Xử lý cây bị úng rễ

Trong quá trình trồng và chăm sóc vườn rau sạch tại nhà của mình, đôi khi các bạn gặp phải hiện tượng các chậu rau tự nhiên bị héo và sau đó chết dần, đó chính là do ngập úng nước gây thối rễ. Vì vậy để giúp các bạn biết được cách xử lý khi rau trồng của nhà mình gặp phải tình trạng này, nông nghiệp phố chia sẻ một số thông tin trong bài viết này để các bạn tham khảo.


Tác nhân và xử lí khi cây rau bị úng nước


Khi bị úng nước, lá cây bắt đầu vàng, uốn cong và rụng dần. Cây bị ngập úng lâu sẽ chết là vì thiếu lượng oxi nên sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ sẽ theo cơ chế thụ động [ thẩm thấu], mà như vậy thì sẽ tích lũy chất độc hại làm chết tế bào lông hút ở rễ và sẽ không có khả năng tạo ra tế bào lông hút mới, từ đó không hấp thu nước được, lá bị ú rụng.


Ngập úng gây nên hiện tượng đất bão hòa độ ẩm, hàm lượng oxy trong đất giảm, hàm lượng CO2 và các loại khí độc trong đất đối với cây trồng tăng lên. Điều này đã tác động đến quá trình trao đổi chất của cây trồng và đặc biệt là nhóm cây trồng cạn.



Cách khắc phục khi cây bị úng nước

 - Sau ngập úng, đối với cây trồng bị ngập nhẹ, còn khả năng phục hồi cần tiến hành tiêu nước kết hợp tạo sự thông thoáng cho đất để cung cấp oxy cho rễ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nhanh chóng phục hồi và áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng ngừa sâu bệnh hại tấn công.


- Đối với các loại cây trồng trong chậu tiến hành khơi thông hệ thống thoát nước, nâng cao âu chậu nếu có thể. Tiến hành rửa sạch bùn, đất bám vào lá, cành và kết hợp cố định cây trồng ổn định để hạn chế long gốc, hư hại bộ rễ.


- Phá váng mặt đất sau khi nước đã rút, độ ẩm trong đất giảm bằng cách tiến hành xới nhẹ lớp đất mặt giúp đất và gốc cây được thông thoáng, kết hợp cắt bỏ những bộ phận lá, cành đã bị hư hỏng do bị ngập trong nước lâu ngày.


- Bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại: Sau ngập úng, nên bón các loại phân vô cơ, các loại phân qua lá giàu đạm, lân, vi lượng để cây nhanh chóng phục hội, hạn chế tối đa việc bón các loại phân hữu cơ vào đất.


- Tùy theo các giai đoạn phát triển của cây trồng để chúng ta lựa chọn loại phân bón cho phù hợp, kết hợp việc bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng phục hồi, cần tiến hành áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh hại.


Phòng ngập úng cho cây là cách dễ thực hiện hơn việc xử lý khi cây ngập úng. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng viên đất nung SFARM để phòng ngập úng cho cây như sau:


Các bước thực hiện tránh ngập úng cho cây bằng viên đất nung như sau:


Bước 1. Lót đát chậu trồng cây 1 lớp viên đất nung SFARM dày khoảng 5cm. Tùy vào đáy chậu trồng cây to hay nhỏ mà dùng hạt viên đất nung kích thước 5-10mm hoặc 10-20mm cho phù hợp.

Bước 2. Tiến hành cho đất trồng cây lên phía trên lớp đất nung và trồng cây vào bình thường.

Bước 3. chăm sóc và tưới nước cây như bình thường. Để thoát nước tốt hơn, bạn nên kê chậu trồng cây cách mặt đất 3-4cm để nước thoát ở đáy chậu tốt hơn.

Bệnh úng rễ trên cây trồng là hiện tượng thường gặp nếu như chúng ta tưới quá nhiều nước cho cây. Trường hợp này sẽ xảy ra ở cây được trồng ở trong chậu và nước không thể thoát ra được, và hiện tượng úng này có thể khiến cho cây bị chết. Tuy nhiên thì trước khi quá muộn, chúng ta vẫn có thể cứu được cây trồng.

Cùng tìm hiểu về bệnh úng rễ trên cây trồng.

Nội dung chính

  • Nhận biết bệnh úng rễ trên cây trồng
    • Kiểm tra lá
    • Nhìn đốm nâu
    • Nhìn mốc rêu
    • Mùi khó chịu
    • Lỗ thoát nước
  • Chữa bệnh úng rễ trên cây trồng
    • Ngưng tưới nước
    • Bảo vệ cây
    • Gõ vào chậu
    • Lấy cây ra
    • Bóc lớp đất
    • Tỉa bớt rễ
    • Cắt bớt lá
    • Trồng lại cây
    • Bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma Đức Bình để bảo vệ bộ rễ

Nhận biết bệnh úng rễ trên cây trồng

Để có thể cứu hoặc tránh né được bệnh úng rễ trên cây trồng thì chúng ta phải nhận biết khi nào cây bị úng rễ.

