Vì sao Pháp chọn Điện Biên Phủ làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược

Quân đoàn 1 hành quân thần tốc tiến công địch trên hướng Bắc Sài Gòn

[GDVN] - "Đi xa, tiến sâu, đánh thắng trận đầu, thắng lợi giòn giã liên tục đến thắng lợi hoàn toàn" là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đoàn 1.

Năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã bước vào năm thứ tám. Tám năm đó là những năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và anh dũng của quân đội và nhân dân ta chống lại quân đội xâm lược của đế quốc Pháp có can thiệp Mỹ giúp sức. Thắng lợi của quân và dân ta trong hè thu 1953, đặc biệt là chiến thắng tây nam Ninh Bình, tạo thêm thuận lợi để cả nước bước vào chiến cuộc Đông Xuân.

Trước đó, với thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc mùa đông năm 1952 và chiến dịch Thượng Lào cuối xuân - đầu hè năm 1953, cục diện chiến tranh ở Việt Nam nói riêng và ở Đông Dương nói chung càng chuyển biến mạnh theo hướng có lợi cho quân và dân ta, bất lợi cho thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Để cứu vãn tình thế, Chính phủ Pháp tiến hành cải tổ bộ máy lãnh đạo và chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, may chăng có được chính sách mới, tìm cho nước Pháp một “lối thoát danh dự”.

Với hy vọng đó, Hăng-ri Na-va, một viên tướng tài năng, đang giữ chức Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh lục quân Trung Âu thuộc khối quân sự Bắc Đại Tây Dương [NATO] được điều sang giữ chức Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương thay cho tướng Xa-lăng bị triệu hồi. Tướng Na-va đã thông qua Hội đồng Quốc phòng tại Pa-ri bản kế hoạch chiến lược mới của mình, được chính giới Pháp và Mỹ đánh giá rất cao, mang tên là “kế hoạch Na-va”.

Cho tới những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 1953, Na-va và bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương còn rất chủ quan. Với một số kết quả hoạt động quân sự của phía Pháp trong mùa thu 1953, Na-va cho rằng việc triển khai kế hoạch chiến lược mới của quân Pháp đang trên đà phát triển thuận lợi và kế hoạch tác chiến thu đông của ta đã bước đầu bị phá vỡ.

Vì thế, cuộc hành quân Hải Âu đánh ra vùng tự do tây nam Ninh Bình vừa chấm dứt ngày hôm trước, thì ngày hôm sau [7-11-1953] Na-va cho phát đi một bức thư gửi các sĩ quan, binh lính thuộc quyền, trong đó ông ta giải thích: “ Tôi có nói với các bạn rằng tôi sẽ nắm quyền chủ động bằng những cuộc hành quân lớn và tôi sẽ phóng vào lúc và nơi mà tôi sẽ lựa chọn. Cuộc hành quân Hải Âu là đòn đầu tiên trong những đòn mà tôi có ý định đánh vào đối phương.

Trong cuộc hành quân đó, chúng ta đã đạt được mục tiêu của chúng ta: lợi thời gian, chúng ta đã buộc Bộ tư lệnh Việt Minh phải xét lại kế hoạch tiến công và sẽ phải sửa đổi lại tới một ngày mà họ mong có thể hoạt động mạnh mẽ. Chúng ta đã nắm quyền chủ động và chúng ta muốn giữ vững quyền đó”.

Trong cuộc họp báo ngày 7-11-1953, trung tướng Cô-nhi, tư lệnh quân Pháp ở Bắc Bộ, đã tuyên bố: “…Tôi xin cải chính, cuộc hành quân Hải Âu không hề nhằm mục đích chiếm đóng vĩnh viễn đất đai. Vùng Nho Quan không có lợi gì cả, ta cũng chưa có ý định chiếm Thanh Hóa. Ta đổ bộ vào Duyên Hải Thanh Hóa là để đánh lừa Việt Minh mà thôi.

Quả nhiên chúng đã bị lừa, ta đã đạt được mục đích. Chúng ta đã thắng lợi, loại trừ được Sư đoàn 320 ra ngoài vòng chiến, giam chân Sư đoàn 304 ở Thanh Hóa, trì hoãn được cuộc tiến công Thu Đông của Việt Minh vào đồng bằng Bắc Bộ, quân đội viễn chinh Pháp đã thành công trong việc mở đầu một chiến thuật tiến công mới” [theo tin báo Tia sáng, Hà Nội, ngày 9-11-1953].

