Vũ hùng sơn là ai

Tôi cứ băn khoăn mỗi khi đề cập đến trường hợp của cán bộ trẻ Vũ Hùng Sơn. Một doanh nhân bỗng nhiên “rẽ ngang” sang làm viên chức nhà nước, rồi làm quản lý nhà nước trên lĩnh vực p.hòng chố.ng gi.an l.ận thương mại và hàng giả đầy nhạy cảm …lúc này đây, hẳn là Sơn đang suy nghĩ đến sự “rẽ ngang” của mình là đúng hay không đúng? Tôi thì lại đặt câu hỏi: Sơn đáng thương hay đáng trách?

Phải nhìn lại con đường đi của Sơn để hệ thống một chút:

Sinh năm 1984, năm 2011 [27 tuổi] làm chủ doanh nghiệp kinh doanh xe ô tô hạng sang Sơn Tùng Auto, năm 2013 “rẽ” sang làm báo chí, trở thành Phó Tổng biên tập một tạp chí của Hiệp hội Chè Việt Nam. Năm 2014 [30 tuổi] đánh dấu con đường tiến thân của một công chức nhà nước khi được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Công thương [Bộ Công thương].

Một năm sau, năm 2015 thi đậu chức danh Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại của Bộ Công thương, tháng 10/2015 [31 tuổi] tiếp tục được bổ nhiệm làm Thư ký của ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng kiêm Phó Chánh [phụ trách] Văn phòng Bộ.

Tháng 4/2016 ông Vũ Huy Hoàng bị m.ất c.hức Bộ trưởng, Bộ Công Thương đã thu hồi hàng loạt quyết định bổ nhiệm nhân sự theo kết luận của Ủy ban кiểm ᴛʀᴀ Trung ương, Vũ Hùng Sơn không còn phụ trách Văn phòng Bộ Công thương nữa nhưng cũng chỉ hơn 1 năm sau dưới thời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, tháng 01/2018 Vũ Hùng Sơn “Hàm Vụ phó” lại được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường [dù chưa một ngày làm công tác quản lý thị trường] với mục đích để điều động sang làm Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia với tư cách là cán bộ biệt phái của Bộ Công thương đang giữ chức Phó Cục trưởng cục nghiệp vụ phù hợp với chức năng của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia.

Như vậy là chỉ có 2 năm làm công chức nhà nước, Sơn đã được b.ổ nh.iệm lên chức Phó Chánh Văn phòng Bộ, ngồi được 1 năm bị m.ất ch.ức nhưng vẫn giữ được cái gọi là “Hàm Vụ phó” để rồi hơn 1 năm sau lại được bổ nhi.ệm làm Phó Cục trưởng. Con đường quan lộ th.ần t.ốc cũng như khả năng xo.ay chuyể.n cục diện bi.ến ả.o tài tình như vậy có thể là do Sơn có trình độ xuất chúng do được đào tạo ở những “lò đặc biệt” [như Harvard, Oxford chẳng hạn] hay tuy thời gian công tác cực ngắn nhưng Sơn lại có những thành tích đặc biệt xuất sắc [như tham mưu cho Thủ tướng, cho Bộ trưởng những chính sách chiến lược vĩ mô tầm quản lý nhà nước chẳng hạn]… cái đó thì chỉ có lãnh đạo Bộ Công thương là rõ nhất mà thôi.

Sau gần 3 năm công tác ở Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389, ngày 17/03/2021 Vũ Hùng Sơn kết thúc biệt phái, được Bộ Công thương “tiếp nhận” trở về và từ đây hành trình đi tìm lại “cái ghế” cũng như công việc của mình…có nhiều chuyện đáng bàn.

Trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương “về việc tiếp nhận công chức kết thúc biệt phái” ký ngày 17/03/2021 thì “Nhiệm vụ cụ thể của ông Vũ Hùng Sơn do Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường phân công”, chưa được hân hạnh tiếp nhận công việc từ “người kế nhiệm” mình ở Văn phòng Bộ ngày trước thì đương kim Phó Cục trưởng Vũ Hùng Sơn lại bị Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh “đá” sang cho ông Cục trưởng: “Nhiệm vụ cụ thể của ông Vũ Hùng Sơn do Cục trưởng Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường phân công”.