Kiểm tra lá

Bạn có thể tiến hành kiểm tra xem cá của cây có bị chuyển sang màu vàng hay không? Nếu như cây bị úng rễ thì lá sẽ có sự thay đổi màu sắc, vậy nên hãy quan sát thật kỹ xem lá cây có bị mất đi màu xanh, chuyển thành màu vàng hay là bị nhạt đi không? Bạn cũng có thể sẽ thấy lá có những mảng màu vàng xuất hiện một cách loang lổ.

Nguyên nhân của điều này đó là khi cây bị úng thì quá trình quang hợp xảy ra không được đảm bảo như bình thường. Lá của cây sẽ không có được những chất dinh dưỡng thiết yếu và xảy ra hiện tượng màu sắc thay đổi sang thành màu vàng.

Nhìn đốm nâu

Bệnh úng rễ trên cây trồng cũng có thể được nhận biết khi có các đốm nâu xuất hiện. Khi rễ úng nước thì chúng không cấp nước cho những bộ phận khác ở phía trên thân của cây, ngoài ra thì cũng không lấy được dinh dưỡng từ đất. Chính vì thế mà cây có thể bị chết hoặc là héo úa, lúc này thì các lá non, cành cây sẽ có những đốm nâu hiện lên.

Cây cũng có thể chết bởi vì thiếu nước cho nên nhiều khi bạn sẽ không biết nguyên nhân là do thừa nước hay thiếu nước. Các đốm nâu sẽ là một dấu hiệu để bạn phân biệt được nguyên nhân dẫn tới việc chết cây là bởi đã úng nước quá nhiều.

Cây úng rễ sẽ có các đốm nâu.

Nhìn mốc rêu

Mốc rêu cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh úng rễ trên cây trồng. Khi mà trong chậu nước có quá nhiều nước thì quanh thân cây, mặt đất có thể xuất hiện mốc rêu màu trắng mỏng, màu đen hoặc là màu xanh. Chúng cũng có thể hình thành ở gốc cây và là dấu hiệu cho thấy rằng cây đang bị gặp tình trạng úng rễ.

Các mốc rêu này có thể sẽ mọc theo kiểu lan rộng hoặc là thành từng cụm và đốm nhỏ. Bất cứ loại mốc hoặc là rêu nào hình thành thì cũng là dấu hiệu cho những triệu chứng không tốt, vì thế mà cần phải đặc biệt chú ý.

Mùi khó chịu

Nếu như có quá nhiều nước đọng lại ở quanh rễ cây, đặc biệt là lâu ngày thì sẽ có mùi hôi khó chịu nốc lên. Đây là hiện tượng rễ bị thối rữa và bốc mùi, bạn có thể dễ dàng ngửi thấy khi tiếp xúc hoặc để chậu cây ở gần mũi hay gần người.

Trong trường hợp mà rễ cây chỉ mới bị úng và chưa nặng, thì mùi hôi cũng sẽ không quá nặng cho nên rất khó phát hiện. Bởi vậy mà thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra và tiếp xúc với cây trồng nhằm nắm bắt, kiểm soát được tình hình rồi đưa ra biện pháp khắc phục một cách kịp thời.

Cây úng nước cũng phát ra mùi khó chịu vì rễ thối.

Lỗ thoát nước

Bạn cũng có thể kiểm tra những lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu cây. Nếu như không có lỗ thoát nước hoặc là những lỗ này đã bị tắc thì khả năng rất cao cây đang bị úng rễ. Tốt nhất là các bạn hãy bỏ hẳn cây ra khỏi chậu để kiểm tra xem rễ đã thối hay chưa. Bạn cũng có thể đục lỗ khác ở dưới đáy hoặc chuyển cây sang trồng ở những chậu khác có khả năng thoát nước tốt.

Trong trường hợp chậu làm bằng nhựa thì có thể dùng dao, tua vít để chọc vào đáy chậu và đục lỗ. Tuy nhiên nếu như chậy được làm từ đất sét hay là gốm thì có lẽ bạn phải chuyển cây sang chậu khác. Chậu từ đất sét hay gốm rất giòn và dễ vỡ, cố gắng đục lỗ có thể làm hỏng vỡ chậu trồng cây.

Đọc ngay: Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trị hiệu quả

Chữa bệnh úng rễ trên cây trồng

Trong trường hợp gặp phải bệnh úng rễ trên cây trồng mà chúng chưa chết, thì thật may mắn là có những biện pháp để cứu chữa được cho cây. Vậy thì cụ thể chúng ta sẽ cần phải làm gì?

Ngưng tưới nước

Mọi hành động tưới hay cung cấp nước cho cây trồng cần phải dừng lại ngay lập tức. Lúc này bạn cần phải chờ cho cây và rễ được khô, nếu tưới thêm nước thì tình trạng càng tồi tệ hơn mà thôi. Ngoại trừ trường hợp bạn chắc chắn là đất cùng với rễ cây đã khô thì mới thực hiện tưới nước cho cây như bình thường.

