Vì sao nhiều tại nạn giao thông

Vừa mới rạng sáng ngày 7/11/2011, xảy ra tai nạn giao thông [TNGT] thảm khốc trên quốc lộ 1A [thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận], làm chết cháy 10 người, bị thương 23 người; thì đến rạng sáng ngày 7/12/2011 [tròn đúng 1 tháng], lại xảy ra TNGT thảm khốc nữa trên quốc lộ 48C [thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An], cũng làm chết 10 người, bị thương 4 người ngồi trong chiếc xe ô tô tải ben biển kiểm soát [BKS] 37V-3851.

Tai nạn thảm khốc xảy ra trên quốc lộ 48C ngày 17-12 tại Nghệ An

Có thể nói, TNGT thảm khốc trên đường trường, quốc lộ hiện nay đang “báo động đỏ” đối với Uỷ ban An toàn giao thông [ATGT] quốc gia. Và riêng vụ TNGT xảy ra rạng sáng ngày 7/12/2011 nêu trên, “cháy nhà mới ra mặt chuột”, cơ quan điều tra ở địa phương “khui” ra chiếc xe ô tô tai nạn chở toàn gỗ lậu liên quan đến một số cán bộ Kiểm lâm [đã bị bắt giam].

Tuy nhiên, không đợi chờ người lái chiếc xe ô tô tải ben [BKS 37V-3851] hiện còn sống sót đang nằm nhà thương, được ra viện; dư luận nhân dân cho rằng: Uỷ ban ATGT quốc gia nên yêu cầu cơ quan chức năng ở Nghệ An, xúc tiến điều tra cho thấu đáo, không thiên lệch và không để sót những tội danh trực tiếp hay gián tiếp gây ra vụ TNGT thảm khốc [xảy ra rạng sáng ngày 7/12/2011].

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:

Cụ thể, song song với việc điều tra số cán bộ Kiểm lâm và lâm tặc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ gỗ lậu; cần khảo sát thực tế đoạn đường dốc Pù Huột [nơi xảy ra vụ TNGT trên quốc lộ 48C], về các chỉ tiêu kỹ thuật, các yếu tố hình học [bề rộng lề đường, độ dốc dọc, độ nhám mặt đường...], biển báo hiệu và hành lang an toàn quốc lộ có bảo đảm điều kiện ATGT theo tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật hay không? Trong trường hợp điều tra, khảo sát các điều kiện về đường sá, đoạn quốc lộ không bảo đảm tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến TNGT, thì cơ quan chức năng có thể quyết định khởi tố người làm đường.

Đồng thời, cần xác minh Giấy phép lái xe của người cầm lái ra sao? Và kiểm tra chiếc xe ô tô tải ben [BKS 37V-3851] chở số lượng gỗ lậu có vi phạm tải trọng hay không? Nếu vi phạm tải trọng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hiệu quả phanh xe và đó là một tình tiết tăng nặng vụ tai nạn. Ô tô tải ben tai nạn, được cơ quan chức năng cho phép chở mấy người? Vì vụ tai nạn làm chết 10 người, bị thương 4 người [đang ngồi trong chiếc xe ô tô tải ben chở cùng với gỗ]…

Trên cơ sở đó, khi người lái xe ra viện sẽ tiến hành “khám” phanh [thắng], lốp [vỏ] xe ô tô… Và làm các thủ tục tiếp theo, chẳng hạn quy trách nhiệm Hình sự [nếu như người lái xe có tội] để điều tra, kết luận, chuyển cơ quan Toà án xét xử lưu động, nghiêm khắc, nhằm tăng tính giáo dục răn đe,  không để TNGT xảy ra nhiều như thời gian qua trên quốc lộ .

                                                                      Nguyễn Thành Lập

LTS Dân trí - Trước tình trạng tai nạn giao thông xảy ra liên tục và có nhiều tai nạn thảm khốc, không thể chỉ dừng lại việc điều tra những nguyên nhân trực tiếp và tập trung vào người lái xe, mà cấn điều tra một cách toàn diện để thây được những nguyên nhân sâu xa như tác giả bài viết trên đây góp ý.

