Việc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật cần phải:

Mỗi vụ gieo cấy, ngoài công việc chọn giống, vấn đề phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại cũng góp phần rất quan trọng cho việc nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Việc sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] diệt trừ các đối tượng gây hại, ít độc hại, ít ảnh hưởng tới môi trường và cải thiện chất lượng nông sản là cần thiết, đó cũng là biện pháp thiết thực tăng thu nhập cho nhà nông.

Biện pháp chính bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều lợi ích, trong đó, nổi bật là phòng, trừ sâu bệnh gây hại, giúp tăng năng suất, sản lượng, bảo quản nông sản. Nếu sử dụng thuốc BVTV đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao.

Theo Cục Bảo vệ Thực vật [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn], Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với đặc thù nóng ẩm, mưa nhiều. Ðiều này tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng đồng thời cũng là điều kiện cho những loại sinh vật gây hại sinh sôi, nảy nở nhanh. Cùng với đó, vấn đề thâm canh tăng năng suất và biến đổi khí hậu cũng khiến cho nhiều sinh vật gây hại phát sinh, phá hoại trên diện rộng. Trong những trường hợp này, nếu không sử dụng thuốc BVTV để phòng, trừ dịch bệnh, ngành nông nghiệp sẽ tổn hại rất lớn.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV cũng có thể gây ra nhiều hậu quả, như dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư trên nông sản, làm giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường, làm ngộ độc cấp tính người tiêu dùng; làm tăng nguy cơ về an toàn thực phẩm; diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích [thiên địch], là điều kiện để dịch bệnh phát triển, làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm…

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả

Để sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, nhà nông cần phải thực hiện nguyên tắc 4 đúng bao gồm: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly và thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng về đúng nơi quy định; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.

Nguyên tắc đúng thuốc: Đây là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo hiệu quả khi phun. Khi sử dụng thuốc BVTV, cần phải biết rõ loài sâu bệnh cần phòng trừ, tham vấn ý kiến cán bộ chuyên môn BVTV hoặc cán bộ nông nghiệp địa phương. Ưu tiên lựa chọn sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, động vật máu nóng. Cần chọn mua những loại thuốc an toàn với cây trồng, ít gây hại với người tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú ý khi mua và sử dụng thuốc diệt cỏ.

Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng: Cần sử dụng đúng nồng độ, liều lượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước pha trộn để phun trên một đơn vị diện tích cây trồng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật. Việc tùy tiện tăng nồng độ thuốc lên cao sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng, cây trồng, vật nuôi, môi trường và làm tăng chi phí; còn nếu phun ở nồng độ quá thấp sẽ làm cho sâu bệnh nhờn thuốc, kháng thuốc, tạo nguy cơ bùng phát dịch.

Để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng, nồng độ, phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng tay. Phải phun hết lượng thuốc đã pha trộn, không để dư thừa qua hôm sau hay lần sau.

Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng lúc: Thông thường, mỗi loại sâu bệnh đều chỉ phát triển ở một giai đoạn cụ thể trên cây trồng, và phụ thuộc vào cả yếu tố thời tiết. Công tác thăm đồng rất quan trọng. Vì nó giúp kịp thời phát hiện sớm các loại sâu bệnh.

Cần phun thuốc vào thời điểm sâu bệnh dễ bị tiêu diệt, phun ở giai đoạn tuổi nhỏ đối với sâu và ở giai đoạn đầu đối với bệnh. Phun vào lúc trời râm mát, không có gió to để thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơn trên bề mặt lá. Hạn chế phun lúc cây đang ra hoa. Việc phun thuốc khi trời nắng nóng sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc, còn phun khi trời sắp mưa có thể làm rửa trôi thuốc. Không phun thuốc vào thời điểm sắp thu hoạch [thời gian cách ly tùy thuộc từng loại thuốc, thường có khuyến cáo là thời gian trước thu hoạch]. Phun khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đạt đến ngưỡng gây hại kinh tế.

