Vì sao miền bắc và miền Trung hay có bão

Hay nhất

Ở Việt Nam, từ mùa hè đếnmùa thu lại có gió từ nam lên bắc. Lên bão vào sẽ đẩy lên miền bắc hoặc Trung Quốc. Còn từ giữa thu thì gió laị từ Trung quốc thổi xuống [bắc xuống nam]. Lên bão ở mùa này sẽ thường đẩy xuống miền nam

25/10/2020 13:31:37 GMT+7

Đâu là nguyên nhân khiến miền Trung của Việt Nam mỗi năm đều phải hứng chịu những trận bão lớn?

Chỉ trong vòng khoảng hơn 1 tháng qua, miền Trung đã hứng chịu 3 cơn bão lớn gây thiệt hại nặng nề. Trong khi người dân ở nhiều tỉnh miền Trung vẫn đang oằn mình với nước lũ thì 1-2 ngày tới, liên tiếp hai cơn bão số 8 và 9 lại tiếp tục đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Hai cơn bão nối đuôi nhau sắp đổ bộ vào miền Trung.

Theo các nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc miền Trung nước ta trở thành trung tâm hứng chịu những cơn bão lớn.

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy. Đa phần các cơn bão lớn thường bắt nguồn từ nguyên nhân địa lý. Theo đó, bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m.

Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Trên thực tế, bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết các cơn bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất [tháng 7,8,9] rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Miền Trung là nơi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam, loại gió mang hơi ẩm nhiều nên thường gây mưa. Khi bão hình thành ở biển Đông, do bị ảnh hưởng bởi gió phơn nên sẽ bị đẩy lên phía Bắc. Khi gió yếu đi, bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Tóm lại nguyên nhân chính của bão lũ ở miền Trung là do các cơn bão được hình thành từ biển Đông và gió mùa Đông Bắc dựa vào đặc điểm thời tiết miền Trung rất phù hợp để hình thành con đường di chuyển mắt bão. Chính vì vậy, hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung.

Đa số các tỉnh miền Trung khi bão đổ bộ vào thường gây ra tình trạng lũ lụt trên diện rộng. Nguyên do là bởi bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Nơi đây còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với quy mô lớn như Sông Gianh ở Quảng Bình, Sông Thạch Hản ở Quảng Trị, Sông Hương ở Huế-Thừa Thiên, Sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi,...

Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

TH [Nguoiduatin.vn]

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao bão hay vào miền trung nước ta? và làm thiệt hại nặng nề cả về con người lẫn cơ sở vật chất, hoa màu. Không chỉ một mà rất nhiều cơn bão đổ bộ vào miền Trung trong một năm. Bão khiến cho người dân đã khó khăn lại thêm phần khó khăn. Hãy cùng trang dự báo thời tiết tìm hiểu về bão để trả lời cho hai câu hỏi trên nhé!

Bão là gì?

Chúng ta không còn xa lạ với những cơn bão lớn nhỏ và gây nhiều thiệt hại. Vậy Bão là gì? Tại sao bão hay vào miền trung nước ta và bão được hình thành như thế nào và từ đâu?

Bão chính là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là 1 loại hình thời tiết cực đoan. Hiểu một cách đơn giản nhất thì bão là một hiện tượng không khí xoáy tròn theo hình xoắn ốc. Có độ bao phủ lớn vài trăm đến hàng ngàn ki - lô - mét  cùng tốc độ gió rất mạnh.

Không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ hội tụ vào tâm chuyển động thẳng đứng lên trên tạo thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở trung tâm cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão. Những thành phần chính của một cơn bão bao gồm: dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão.

Bão là gì?

Đặc điểm của các cơn bão là khí áp đạt giá trị nhỏ nhất tại tâm bão. Giá trị này tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm bão, cường độ gió sẽ càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Khi đi vào vùng mắt bão, gió đột ngột yếu dần và tốc độ gió sẽ gần bằng 0.