Chỉ có như vậy mới xử lý những kẻ có tội một cách công bằng, không để lọt tội trong những vụ gây ra tai nạn giao thông, đồng thời truy tìm đến cùng những nguyên nhân sâu xa để khắc phục triệt để, kiên quyết ngăn chặn  những vụ tai nạn giao thông xảy ra thảm khốc trên quốc lộ.  . 

Gần 85% số vụ do nam giới

Báo cáo về tình hình trật tự ATGT quý I của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy, toàn quốc xảy ra trên 4.600 vụ TNGT, làm chết trên 2.100 người, bị thương trên 3.600 người. Đáng lưu ý, kết quả phân tích 2.800 vụ cho thấy về giới tính có đến gần 85% do các vụ TNGT liên quan đến nam giới.

Giải thích vì sao số vụ TNGT xảy ra đối với nam giới cao hơn nữ giới, ông Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, đây là hiện tượng tương đối phổ biến không chỉ ở Việt Nam. Nam giới chiếm tỷ trọng lớn trong số nạn nhân TNGT, những người có độ tuổi vừa trưởng thành [18-22] có xác suất tai nạn lớn nhất, phần lớn do ở lứa tuổi đó, các kinh nghiệm lái xe, mức độ điềm tĩnh, nhường nhịn, khả năng kiềm chế... còn hạn chế.

"Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao nam giới có kỹ năng điều khiển phương tiện tốt hơn nữ giới nhưng lại chiếm tỷ lệ lớn nạn nhân TNGT? Trước hết, về khách quan, đến từ cơ cấu phương tiện sử dụng cũng như tần suất và cường độ điều khiển phương tiện. Nam giới lái xe nhiều hơn nữ giới, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do yêu cầu công việc, vai trò trụ cột trong gia đình, truyền thống văn hóa xã hội, trong đó nam giới có vị trí và cơ hội đi lại làm việc nhiều hơn. Về nguyên tắc, càng đi lại nhiều thì rủi ro gặp TNGT càng lớn. Về chủ quan, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của nam giới, thông thường họ lái xe với tốc độ cao hơn nhưng độ thận trọng lại kém nữ giới", ông Minh nói và nhấn mạnh: Tại Việt Nam, hiện tượng uống rượu bia khi lái xe khá phổ biến, nam giới uống nhiều rượu bia hơn nên số vụ TNGT liên quan đến nam giới chiếm nhiều hơn. Uống rượu, bia khi lái xe là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến TNGT.

Giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội Nguyễn Văn Lượt cho biết, nghiên cứu cho thấy, xu hướng nam giới có nhiều hành vi nguy cơ hơn khi tham gia giao thông so với nữ giới, từ nhắn tin, gọi điện, đi sai làn, chạy quá tốc độ, không đội MBH cho đến sử dụng các chất kích thích… "Có thể giải thích thực trạng này do sự khác biệt tâm lý cá nhân giữa nam và nữ. Phần lớn nữ giới thường hay lo sợ và nhạy cảm hơn đối với các vấn đề có tính rủi ro, nguy hiểm. Do đó họ cẩn thận, chú ý hơn khi ra ngoài so với nam giới cũng như cẩn trọng hơn trong hành động của bản thân", ông Lượt cho hay.

PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] tại Việt Nam cho biết, khoảng trên 80% số ca tử vong do TNGT xảy ra ở nam giới. Trong số các tài xế trẻ tuổi, nam giới dưới 25 tuổi tử vong cao gấp 3 lần trong một vụ tai nạn ô tô so với nữ giới trẻ tuổi. Theo ông Trung, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam uống rượu bia và uống thường xuyên rất thấp, trong khi tỷ lệ đàn ông uống rượu bia gây TNGT cao chiếm ít nhất 40% nạn nhân TNGT.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến TNGT là do vừa điều khiển mô tô vừa dùng điện thoại - Ảnh: Tạ Tôn

Giải quyết vấn đề trên quan điểm bình đẳng giới

Theo ông Trần Hữu Minh, khi đã xác định đối tượng nam giới bị tai nạn nhiều hơn cần tập trung tuyên truyền thay đổi hành vi của nam giới. Tuy nhiên, nữ giới chiếm 50% của thế giới, nếu chỉ tập trung tuyên truyền ATGT vào nam giới thì chỉ giải quyết một nửa vấn đề mà cần giải quyết vấn đề trên quan điểm bình đẳng giới. Những vấn đề của nam giới sẽ được giải quyết nếu có sự hỗ trợ từ nữ giới. Nếu tăng cường tuyên truyền kiến thức ATGT của nam giới cho nữ giới để họ dùng kiến thức này thay đổi nhận thức của nam giới là điều quan trọng.