Nguyên tắc sử dụng thuốc đúng cách: Đa số các loại thuốc BVTV được khuyến cáo phun lên cây trồng, bên cạnh đó cũng có một số loại thuốc dùng để rắc hoặc rải xuống đất để trừ dịch hại, người sử dụng cần đọc kỹ các thông tin hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì để sử dụng cho đúng. Việc trang bị các loại bảo hộ lao động: Kính, khẩu trang, găng tay, áo mũ bảo hộ sẽ làm hạn chế việc thuốc tiếp xúc hoặc xâm nhập vào trong cơ thể người phun thuốc.

Bên cạnh đó, người sử dụng cũng thường xuyên hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau để giảm công phun, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể sử dụng biện pháp này được bởi vì mỗi loại thuốc BVTV đều có những đặc tính về lý tính, hóa tính khác nhau. Hỗn hợp thuốc chưa đúng kỹ thuật sẽ làm giảm tác dụng của hỗn hợp, cũng như tính năng tác dụng của từng loại thuốc.

Như vậy có thể thấy việc áp dụng không đúng và hoặc không đủ nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV sẽ để lại những hậu quả như: hiệu quả phòng trừ dịch hại thấp, ảnh hưởng ngộ độc cho cây trồng, lãng phí tiền của của người sử dụng gây ô nhiễm môi trường và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Để đảm bảo hiệu quả phòng trừ dịch hại, an toàn cho cây và sức khỏe của mình, bà con nông dân cần đọc kỹ nhãn thuốc và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Thường xuyên tham dự các lớp tập huấn về sử dụng an toàn hiệu quả thuốc BVTV của các cơ quan chuyên ngành về trồng trọt.

Khi chưa biết rõ về tính năng, công dụng và cách sử dụng của một loại thuốc nào đó, nên liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất để được tư vấn, tuyệt đối không dùng thuốc BVTV tùy tiện theo thói quen và suy đoán.

Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế thiên về nông nghiệp. Muốn việc làm nông được dễ dàng, không thể thiếu sự hỗ trợ của thuốc bảo vệ thực vật. Thuốc này có tác dụng cây cối khỏi sâu bệnh; nhưng lại ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chính vì vậy, pháp luật quy định rất chặt chẽ các điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Vậy điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có dự định mở một cửa hàng chuyên cung cấp các loại thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên tôi không nắm rõ các điều kiện để thành lập cửa hàng? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.

Tại Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật phải được đăng ký; và được phép sử dụng trong danh mục được phép sử dụng. Chính bởi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây hại cho môi trường; gây ra bệnh tật cho con người và động vật xung quanh; nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Mời bạn đọc tham khảo:

Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện chi tiết sau:

  • Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học, nông học; người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật.
  • Nhà xưởng; kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải được bố trí trong khu công nghiệp và đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
  • Thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật; sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng quy trình, công nghệ sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
  • Hệ thống xử lý chất thải rắn; khí thải; nước thải phải đáp ứng quy định pháp luật và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
  • Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001; hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp cấp.

Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định sau:

  • Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học; hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
  • Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước [sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước] tối thiểu 20 m.
  • Có kho thuốc đúng quy định; trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố.

Như vậy, để được phép buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, trước tiên quan tâm đến điều kiện về người quản lý. Người trực tiếp quản lý hoặc bán thuốc phải có trình độ, bằng cấp nhất định. Cụ thể ở đây là đạt trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

Bên cạnh đó cũng chú ý về địa điểm cửa hàng. Phải buôn bán ở một địa điểm cố định; tách biệt với khu dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; cách xa nguồn nước. Bởi lẽ thuốc bảo vệ thực vật có mức độ độc hại nhất định; có thể ảnh hưởng đến thức ăn, đồ uống, đặc biệt là nguồn nước.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện về kho thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Kho thuốc bảo vệ thực vật• Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;

• Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước [sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước] tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

Có được kinh doanh chung thuốc bảo vệ thực vật với các loại thực phẩm không?

Câu trả lời là không. Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y

Điều kiện về diện tích địa điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật?

Nơi kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 m2; Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió. Nếu là thuê nhà để bán thì phải có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.

Sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có cần phòng thí nghiệm không?

Câu trả lời là có. Phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được đăng ký, chỉ định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với phòng thử nghiệm đã được đăng ký, chỉ định.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.

0 trên 5

Video liên quan

Chủ Đề