Tuy nhiên, khi qua khỏi vùng mắt bão, gió lại đột ngột mạnh lên nhưng theo hướng ngược lại. Đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.

Ở Việt Nam, cụm từ bão được ngầm hiểu là bão nhiệt đới. Là một hiện tượng thời tiết cực kì nguy hiểm và chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Bão bao gồm cả những cơn giông, sấm sét và các hiện tượng khác.  

Các chuyên gia chia bão làm 3 loại dựa vào tốc độ gió:

  • Áp thấp nhiệt đới: tốc độ gió dưới 63km/h, hay còn gọi là gió cấp 8.
  • Bão nhiệt đới: sức gió rơi vào khoảng 63 -118 km/h, còn có thể gọi là sức gió cấp 12. Nếu như sức gió bão trong khoảng 118-213 km/h thì khi ấy bão được gọi là Bão to hay là Cuồng phong.
  • Siêu bão: sức gió từ 213km/h trở lên.

➡️Xem ngay Thời tiết Đà Nẵng

Bão được hình thành như thế nào?

Bão có sức tàn phá lớn gây nhiều thiệt hại cho miền Trung. Cùng với câu hỏi tại sao bão hay vào miền Trung nước ta, một trong những câu hỏi cũng nhận được sự quan tâm từ nhiều là điều kiện để hình thành nên một cơn bão là gì? 

Một cơn bão sẽ được hình thành khi có những điều kiện dưới đây: 

Đầu tiên là tại nơi bão được hình thành cần phải có một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ C. 

Thứ hai là độ sâu của nước tối thiểu phải  50m. Khi nước biển đang ấm sẽ có hiện tượng bốc hơi lên, mang theo độ ẩm. Cột hơi nước này thường sẽ cao khoảng từ 10 đến 15 km.

Theo lý thuyết, hơi nước sẽ bay lên theo phương thẳng đứng nhưng thực tế thì khác. Do trái đất của chúng ta nghiêng và tự quay quanh trục của nó nên sẽ hình thành một lực, gọi là lực Coriolis. Lực này khiến cho các cột hơi nước sẽ bay lên và di chuyển theo hình xoắn ốc chứ không phải đường thẳng.

Điểm đặc biệt của lực này là ở 2 cực thì lực Coriolis sẽ mạnh nhất, và sẽ yếu dần khi tiến lại gần xích đạo. Vì thế vĩ độ 5 trở về xích đạo sẽ không có bão, do lực Coriolis quá yếu. Bão sẽ được hình thành ở những nơi có vĩ độ 5-20 và ở 2 nửa bán cầu. 

Vậy thực chất lực Coriolis là gì? Có thể hiểu đơn giản lực  Coriolis như thế này. Ví dụ: bạn treo quả bóng vào một sợi dây và xoay quả bóng. Bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh sợi dây bị xoắn lại. Lúc này sợi dây đó cũng giống như các cột hơi nước vậy. 

Chung quy lại, bão được hình thành khi nước biển nóng lên, khiến cho nước bị bốc hơi, kết hợp với việc trái đất xoay tròn và nghiêng nên dẫn đến các luồng hơi nước xoắn ốc và tạo nên bão. Khi lượng nước bốc hơi càng mạnh thì năng lượng của cơn bão càng nhiều, dẫn đến sức tàn phá của nó cũng lớn theo.

Bão được hình thành như thế nào?

Phạm vi ảnh hưởng của bão rơi vào đường kính khoảng 300-500 km. Con số này rất lớn. Một số cơn bảo hiếm gặp được ghi nhận có đường kính lên tới 1000km. Như vậy, nếu có bão đi vào thì nó sẽ ôm trọn cả Miền Trung của đất nước ta.

Tuy nhiên, những cơn bão dù là lớn hay nhỏ thì luôn có những nơi mà bầu trời trong xanh, trời yên biển lặng và không gánh chịu ảnh hưởng gì từ cơn bão. Nơi đó chính là mắt bão. Khu vực này có đường kính từ 50-60 km.