Đến đây thì phải nói cho rõ ràng thế này: Nếu như Vũ Hùng Sơn vẫn được giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường như trước khi đi biệt phái thì nay mô hình tổ chức thay đổi, Vũ Hùng Sơn trở về phải được Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm lại rồi mới phân công nhiệm vụ trên cương vị mới. Còn nếu Vũ Hùng Sơn lại một lần nữa bị mất chức Phó Cục trưởng, trở thành một công chức bình thường thì Vũ Hùng Sơn lại không được “vinh dự” nhận nhiệm vụ do Cục trưởng Cục phân công đâu mà phải do Trưởng phòng [hoặc Chi Cục trưởng] phân công mới đúng “vai vế” chứ.

Sơn có bị mất chức hay không? Sơn có bị kỷ luật bằng hình thức nào đến mức phải giá.ng ch.ức từ Phó Cục trưởng xuống nhân viên hay không? Nếu Sơn vẫn đang giữ chức Phó Cục trưởng mà bị “chuyền bóng” như vậy thì cũng cần lên tiếng đi chứ? Vẫn biết Vũ Hùng Sơn vốn “kiệm” lời, dư luận đã từng đồn thổi chuyện lừa đảo oto, chuyện bổ nhiệm thần tốc sai quy trình…Sơn cũng chỉ một mực “hỏi tổ chức”, “hỏi cơ quan điều tra” nhưng trong chuyện “bổ nhiệm đi”, “bổ nhiệm lại” và “phân công lại công tác” của Sơn lần này ai cũng thấy sai sai mà chỉ có Sơn mới có câu trả lời đúng nhất một khi lãnh đạo Bộ Công thương, ông Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ và ông Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường… không nói ./.

Ngày 22/9, trả lời VTC News, ông Duy Đức Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương, cho biết đã nhận được văn bản của Bộ Công Thương về việc đơn tố giác ông Vũ Hùng Sơn [cán bộ Bộ Công Thương, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389] và Phạm Hồ Điệp làm giả hồ sơ nhập xe ô tô sang Công an TP Hà Nội để xử lý theo quy định Điều 3, Luật Tố cáo 2018.

Ông Vũ Hùng Sơn, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389.

Ông Tuấn cho rằng ông Vũ Hùng Sơn [từng là Giám đốc Công ty TNHH Bảo Tín Sơn Tùng] đã chủ mưu cùng với Công ty cổ phần Đầu tư Ánh Việt làm giả hồ sơ giấy tờ để nhập lậu chiếc xe Mecedes S550.

Đáng nói đây không phải là lần đầu ông Tuấn tố giác ông Vũ Hùng Sơn. Trước đó, cũng liên quan đến chiếc xe Mecedes S550, ông Tuấn từng có đơn tố cáo ông Sơn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong đơn tố cáo, ông Tuấn cho biết, ngày 5/11/2009, Công ty Thái Bình Dương có đơn hàng cần nhập khẩu là chiếc xe Mecedes S550. Do không có chuyên môn nhập khẩu xe nên đã thông qua ông Vũ Hùng Sơn [Giám đốc Công ty Bảo Tín Sơn Tùng] và Công ty Bảo Tín Sơn Tùng để tìm cách xử lý với mức phí 1000 USD.

Công ty Bảo Tín Sơn Tùng đã nhập chiếc xe này về và ngày 29 và 31/12/2009, Công ty Thái Bình Dương đã nộp cho Công ty Bảo Tín Sơn Tùng số tiền 1.350.000.000 đồng. Tuy nhiên sau đó, Công ty Bảo Tín Sơn Tùng không bàn giao chiếc xe cho công ty Thái Bình Dương.

Công ty Thái Bình Dương nhiều lần đòi lại quyền lợi chiếc xe đều bị khước từ nên khiếu kiện các cấp có thẩm quyền đề nghị cơ quan điều tra làm rõ các hành vi lừa đảo để chiếm đoạt chiếc xe Mecedes S550 nói trên.

Về nội dung này, ông Tuấn cho biết trước đó đã nhận được thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an liên quan đến đơn tố cáo ông Vũ Hùng Sơn. Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết không đồng ý với kết luận của cơ quan chức năng và sẽ tiếp tục theo đuổi vụ việc đến khi có kết quả cuối cùng.

