Vì sao nói ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

Có ý kiến cho rằng: “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy như 2 mặt của một tờ giấy”, tức là cho rằngngôn ngữ và tư duythống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Không có ngôn ngữ con người không thể tư duy vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư tưởng, là công cụ để hình thành tư tưởng.Tư duylà một thực thể tinh thần muốn tồn tại, muốn được truyền bá và phát triển trong xã hội con người, phải “nương tựa” vào thực thể vật chất là ngôn ngữ.

Ngược lại, không có tư duy thì sẽ không bao giờ có ngôn ngữ vì tư duy cung cấp nội dung tinh thần, đảm bảo cho ngôn ngữ tồn tại. Không có các kết quả tư duy [khái niệm, phán đoán,…] ngôn ngữ chỉ còn là hình thức âm thanh thuần túy, không có tiếng nước chảy, gió thổi hay tiếng ho, hắt hơi, hay tiếng khóc con người.

Tóm lại,mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tư duythống nhất với nhau như “hai mặt của một tờ giấy” không thể cắt mặt phải mà không đồng thời cắt luôn cả mặt trái.

Ngôn ngữ và tư duy, nhìn từ quan điểm sự ra đời và phát triển của nhận thức

Bài viết của JEAN PIAGET[1]

Giáo sư Révesz, ông bạn lâu năm của tôi, có đề nghị tôi cho biết một vài suy nghĩ về mối quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ và tư duy nhìn từ quan điểm của tôi, nghĩa là từ quan điểm về sự sinh triển của trí khôn [sự ra đời và phát triển nhận thức], nhất là sự sinh triển các thao tác lôgic [ở trẻ em]. Những ý kiến trong bài viết dưới đây được tập hợp theo ba chủ đề chính: mối tương quan giữa ngôn ngữ và tư duy, trước tiên là ở giai đoạn trẻ em bắt đầu sở đắc ngôn ngữ; thứ hai là trong giai đoạn trẻ em sở đắc các thao tác lôgic mà chúng tôi gọi là giai đoạn của các thao tác cụ thể [trẻ em ở độ tuổi 7 đến 11 thực hiện các thao tác lôgic phân loại và lôgic các mối tương quan được thực hiện trên các vật thật theo kiểu sử dụng đôi tay [manipulable]; cuối cùng là giai đoạn thứ ba, giai đoạn của các thao tác hình thức hoặc liên-mệnh đề [phải đến độ tuổi 12-15 thì trẻ em mới có thao tác lôgic mệnh đề].

I. TƯ DUY VÀ CHỨC NĂNG BIỂU TRƯNG

Khi ta so sánh một em nhỏ 2-3 tuổi lúc này đã có khả năng bày tỏ bằng lời nói một cách sơ đẳng, với một em bé 8-10 tháng tuổi có trí khôn chỉ mới ở hình thức cảm giác-vận động[2], tức là không có phương tiện nào khác ngoài những sự tri giác và sự vận động, thì thoạt đầu có vẻ như hiển nhiên là ngôn ngữ đã làm biến đổi tận nền tảng trí khôn này, làm cho đứa trẻ bắt đầu có thêm sự hoạt động của “tư duy”. Như thế, nhờ có ngôn ngữ mà trẻ em đã có thể gợi ra trong đầu những tình huống và được giải phóng khỏi những ranh giới của không gian gần và của hiện tại thuần túy, tức là được giải phóng khỏi những giới hạn của trường tri giác, trong khi trí khôn cảm giác-vận động hầu như hoàn toàn bị giới hạn ở trong những ranh giới như vậy. Thứ hai, nhờ có ngôn ngữ mà trẻ em đã không còn chỉ nhận biết đồ vật và sự việc trong tính trực tiếp của chúng, mà đã biết lồng ghép chúng [đồ vật và sự việc] vào trong phạm vi của khái niệm và các mối tương quan qua đó làm phong phú sự nhận thức của mình. Nói ngắn gọn, người ta dễ đơn thuần so sánh trẻ em ở giai đoạn trước và sau khi chúng có ngôn ngữ, dễ đồng tình với Watson[3] và nhiều nhà tâm lý học khác với kết luận cho rằng ngôn ngữ là cội nguồn của tư duy.

Song, nếu ta xem xét gần hơn nữa những thay đổi của trí khôn diễn ra vào thời điểm trẻ em sở đắc về ngôn ngữ [giai đoạn từ 2-3 tuổi] thì ta thấy việc sở đắc này không duy nhất chịu trách nhiệm cho những thay đổi như vậy. Có thể coi trẻ em ở giai đoạn này có hai “cái mới” có tính cốt yếu, như chúng ta vừa ôn lại ở trên: cái mới thứ nhất là trẻ em đã có những bước đầu tiên của biểu tượng, cái mới thứ hai là trẻ em đã bước đầu có sự hình thành cấu trúc hành vi có tính biểu tượng [schématisation représentative], xét như đối lập với cấu trúc hành vi ở trình độ cảm giác-vận động vốn dựa vào bản thân các hành động hoặc những hình thức tri giác. Vậy là, còn có những nguồn gốc khác nữa ngoài ngôn ngữ để ta có thể lý giải những biểu tượng hoặc những cấu trúc hành vi biểu tượng nào đó. Ngôn ngữ tất yếu phải gắn với sự giao tiếp giữa các cá nhân và nó được cấu tạo bởi một hệ thống những dấu hiệu [signes] [tức những cái signifiants: những cái năng biểu “có tính võ đoán” hay có tính quy ước nói chung, trong đó ngôn ngữ xét như là hệ thống những “dấu hiệu”]. Song, ngoài phương diện ngôn ngữ ra thì trẻ nhỏ [ở độ tuổi 2-3] vốn ít bị xã hội hóa hơn so với trẻ sau 7-8 tuổi và nhất là so với người trưởng thành, thế thì trẻ ở độ tuổi này cần một hệ thống những năng biểu khác có tính cá nhân hơn và “có động cơ” hơn: ở trẻ nhỏ [ở độ tuổi này] đó là những biểu tượng mà hình thức phổ biến nhất được thấy trong trò chơi mang tính biểu trưng hoặc trò chơi của trí tưởng tượng [trò chơi hư cấu]. Thế mà trò chơi biểu trưng lại xuất hiện gần như cùng thời kỳ với ngôn ngữ, nhưng độc lập với ngôn ngữ và đóng vai trò đáng kể trong tư duy của trẻ nhỏ với tư cách là nguồn gốc của những biểu tượng cá nhân [những biểu tượng đồng thời mang tính nhận thức lẫn xúc cảm] và đồng thời cũng là nguồn gốc của sự hình thành những cấu trúc hành vi biểu tượng cá nhân [các “schème]. Chẳng hạn hình thức đầu tiên của trò chơi biểu trưng mà tôi quan sát thấy ở con gái tôi là giả cách ngủ [faire semblance de dormir]: một sáng sau khi đã thức dậy và đã ra khỏi giường mình, cháu ngồi trên giường của mẹ và nhìn thấy một góc chiếc d’ra trải giường và nó làm cháu nhớ lại góc chiếc gối cháu vẫn nằm [phải nói ngay rằng trẻ em để tự dỗ giấc ngủ chúng bao giờ cũng dùng một tay nắm lấy một góc chiếc gối và dút ngón tay cái của bàn tay ấy vào miệng]; cháu ngồi ở đó, tay nắm chặt lấy một góc chiếc d’ra, ngón tay cái đặt vào miệng, mắt nhắm lại, ngoác miệng cười. Chúng ta có ở đây ví dụ về một biểu tượng độc lập với ngôn ngữ song được gắn liền với một biểu trưng trò chơi, biểu trưng ấy nằm ở những cử chỉ bắt chước như thật những cử chỉ vốn thường đi kèm với một hành động xác định: đây chính là dấu hiệu của “biểu tượng”: hành động được diễn lại như vậy chẳng có gì liên quan tới hiện tại hay thực tế cả, nó tự quy chiếu tới một ngữ cảnh hay tình huống chỉ đơn giản được gợi lại trong đầu.

Nhưng trò chơi biểu trưng không phải là hình thức duy nhất của thế giới biểu trưng của cá nhân. Ta có thể dẫn ra một hình thức thứ hai, nó cũng bắt đầu tại cùng giai đoạn này và cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự ra đời và phát triển của biểu tượng: đó là hành vi bắt chước được triển hạn [imitation différée], tức lần đầu tiên trẻ em biết bắt chước mà không cần có mặt “cái mẫu” tương đương. Một cô con gái của tôi đã làm như thế, trong một lần nọ cháu đón một cậu bạn đến chơi, cháu rất ngạc nhiên khi thấy cậu bé này đột nhiên giận dữ, gào khóc, đập chân. Con gái tôi không phản ứng gì trước mặt cậu bé, nhưng sau khi cậu bé ra về thì con gái tôi đã bắt chước toàn bộ cảnh nói trên mà bản thân cháu hoàn toàn không có sự giận dữ gì cả.