Ngược lại với khu vực này thì nơi xung quanh mắt bão lại là một con quái vật đang ra sức càn quét mọi thứ mà nó đi qua. Người ta đo được rằng một cơn bão bình thường sẽ có năng lượng, sức mạnh mà nó tạo ra tương đương với 5 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Nhật Bản.

Tại sao bão hay vào miền Trung nước ta

Để trả lời cho câu hỏi tại sao bão hay vào miền Trung nước ta, có 3 nguyên nhân chính khiến cho bão thường lựa chọn miền Trung nhất. 

Do lực Coriolis 

Theo nguyên lý của lực Coriolis chúng ta biết được rằng cơn bão hình thành ở phía Bắc thì nó sẽ đi về bên phải, còn nếu hình thành ở phía Nam thì nó sẽ đi về bên trái. Việt Nam là một quốc gia nằm ở bán cầu Bắc và ở bên phải Biển Đông. Vì thế khi bão hình thành, nó sẽ có xu hướng đi theo hướng vào Việt Nam và chủ yếu là khu vực miền Trung. 

Do vị trí địa lý

Bão sẽ hình thành ở vĩ độ 5 - 20o ở cả 2 nửa bán cầu. Tại Việt Nam Miền Trung có vị trí địa lý từ tỉnh Lâm Đồng đến tỉnh Thanh Hóa nằm ở vĩ độ 10-20o Bắc. Do vậy khi hình thành một cơn bão mới trên biển Đông, miền Trung sẽ có nguy cơ phải đón nhận những cơn bão này đầu tiên.

➡️Xem ngay: Dự báo thời tiết 15 ngày tới

Do hiệu ứng Phơn [gió Lào]

Trong khí tượng học, hiện tượng gió vượt đèo được gọi là hiệu ứng phơn [foehn wind] hay gió phơn. Đây là hiện tượng gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng hơn. Đặc điểm gió là khô và nóng, làm cho khí hậu ở các vùng có gió phơn thổi tới sẽ mang nhiệt độ cao hơn và khô hơn. Điều này có thể gây ra cháy rừng, đất đai khô khốc. 

Tại Việt Nam, gió phơn được hình thành do nó đi từ vịnh Thái Lan vào đầu tháng 4 đến giữa tháng 9. Sau đó gió di chuyển theo hướng Tây Nam và Đông Bắc qua Campuchia và Lào.

Khi gió phơn tiếp cận dãy núi Trường Sơn sẽ tăng tốc nhanh, vượt qua và tràn xuống các vùng Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Gió phơn tác động mạnh nhất tới vùng Bắc Trung Bộ. Do hoạt động của gió Tây Nam Bắc Ấn Độ Dương vượt dãy Trường Sơn Bắc nên thời gian tác động vào đầu mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 7. 

Tại sao bão hay vào miền Trung nước ta

Miền Trung có gió phơn Tây Nam thổi qua  và thời tiết do gió phơn Tây Nam mang lại là thường xuyên gây mưa vì gió mang hơi ẩm rất lớn. Khi có bão hình thành ở biển Đông, do bị ảnh hưởng bởi gió phơn nên bão sẽ bị đẩy lên phía Bắc. Khi gió yếu đi, bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Hàng năm, miền Trung của Việt Nam thường phải hứng chịu những trận mưa lớn do những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc gây nên. Mỗi năm số lượng cơn bão đổ bộ miền Trung rất nhiều khoảng 8 cơn bão.

➡️Có thể bạn quan tâm: Lũ lụt là gì và các cách phòng chống lũ lụt hiện nay

Trên đây là tất cả thông tin về Bão và lí do tại sao bão hay vào miền Trung nước ta. Hy vọng rằng Việt Nam sẽ luôn có những dự báo thời tiết chính xác, kịp thời để phòng tránh cũng như biện pháp để ứng phó với những  bão. Từ đó đảm bảo an toàn cho người dân và ít thiệt hại về hoa màu. 

Video liên quan

Chủ Đề