Trong khi đó, chia sẻ với VTC News ngày 22/9, ông Vũ Hùng Sơn xác nhận có sự việc ông Duy Đức Tuấn tố cáo ông, nhưng cho rằng việc này đã được cơ quan chức năng kiểm tra kết luận. Cụ thể, theo thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội, Công ty Thái Bình Dương nhờ ông Vũ Hùng Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Bảo Tín Sơn Tùng làm thủ tục nhập khẩu chiếc xe ô tô Mecedes S550.

Công ty TNHH Bảo Tín Sơn Tùng đã thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Ánh Việt để nhập khẩu chiếc xe trên. Sau đó, Công ty Thái Bình Dương đã nộp đủ số tiền thuế và phí cho Công ty Bảo Tín Sơn Tùng và nhận bàn giao xe cùng giấy tờ liên quan.

“Vụ việc trên là quan hệ dân sự, không có sự việc phạm tội”, thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội nêu.

Liên quan đến sự việc này, Bộ Công Thương cho biết thời gian qua, Bộ nhận được đơn thư của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Tài chính Thái Bình Dương do ông Duy Đức Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, đứng đơn tố cáo liên quan đến ông Vũ Hùng Sơn.

Bộ Công Thương cho biết, vụ việc tố cáo là quan hệ dân sự và xảy ra trước khi ông Vũ Hùng Sơn trở thành công chức của Bộ Công Thương, không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong chức trách của Bộ Công Thương. Bộ đã có văn bản gửi các cơ quan có thẩm quyền để xử lý vụ việc.

Cũng theo Bộ Công Thương, các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Công an TP Hà Nội đã thụ lý, kết luận tại 3 văn bản và xác định: Không có việc ông Vũ Hùng Sơn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Công ty Thái Bình Dương theo như đơn tố cáo.

Về vấn đề này, Bộ Công An đã có báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc giải quyết đơn tố cáo của Công ty Thái Bình Dương.

Hoàng Hưng

Chính việc thăng tiến thần tốc, trải qua hàng loạt chức danh dưới thời ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng Bộ Công Thương, đặt ra nhiều nghi vấn, liệu có ưu ái trong quy trình bổ nhiệm cán bộ với trường hợp này?

Thăng tiến thần tốc

Tháng 2.2015, ông Vũ Hùng Sơn hiện là một lãnh đạo trẻ của Bộ Công Thương, được bổ nhiệm vào vị trí GĐ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công Thương. Việc ông Sơn trúng tuyển chức danh GĐ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại là kết quả của lần đầu tiên Bộ Công Thương xây dựng đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, đợt thi tuyển chức danh GĐ diễn ra trong ngày 28.1.2015, chỉ sau 4 ngày bao gồm 2 ngày nghỉ [thứ 7, chủ nhật], ông Đào Văn Hải - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - đã công bố Quyết định số 1268/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Vũ Hùng Sơn giữ chức GĐ trung tâm này kể từ ngày 4.2.2015.

Sáu tháng sau, ông Sơn tiếp tục được bổ nhiệm làm thư ký của nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Và đến tháng 10.2015, ông Sơn được giao phụ trách Văn phòng Bộ Công Thương khi khuyết vị trí chánh văn phòng.

Tới đầu năm 2016, với loạt các sự việc xảy ra tại Bộ Công Thương có liên quan đến ông Vũ Huy Hoàng, lãnh đạo Bộ Công Thương đã thu hồi hàng loạt quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, trong đó, hủy bỏ mục 3, phần III, Thông báo số 619-TB-BCSĐ ngày 26.9.2015 của Ban cán sự Đảng, Bộ Công Thương về việc điều động ông Vũ Hùng Sơn - Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại giữ chức Chánh Văn phòng kiêm thư ký Bộ trưởng.

Tới tháng 1.2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo cấp trưởng, phó nhiều đơn vị thuộc bộ, trong đó có ông Vũ Hùng Sơn. Chỉ trong ngày 3.1, ông Sơn nhận 2 quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Cụ thể, ông Vũ Hùng Sơn - Hàm Phó Vụ trưởng, Văn phòng bộ - được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh điều động nhận công tác tại Cục Quản lý thị trường và bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng.