Phụ họa những lời tuyên bố của giới quân sự Pháp, các tờ báo xuất bản ở Pa-ri, Sài Gòn, Hà Nội trong thời gian này đều đăng trên trang đầu nhiều bài ca ngợi “thắng lợi rực rỡ” của phía Pháp trong cuộc đánh ra tây nam Ninh Bình. Tờ Paris Press [Bản tin Pa-ri] ra ngày 2-11-1953 đưa ra lời bình luận: “Tướng Na-va đã thắng hiệp đầu trong cuộc đọ sức tay đôi với tướng Giáp”.

Trong không khí lạc quan như vậy, bỗng nhiên Na-va nhận được báo cáo “Đại đoàn 316 đóng quân ở phía nam Hòa Bình từ ngày 15 tháng 11 sẽ di chuyển về xứ Thái, nơi mà nó đã có sẵn một trung đoàn [trung đoàn 176]. Dự kiến Đại đoàn 316 sẽ đến Tuần Giáo vào khoảng từ ngày 7 đến 11 tháng 12 năm 1953”.

Tin này chứng tỏ rằng hướng tấn công chủ yếu của đối phương trong chiến cuộc 1953-1954 không phải là đồng bằng Bắc Bộ như ông ta và bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã phán đoán, mà có thể lại chính là Tây Bắc. Và như thế cả Thượng Lào cùng kinh đô Luông Phra Băng đều bị uy hiếp.

Tiếp tục thực hiện chiêu bài độc lập giả hiệu, ngày 22-10-1953 chính phủ Pháp đã ký với chính quyền tay sai một hiệp ước công nhận Lào là một nước độc lập trong khối liên hiệp Pháp. Việc để mất kinh đô Luông Phra Băng và Thượng lào ngay khi ký một hiệp ước “phòng thủ chung” giữa Pháp và Lào vừa được ký kết, có thể dẫn tới những hậu quả chính trị, quân sự khó lường.

Suy đi nghĩ lại, cuối cùng Na-va thấy cần phải “đi trước hành động của Đại đoàn 316 bằng cách tăng cường hệ thống bố trí ở xứ Thái, che chở cho Luông Phra Băng”. Để thực hiện ý đồ đó, ngày 2 tháng 11, Na-va chỉ thị cho tướng Cô-nhi chuẩn bị chiếm đóng Điện Biên Phủ bằng một cuộc hành binh không vận vào trước ngày 1 tháng 12 [tức là khoảng 15 ngày, trước khi Đại đoàn 316 có thể đến được vùng này.

Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn như đã trình bày ở trên, cách Hà Nội khoảng 300 ki lô mét đường chim bay, cách Luông Phra Băng khoảng 200 ki lô mét. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, trên một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng, có sông Nậm Rốm chảy theo hướng nam - bắc đổ xuống sông Nậm Hu và có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889.

Theo đánh giá của Na-va và nhiều nhà quân sự Pháp thì Điện Biên Phủ “là một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á – một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc”.

Đó là “một cái chìa khóa để bảo vệ Thượng Lào”, một “bàn xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Myanma, Trung Quốc. Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp “có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong năm 1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của đối phương nếu họ đến đấy”.

Việc tướng Na-va có ý định đưa quân lên chiếm đóng Điện Biên Phủ không phải là điều gì mới lạ. Trước đây Xa-lăng đã từng rất mong muốn đưa quân lên chiếm đóng Điện Biên Phủ, nhưng chưa thực hiện được. Tướng Cô-nhi cũng đã đề nghị với Na-va thực hiện điều đó từ tháng 6 năm 1953.

Cô-nhi cho rằng “muốn giành chủ động phải chiếm đóng Điện Biên Phủ”. Nhưng tới khi Na-va quyết định hành động, thì do lo sợ sẽ thiếu quân để bảo vệ “đồng bằng có ích”, Cô-nhi và một số sĩ quan dưới quyền của ông ta đã có những ý kiến trái ngược hẳn lại.

Video liên quan

Chủ Đề