Ông Minh nhìn nhận, hành vi của một con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chuẩn mực đạo đức, sức ép và thông lệ, chuẩn mực của xã hội. Những ý kiến, quan điểm của cộng đồng có vai trò hết sức quan trọng trong điều chỉnh hành vi của cá nhân. Người vợ, người mẹ, người yêu nếu có kiến thức nhất định về ATGT để góp ý thay đổi hành vi của người con, người chồng. Người chồng say rượu, vợ có thể không cho lái xe hay chạy quá tốc độ thì yêu cầu đi chậm lại hoặc tất cả thành viên gia đình đi xe phải cài dây bảo hiểm…

Phía cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục hoàn thiện hạ tầng để người dân thực hiện hành vi đúng pháp luật dễ dàng nhất. Ngoài ra, ông Minh cho rằng, công tác xử phạt cần tăng cường nhưng không phải theo hướng xử phạt nặng một lần mà nên xử phạt theo hệ dữ liệu quốc gia và có quản lý tái phạm và phạt lũy tiến nếu tái phạm. Như vậy mới có tác dụng nhắc nhở, răn đe.

"Cần thiết lập cơ chế, quy trình xử phạt nguội hiệu quả. Vào 5 - 6h sáng, tại một nút giao thông do không có lực lượng chức năng, không có xử "phạt nguội" nhiều người đã vượt đèn đỏ. Nếu trường hợp người dân biết bị phạt nguội sẽ tự giác chấp hành ngay cả khi không có lực lượng chức năng. Nếu làm được như vậy, tôi tin là hành vi tham gia giao thông của người dân sẽ thay đổi", ông Minh khẳng định.

PGS.TS. Triệu Nguyên Trung cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện cặp hành động "tuyên truyền và xử phạt", lấy các chế tài, xử phạt làm thông điệp tuyên truyền. Xử phạt chính là một phần của giáo dục tuyên truyền.

Dùng công cụ kinh tế điều chỉnh hành vi của nam giới

Theo ông Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, những kinh nghiệm quốc tế có giá trị tham khảo rất tốt. Đó là việc dùng công cụ kinh tế để điều chỉnh hành vi của nam giới, trong đó bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với nam giới cao hơn nữ giới. Nghiên cứu các mức bảo hiểm cao hơn với những loại xe có rủi ro gây TNGT cao, thường gắn liền với nam giới: Xe phân khối lớn, tốc độ cao...

Để phát huy chính sách bảo hiểm trên một cách hiệu quả, cần có hệ dữ liệu quốc gia để quản lý hành vi tái phạm, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan có liên quan, trong đó có bảo hiểm. Đồng thời, kết hợp các giải pháp tuyên truyền với kiểm tra giám sát xử lý vi phạm, xử phạt nguội dựa trên hệ dữ liệu quốc gia về vi phạm trật tự ATGT và xử phạt lũy tiến nếu tái phạm. Tăng cường xử phạt về tư pháp với vi phạm TTATGT để tăng hiệu lực và tác dụng răn đe với hành vi vi phạm.

Những giải pháp trên cũng liên quan tới sửa đổi rất nhiều quy định pháp luật. Hệ dữ liệu quốc gia về TTATGT chỉ có thể triển khai hiệu quả nếu quy định thống kê về vi phạm TTATGT trở thành quy định bắt buộc trong Luật Thống kê. Muốn xử phạt lũy tiến với tái phạm cần sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc điều chỉnh mức độ bảo hiểm theo mức độ rủi ro của người lái và phương tiện đòi hỏi phải sửa đổi Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới... Tuy nhiên, đây là những xu hướng tất yếu sẽ xảy ra.

                                       Nguồn: Báo giao thông

Video liên quan

Chủ Đề