Đồng thời, Bộ trưởng Công Thương cũng cử ông Vũ Hùng Sơn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường - đến nhận công tác biệt phái tại Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tới đầu tháng 3.2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia - ký văn bản về việc tiếp nhận và bổ nhiệm cán bộ biệt phái giữ chức Phó chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả [Ban chỉ đạo 389 quốc gia].

Quyết định nêu rõ, tiếp nhận và bổ nhiệm ông Vũ Hùng Sơn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đến công tác và giữ chức vụ Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả [Ban Chỉ đạo 389 quốc gia].

Theo quyết định của Bộ trưởng Tài chính, ông Vũ Hùng Sơn được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, hệ số 1,05 theo quy định. Tuy nhiên, quyết định cũng nêu rõ, lương và các chế độ theo quy định do Bộ Công Thương thực hiện. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đảm bảo các chế độ hỗ trợ khác. Ông Sơn sinh năm 1984, với độ tuổi này ông là Phó Chánh văn phòng 389 Quốc gia trẻ nhất tại đây.

Chánh Văn phòng BCĐ 389 Quốc gia Đàm Thanh Thế [giữa] trao quyết định cho ông Vũ Hùng Sơn [phải]. Ảnh: A.C

Có ưu ái trong quy trình bổ nhiệm?

Ông Vũ Hùng Sơn sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh vàng bạc nổi tiếng ở Hà Nội. Trước khi vào công tác tại Bộ Công Thương, ông Sơn là một doanh nhân chuyên nhập khẩu mua bán xe ôtô hạng sang ở Hà Nội.

Theo thông tin mà chúng tôi có được, ông Vũ Hùng Sơn là cháu ruột của chủ doanh nghiệp vàng bạc Bảo Tín Minh Châu, một trong những doanh nghiệp hàng đầu kinh doanh về vàng bạc đá quý.

Từ năm 2011-2012, ông Vũ Hùng Sơn là chủ một cơ sở kinh doanh xe ôtô hạng sang Sơn Tùng Auto, một trong những nơi chuyên cung cấp xe ôtô đắt đỏ nhất tại Hà Nội.

Bước đường từ doanh nhân trẻ thành đạt rẽ sang con đường chính trị của ông Sơn bắt đầu từ năm 2014 khi tròn 30 tuổi, ông Sơn giữ chức danh Phó Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương.

Trao đổi với PV Lao Động về việc khi bổ nhiệm Phó Chánh VP Ban chỉ đạo 389 Quốc gia chưa có bằng cao cấp chính trị, ông Vũ Hùng Sơn nói, tháng 4.2016 ông đã hoàn thành và có bằng Cao cấp lý luận chính trị. Như vậy, từ trước đó, 2014 khi bổ nhiệm là Phó Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương, cho tới khi giữ chức Phó Chánh VP Bộ Công Thương, ông Sơn vẫn chưa có bằng cao cấp chính trị. Trả lời vấn đề này ông Sơn nói: Quy định lãnh đạo cấp phó của Bộ Công Thương không cần bằng Cao cấp lý luận chính trị.

Tuy nhiên, khi kiểm tra lại các điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí thì: Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21.8.2007 của Ban Bí thư ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí thì lãnh đạo cơ quan báo chí phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Như vậy, ông Sơn không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm.

Tới năm 2016, ông này bị thu hồi quyết định bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng Bộ Công Thương.

Trao đổi với báo chí về những điều bất thường trong đường quan lộ của ông Vũ Hùng Sơn, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết, Bộ Công Thương có văn bản cử ông Vũ Hùng Sơn sang làm cán bộ biệt phái. Khi nhận được công văn của Bộ Công Thương, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã xem xét kỹ hồ sơ và làm việc trực tiếp với Vụ Tổ chức cán bộ [Bộ Công Thương] và lắng nghe thêm ý kiến.

Quá trình làm việc, theo ông Thế, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ [Bộ Công Thương] khẳng định, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương đã tuyển chọn cán bộ theo đúng quy định.

Liên hệ với ông Vũ Hùng Sơn, PV Lao Động đặt vấn đề về bất thường khi được bổ nhiệm làm Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Sơn cho rằng: “Bất thường hay không thì hỏi Bộ Công Thương, còn bản thân tôi không thấy gì bất thường”.

Video liên quan

Chủ Đề