì Hảo Hảo có chứa chất cấm và kịp thời thông tin tới người tiêu dùng.

VOV.VN - Hiện Acecook VN đang hoàn thành các thủ tục pháp lý để giải quyết vụ việc Cty cổ phần Thực phẩm Á Châu ở Bình Dương.  

Từ vụ mì Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland, Phó Thủ tướng chỉ đạo khẩn

[NLĐO]- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu các bộ Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các nhiệm vụ liên quan sau vụ việc mì Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland.

  • Bộ Công Thương nói về kết quả kiểm tra bước đầu vụ mì Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland

  • Yêu cầu báo cáo Thủ tướng vụ mì Hảo Hảo bị Ireland thu hồi vì chứa chất cấm

  • Acecook thông tin về việc sản phẩm mì Hảo Hảo xuất khẩu chứa chất cấm

  • Bộ Công Thương vào cuộc vụ Ireland thu hồi lô mì Hảo Hảo

Ngày 12-9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi các bộ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau vụ việc mì Hảo Hảo bị thu hồi tại một số nước châu Âu.

Xét báo cáo của Bộ Công Thương về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam nhiễm chất Etylen oxit và bị thu hồi tại một số nước châu Âu, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế căn cứ quy định tại Điều 62 Luật an toàn thực phẩm, khẩn trương rà soát, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn chất Etylen oxit bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm.

Một trong số những sản phẩm được FSAI thông báo thu hồi do xuất hiện chất gây ung thư Etylen oxit - Ảnh: FSAI

Đồng thời, yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương rà soát, cập nhật và thông tin rộng rãi về yêu cầu, mức giới hạn các chất hạn chế sử dụng, chất cấm... trong sản phẩm thực phẩm phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương tiếp tục kiểm tra làm rõ nguyên nhân sản phẩm mì Hảo Hảo của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam nhiễm chất Etylen oxit để có giải pháp xử lý phù hợp, tránh để xảy ra các trường hợp tương tự.

Trước đó, Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland [FSAI] ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mì ăn liền có chứa chất Etylen oxit, gồm mì Hảo Hảo vị tôm chua cay [loại 77 g, hạn sử dụng đến 24-9-2022], miến Good vị sườn heo do Công ty cổ phần Acecook Việt Nam sản xuất.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Bộ Công Thương đã vào cuộc, xác minh làm rõ các cảnh báo về mì Hảo Hảo và miến Good của Acecook.

Bộ Công Thương đã đề nghị Công ty cổ phần Acecook Việt Nam khẩn trương báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với 2 sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good do công ty sản xuất để đánh giá sự xuất hiện chất Etylen oxit [là chất không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế] trong sản phẩm như cảnh báo nêu.

Đồng thời, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp rà soát toàn bộ danh mục sản phẩm do Công ty cổ phần Acecook Việt Nam hiện đang phân phối trong nước, kiểm tra xác minh làm rõ quy trình sản xuất và xác định các vi phạm nếu có để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Minh Chiến

Video liên quan

Chủ Đề