Thứ ba, ta thậm chí có thể xếp toàn bộ thế giới hình ảnh tinh thần [imagerie metale] vào chung lớp các biểu trưng của cá nhân. Hình ảnh [tức “biểu tượng nói trung được hình dung ở trong tâm trí, bao gồm cả “khái niệm”] như chúng ta biết, không phải là một yếu tố của bản thân tư duy, cũng không phải là một sự nối dài trực tiếp từ sự tri giác: nó là một biểu trưng về đối tượng [ở bên ngoài trí óc], và ở giai đoạn của trí khôn cảm giác-vận động thì trẻ em vẫn chưa cho thấy có dấu hiệu về nó [bởi nếu trí khôn cảm giác-vận động mà có khả năng biểu trưng thì việc giải quyết những vấn đề có tính thực tiễn sẽ dễ dàng hơn nhiều]. Biểu tượng có thể được hiểu như là một sự bắt chước ở bên trong [imitation intériorisée]: hình ảnh âm thanh[4] chẳng qua chỉ là sản phẩm mô phỏng ở bên trong của âm [son] tương ứng và hình ảnh thị giác là sản phẩm của một sự bắt chước vật thể hoặc người [ở bên ngoài], bắt chước bằng toàn bộ cơ thể hoặc bằng những chuyển động của mắt nếu là hình thù có kích thước nhỏ.

Như vậy, ba loại biểu trưng cá nhân mà chúng ta vừa kể ra [ta có thể bổ sung biểu trưng bắt gặp trong chiêm bao [symbole onirique], nhưng như thế vấn đề tranh luận sẽ quá dài, là có nguồn gốc từ hành vi bắt chước. Do đó bắt chước là một trong những điều kiện cho sự chuyển đổi từ hành vi cảm giác-vận động sang hành vi biểu tượng và một cách tự nhiên nó độc lập với ngôn ngữ mặc dù nó phục vụ đích xác việc học ngôn ngữ.

Do đó chúng ta có thể thừa nhận rằng có tồn tại một chức năng biểu trưng lớn hơn ngôn ngữ và bao gồm cả hệ thống những biểu trưng hiểu theo nghĩa nghiêm ngặt chứ không chỉ là hệ thống các dấu hiệu của lời nói. Như thế ta có thể nói rằng phải tìm nguồn gốc của ngôn ngữ ở trong chức năng biểu trưng. Song, ta cũng có thể khẳng định được một cách hoàn toàn chính đáng rằng bản thân chức năng biểu trưng được giải thích thông qua sự hình thành những biểu tượng. Thật vậy, đặc thù của chức năng biểu trưng nằm ở việc phân biệt hóa được cái năng biểu [signifiant] [các dấu hiệu hoặc biểu trưng] và cái sở biểu [signifié] [các vật thể hoặc sự kiện], cả hai được tựu thành ở “schème” hay là được khái niệm hóa [conceptualisé]. Ở giai đoạn cảm giác-vận động đã tồn tại các hệ thống biểu thị ý nghĩa [signification] có cơ sở cảm giác-vận động, bởi lẽ mọi sự tri giác và mọi sự thích nghi của nhận thức [adaptation cognitive] nằm ở việc gán [gán cho đối tượng] những biểu nghĩa [hay là những sự biểu thị ý nghĩa [hình thù, mục đích hoặc phương tiện v.v.][5]. Thế nhưng ở giai đoạn cảm giác-vận động thì đứa trẻ chỉ nhận biết được cái năng nghĩa duy nhất là những chỉ hiệu [indice[6]] [đối lập với chỉ hiệu là những dấu hiệu và biểu trưng] hoặc là tín hiệu [signal] [ở trường hợp của hành vi phản xạ có điều kiện]. Như vậy, chỉ hiệu và tín hiệu là cái năng biểu không được phân biệt một cách tương quan với cái sở biểu [le signifié]: thực ra chúng chỉ là bộ phận hoặc phương diện của cái sở biểu chứ không phải là biểu tượng thay thế làm gợi ra ở trong tâm trí cái sở biểu; chúng dẫn đến cái sở biểu như là cái bộ phận dẫn đến cái toàn bộ hoặc phương tiện dẫn đến mục đích chứ không phải như là một dấu hiệu hay một biểu trưng cho phép gợi ra bằng tư tưởng một vật hay một sự kiện không có mặt vào lúc ấy. Sự cấu tạo nên chức năng biểu trưng, trái lại, nằm ở việc phân biệt hóa cái năng biểu với cái sở biểu theo cách sao cho cái thứ nhất cho phép gợi ra biểu tượng về cái thứ hai. Tự hỏi phải chăng chức năng biểu trưng sản sinh ra tư duy hay là tư duy là cái cho phép sự hình thành nên chức năng biểu trưng do đó là một vấn đề vô ích chẳng khác gì tìm hiểu xem dòng chảy hay hai bờ làm thành hướng chảy của một con sông.

Song, bởi lẽ ngôn ngữ chỉ là một hình thái đặc thù của chức năng biểu trưng, và biểu trưng cá nhân dĩ nhiên đơn giản hơn dấu hiệu có tính tập thể, cho nên ta được phép kết luận rằng tư duy có trước ngôn ngữ và ngôn ngữ chỉ đơn thuần làm biến đổi sâu sắc tư duy bằng việc nó giúp cho tư duy thích nghi để đạt tới trạng thái lấy lại sự cân bằng thông qua một quá trình được thúc đẩy hình thành nhanh hơn các “schème” và một quá trình trừu tượng hóa linh hoạt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề