Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 93

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 1
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 tập 2
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 4
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 1
  • Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2

Những người quả cảm Tuần 27

Soạn bài: Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến

Câu 1 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4] : Chuyển các câu kể sau thành câu khiến

Trả lời:

Dựa vào phần ghi nhớ đã học, em chỉ cần thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải… vào trước động từ hoặc thêm các từ lên, đi, thôi, nào… vào cuối câu. Và cũng có thể thêm các từ đề nghị, xin, mong vào đầu câu, em sẽ có được những câu cầu khiến.

– Nam hãy đi học!

– Thanh đi lao động đi!

– Đề nghị Ngân hãy chăm chỉ hơn!

– Mong Giang phấn đấu học giỏi!

Câu 2 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4] : Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống đã cho [SGK TV4 tập 2 trang 93] .

Trả lời:

Em có thể đặt câu như sau:

a] Với bạn: – Phương thông cảm cho mình mượn cái bút với!

– Phương ơi, bút của mình bị hỏng, cậu cho mình mượn cái bút kia đi!

b] Với bố của bạn: – Dạ, bác làm ơn cho cháu được nói chuyện với Hoàng ạ!

– Nhờ bác chuyển máy cho Hoàng, cháu xin phép được nói chuyện cùng Hoàng ạ!

c] Với một người lớn: – Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp nhà bạn Hà ở đâu ạ!

– Chú làm ơn chỉ nhà bạn Hà cho cháu với ạ!

Câu 3 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4] : Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu khiến có:

a. Hãy ở trước động từ

b. Đi, thôi, nào ở sau động từ

c. Xin, mong ở trước chủ ngữ

Trả lời:

Dựa vào cách thức tạo ra câu khiến đã học, căn cứ vào nội dung đã cho, em đặt vào câu khiến theo yêu cầu câu hỏi.

Em có thể đặt như sau:

a. – Em hãy ở nhà, bữa khác chị sẽ cho đi! – Con hãy học bài đi!

b. – Chúng minh ra bờ hồ dạo mát đi! – Chúng mình cùng học bài đi nào!

c. – Mong cậu giữ đúng lời hứa! – Xin bố cho con được học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi!

Câu 4 [trang 93 sgk Tiếng Việt 4] : Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.

Trả lời:

– Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập-

– Có thể dùng câu b khi yêu cầu tập thể cho bạn Nam vào thi đấu vật.

– Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.

Tập làm văn - Ôn tập kể chuyện. 1. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau [chuẩn bị cho bài nói] :

TẬP LÀM VĂN - ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN

1. Đề bài nào trong 3 đề bài sau thuộc văn kể chuyện? Đánh dấu X vào ô trước ý trả lời đúng. Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện.

□ Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.

□ Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể

□ Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay.

2. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau [chuẩn bị cho bài nói] :

a] Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b] Giúp đỡ người tàn tật.

c] Thật thà, trung thực trong đời sống.

d] Chiến thắng bệnh tật.

TRẢ LỜI:

1. Đề bài nào trong 3 đề bài sau thuộc loại văn kể chuyện ? Ghi dấu X vào ô trước ý trả lời đúng. Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện ?

X Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Giải thích : Đề bài này yêu cầu phải kể lại một câu chuyện đầy đủ nội dung cụ thể với nhân vật, cốt truyện đầy đủ.

2. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau [chuẩn bị cho bài nói] :

a] Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b] Giúp đỡ người tàn tật.

c] Thật thà, trung thực trong đời sống.

d] Chiến thắng bệnh tật.

Bài làm

Đề b : Giúp đỡ người tàn tật

Em kể về tình bạn giữa Thuận và Phương, hai bạn ấy học lớp 4B, cùng trường với em.

Bạn Thuận bị liệt hai chân từ nhỏ, phải đi lại bằng xe lăn và nạng gỗ, việc di chuyển hết sức khó khăn. Bạn Phương thấy vậy đã tận tình giúp đỡ bạn. Hằng ngày, khi cha mẹ Thuận đưa bạn ấy đến cổng trường là Phương đã đợi sẵn ở đấy, giúp bạn vào lớp. Không những vậy Phương còn là một người bạn cùng lởp học rất tốt của Thuận. Hai bạn chơi với nhau rất thân thiết, Phương như đôi chân của Thuận vậy.

Chúng em ai cũng yêu quý Thuận và Phương.

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Tập làm văn - Ôn tập kể chuyện

Với hướng dẫn trả lời câu hỏi Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 93 Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến chi tiết sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính bài Cách đặt câu khiến để chuẩn bị bài và học tốt môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các bạn đón xem:

Tiếng Việt lớp 4 trang 93 Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến

Video giải Tiếng Việt lớp 4 trang 93 Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến

A. Kiến thức cơ bản:

Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau:

- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải... vào trước động từ.

- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào vào cuối câu.

- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong... vào đầu câu.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

VD:

a] Đặt câu khiến để mượn bút của bạn:

- Bạn Hải ơi, bút của mình bị hỏng rồi, bạn làm ơn cho mình mượn chiếc bút của bạn đi!

b] Nói với bố của bạn để xin gặp bạn:

- Thưa bác! Con là Thư, xin bác chuyển máy cho bạn Minh giúp con. Con xin cảm ơn.

c] Nhờ một người chỉ đường:

- Chú ơi, Chú làm ơn chỉ giúp con nhà của bạn Tâm!

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 92 Câu 1:

Trả lời:

Chuyển câu kể thành câu khiến:

-    Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

-    Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào!

-    Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!

-    Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

II. Luyện tập

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 93 Câu 1:

Trả lời:

-    Nam hãy đi học đi!

-    Thanh phải đi lao động cho đúng giờ!

-    Ngân cần chăm chỉ học tập!

-    Giang phải phấn đấu học cho giỏi!

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 93 Câu 2:

 Trả lời:

a]    Đặt câu khiến để mượn bút của bạn: 

-      Bạn Hải ơi, bút của mình bị hỏng rồi, bạn làm ơn cho mình mượn chiếc bút của bạn đi!

b]   Nói với bố của bạn để xin gặp bạn:

-     Thưa bác! Con là Thư, xin bác chuyển máy cho bạn Minh giúp con. Con xin cảm ơn.

c]   Nhờ một người chỉ đường:

-    Chú ơi, Chú làm ơn chỉ giúp con nhà của bạn Tâm!

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 93 Câu 3:  

Trả lời:

a]   Câu khiến có hãy trước động từ.

-    Bây giờ bạn hãy làm bài tập toán rồi hẵng đi đá bóng!

b]   Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ:

-     Để cổ vũ cho bạn Nam, chúng ta hãy vỗ tay to lên nào!

c]   Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.

-     Xin các bạn hãy giữ trật tự để bạn lớp trưởng phổ biến kế hoạch lao động!

Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 93 Câu 4:

Trả lời:

-     Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập.

-     Có thể dùng câu b khi yêu cầu tập thể cổ vũ cho bạn Nam vào thi đấu vật.

-     Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Tập đọc: Dù sao trái đất vẫn quay trang 86

Chính tả: Nhớ viết: Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Phân biệt s/x, dấu hỏi/ dấu ngã trang 86

Luyện từ và câu: Câu khiến trang 88

Kể chuyện được chứng kiến hoặt tham gia trang 89

Tập đọc: Con sẻ trang 91

Tập làm văn: Miêu tả cây cối trang 92

Tập làm văn: Trả bài văn miêu tả cây cối trang 93

Video liên quan

Chủ Đề