Vốn vay của ngân hàng thương mại

Tóm tắt: Thời gian qua, các ngân hàng đã nỗ lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng, nhưng có thể giảm nữa được không trong khi ngân hàng phải huy động vốn của dân để cho vay và phải trả lãi huy động, trích dự phòng rủi ro, thực thi chính sách tiền tệ? Vậy giải pháp nào về lãi suất cho vay để đạt mục tiêu kép, thỏa mãn được cả khách hàng và ngân hàng? Bài viết phân tích thực tế lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại [NHTM] Việt Nam trước và từ khi đại dịch COVID – 19 bùng phát, đồng thời gợi ý một số giải pháp cho vay của NHTM trong thời gian tới.

Efforts to reduce Lending rates of commercial banks during COVID-19 pandemic

Abstract: In the past time, banks have made efforts to reduce lending rates to support customers. One question is raised, i.e. can lending rate be further reduced while banks have to mobilize capital and pay interest on deposits and at the same time undertaking risk provision and implementing monetary policy? Are there any solutions on lending rates that achieves dual goals, satisfying both customers and banks? The article analyzes actual lending rates of commercial banks in Vietnam before and since the outbreak of the COVID-19 pandemic, and suggests some solutions on lending rates of commercial banks in the near future.

Thị trường tài chính thường phân biệt 3 loại lãi suất: [i] lãi suất chính sách, là lãi suất mà các ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được trực tiếp. Ví dụ như Fed fund rate ở Mỹ hay lãi suất cơ bản ở Việt Nam ở từng thời kỳ; [ii] lãi suất liên ngân hàng, là lãi suất các ngân hàng thương mại [NHTM] cho vay lẫn nhau, ví dụ LIBOR, TIBOR, VIBOR; [iii] lãi suất thương mại, là lãi suất các NHTM vay hoặc cho vay các đối tượng không phải là ngân hàng trong nền kinh tế, ví dụ lãi suất huy động, lãi suất cho vay. Về cơ bản, 3 loại lãi suất này có liên hệ mật thiết với nhau và tuân thủ theo nguyên tắc [i] < [ii] < [iii].

Lãi suất cho vay [L3] lại phải tuân thủ theo hệ bất phương trình L1

Rủi ro mất vốn trong cho vay của Ngân hàng thương mại đang trở thành mối quan tâm của tất cả các tổ chức tín dụng. Việc rủi ro mất vốn tác động mạnh đến nguồn vốn và hoạt động của Ngân hàng. Đây là chiều hướng xấu của việc cho vay tín dụng, là rủi ro đáng lo ngại nhất hiện nay.

Khái niệm

Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi người vay không có khả năng trả được nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng chi phí do nợ khó đòi tăng, chi phí quản trị, chi phí giám sát; giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng gia tăng cho những khoản vốn mất đi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

– Hợp đồng tín dụng chỉ thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và bên vay, dẫn đến rủi ro trong thực hiện hợp đồng

– Khách hàng chây ì thực hiện nghĩa vụ thanh toán đưa ra rủi ro trong thanh toán ngân hàng thương mại mất nhiều thời gian, nhân lực, chi phí …

– NHTM có thể phát sinh nợ xấu, khó thực hiện xử lý…

– Sau khi có quyết định thi hành án dẫn đến rủi ro trong xử lý tài sản bảo đảm…

Nguyên nhân chủ quan

– Chính sách tín dụng của ngân hàng nếu không minh bạch sẽ làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra khe hở cho người sử dụng vốn có những hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của Nhà nước.

– Trình độ yếu kém và việc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp cũng gây RRTD: Rủi ro do cán bộ tín dụng tính toán không đúng hiệu quả đầu tư dự án xin vay. Cán bộ tín dụng không nắm rõ đặc điểm của ngành mà mình đang cho vay, hoặc do chính cán bộ tín dụng cố ý cho vay, dù đã tính toán được dự án xin vay không có hiệu quả, tính khả thi thấp, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.

– Rủi ro do ngân hàng đánh giá chưa đúng mức về khoản vay; về người vay; chủ quan tin tưởng vào khách hàng thân thiết; coi nhẹ khâu kiểm tra tình hình tài chính; khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai, nguồn trả nợ.

– Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản trị một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung.

– Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng: Kiểm tra nội bộ có ưu điểm nhanh chóng; kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên; do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng thời gian trước đây; công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức…

Biện pháp kiểm soát

– Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các biện pháp; kỹ thuật, công cụ, chiến lược; các chương trình hoạt động để ngăn ngừa; phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất; những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp kiểm soát có thể là: phòng tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất; chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin, …

– Cần kiểm soát trực tiếp từ phía ngân hàng

+ Kiểm tra điều kiện cho vay [mục đích vay, khả năng trả nợ,…]

+ Kiểm soát sử dụng vốn vay

+ Kiểm soát tài sản bảo đảm

Biện pháp xử lý khi có vi phạm xảy ra

– Yêu cầu thanh toán

– Phạt vi phạm hợp đồng

– Sử dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước

>> Xem thêm: Phân biệt ngân hàng thương mại và công ty tài chính

Trên đây là tư vấn của LAWKEY về Rủi ro mất vốn trong cho vay của Ngân hàng thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề