Việt Nam có tất cả bao nhiêu cảng biển?

Các cảng biển ở Việt Nam thường có tên gọi giống với tỉnh – thành phố trực thuộc. Có thể hiểu là các cảng biển được đề cập trong bài viết này thuộc dạng là cụm cảng biển trực thuộc tỉnh hoặc thành phố.

Bài viết này được tổng hợp vào tháng 3 năm 2023, với số liệu được lấy từ Cục hàng hải Việt Nam thuộc Bộ giao thông vận tải Việt Nam. Riêng với cảng sông ở Việt Nam được quản lý bởi Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam.

Ngoài ra số liệu được lấy từ 28 tỉnh giáp biển có các cảng biển được xếp loại ở bài viết này.

Việt Nam hiện nay có tổng cộng 36 cảng biển[được đề cập chi tiết bên dưới], 308 bến cảng[số liệu này có thể không chính xác do thống kê dựa vào một nguồn chưa được kiểm chứng] và 13 cảng dầu khí thuộc thềm lục địa của Việt Nam, cụ thể như sau:

– Mỏ Ba Vì, Chí Linh, Chim Sáo, Hồng Ngọc, Lan Tây, Rạng Đông, Rồng Đôi, Sông Đốc, Sư Tử Vàng, Sư Tử Đen, Tê Giác Trắng, Đại Hùng và Vietsovpetro 01.

Mục Lục Bài Viết

I. Phân loại cảng biển ở Việt Nam

1] Phân loại cảng biển ở Việt Nam theo khu vực

Các nhóm cảng biển được phân loại dựa trên vị trí địa lý của chúng, được định hướng riêng lẻ về số lượng hàng hóa hay hành khách hoặc cả hai.

Trong đó nhóm 4 là nhóm cảng chiến lược cả về hàng hóa hay hành khách do có ưu điểm vượt trội về vị trí cũng như điều kiện tự nhiên vượt trội.

Tên cảngYêu cầu phát triển 2030Nhóm 1 [Gồm 5 cảng]Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình– Khối lượng hàng hóa: 305 – 367 triệu tấn hoặc 11 – 15 triệu TEU
– Số lượng hành khách: 162 – 164 ngàn lượt kháchNhóm 2 [Gồm 6 cảng]Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế– Khối lượng hàng hóa: 172 – 255 triệu tấn hoặc 0.6 – 1.0 triệu TEU
– Số lượng hành khách: 202 – 204 ngàn lượt kháchNhóm 3 [Gồm 8 cảng]Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận– Khối lượng hàng hóa: 138 – 181 triệu tấn hoặc 1.8 – 2.5 triệu TEU
– Số lượng hành khách: 1.9 – 2.0 triệu lượt kháchNhóm 4 [Gồm 5 cảng]Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Long An– Khối lượng hàng hóa: 461 – 540 triệu tấn hoặc 23 – 28 triệu TEU
– Số lượng hành khách: 1.7 – 1.8 triệu lượt kháchNhóm 5 [Gồm 12 cảng]Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang– Khối lượng hàng hóa: 64 – 80 triệu tấn hoặc 0.6 – 0.8 triệu TEU
– Số lượng hành khách: 6.1 – 6.2 triệu lượt khách

2] Phân loại cảng biển ở Việt Nam theo quy mô

Ở việc phân loại cảng biển theo quy mô thì có 4 nhóm cảng biển bao gồm: IA[loại đặc biệt]; I; II và III. Chi tiết như sau:

Tên cảngThang điểmIA [Gồm 2 cảng]Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu90 – 100I [Gồm 15 cảng]Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Long An, Trà Vinh70 – 90II [Gồm 6 cảng]Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hậu Giang, Đồng Tháp50 – 70III [Gồm 13 cảng]Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau

Chủ Đề