Việc ngừng tưới nước cần phải được giữ nguyên trong khoảng thời gian rất dài mới giúp cây trở lại trạng thái bình thường được. Các bạn cũng không cần phải lo lắng cây sẽ bị thiếu nước vì nó đang bị úng, dù cho nhiều ngày không được tưới thì cũng sẽ chưa chết được.

Hãy ngừng tưới nước cho cây trồng.

Bảo vệ cây

Khi bị bệnh úng rễ trên cây trồng thì các bạn cần phải bảo vệ cho cây bằng cách đem chúng vào những nơi râm mát, giúp cho lá ở trên ngọn không bị hại. Nguyên nhân là bởi khi úng rễ thì nước sẽ khó vận chuyển được lên những lá ở trên cao, ngọn cây dễ bị hụt nước. Chính vì thế mà nếu để ở nơi có nắng thì rất dễ khiến cho cây bị héo ở phần trên của cây hoặc là các lá.

Các bạn có thể đem cây vào trong nhà, những nơi được che nắng, có nhiều bóng râm. Sau khi cây đã ổn định được tình trạng của mình thì mới di chuyển trở lại về nơi có nắng để cây tiếp tục phát triển. Trong lúc bị úng rễ thì cây rất dễ bị hỏng cho nên mọi công việc nên được thực hiện cẩn thận.

Xem ngay: Trichoderma – Phương pháp phòng trừ nấm bệnh sinh học hiệu quả nhất hiện nay

Gõ vào chậu

Một trong những cách để cứu chữa tình trạng bệnh úng rễ trên cây trồng đó là tạo ra các túi khí ở trong chậu để rễ cây khô nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng tay, cuốc hoặc một số vật dụng cứng và gõ vào thành chậu từ nhiều phía khác nhau với nhiều lần. Lúc này đất sẽ long khỏi rễ và tạo thành các vùng khí.

Ngoài ra thì việc gõ vào thành chậu như này cũng sẽ làm cho việc lấy cây ra khỏi chậu dễ hơn, lúc đó thì những công việc di chuyển cây sang chỗ khác hay bảo vệ cho cây cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên hãy cẩn thận bởi nếu gõ quá mạnh sẽ khiến cho chậu bị vỡ ra và hỏng.

Gõ vào chậu để rễ cây khô nhanh hơn.

Lấy cây ra

Mặt dù để chữa bệnh úng rễ trên cây trồng thì không bắt buộc cần phải lấy cây ra khỏi chậu, tuy nhiên việc này sẽ giúp cho rễ cây nhanh khô hơn, cũng như là việc kiểm tra được dễ dàng hơn. Như vậy bạn sẽ dễ dàng di chuyển hay trồng cây sang những chậu khác mà có khả năng thoát nước tốt, tránh trường hợp bị úng rễ lần nữa.

Để thực hiện lấy cây ra khỏi chậu thì bạn phải vừa giữ gốc cây ngay sát chỗ mặt đất, sau đó lật chậu cây lại một cách từ từ. Một tay bạn có thể dùng để lắp chiếc chậu giúp cho rễ cây trượt ra. Như vậy thì khi bạn lấy được cây ra, tay bạn sẽ cầm cây với trạng thái ngược.

Bóc lớp đất

Sau khi đã lấy được cây ra khỏi chậu, thì chúng ta cần bóc các lớp đất ở rễ cây để quan sát bộ rễ kỹ hơn, cũng như là chữa bệnh úng rễ trên cây trồng tốt hơn. Hãy dùng tay để phủi đất một cách nhẹ nhàng, không nên làm thương tổn cho phần rễ của cây. Nếu như bạn thấy có rêu mốc thì đừng nên giữ phần đất đó lại mà sẽ dùng phần đất mới để trồng cây cho đảm bảo hơn.

Trong trường hợp đất vẫn còn sạch và không có vấn đề gì, bạn vẫn có thể tái sử dụng. Thế nhưng tốt nhất là dùng đất mới vì có thể đất cũ sẽ khiến cho cây bị ô nhiễm một lần nữa. Thông thường thì đất cũ sẽ có mùi của sự thối rữa bởi vì nó chữa các phần rễ bị úng và đã thối rồi.

Bóc và bỏ các phần đất ở rễ cây.

Tỉa bớt rễ

Trong quá trình trị bệnh úng rễ trên cây trồng thì đây là phần quan trọng nhất. Bạn hãy nhìn vào bộ rễ và tìm đến những chỗ bị mục, có màu nâu để cắt đi bằng kìm hay kéo. Rễ khỏe mạnh thì rất chắc và có màu trắng, ngược lại dễ hỏng thì có màu nâu hoặc đen và rất là mềm. Hãy lược bỏ các phần rễ đã hỏng đi để chúng không lây và ảnh hưởng tới phần rễ xung quanh.

Trong trường hợp rễ cây bị hoại mục, thì chúng sẽ phát ra mùi thối rữa và nếu như không lược bỏ phần này cây sẽ bị chết dần dần. Còn trường hợp mà rễ cây đã bị mục toàn bộ thì bạn cũng có thể thử cắt rễ tới sát với phần gốc để trồng lại. Tuy nhiên thì đa số những trường hợp như này là không thể cứu được cây nữa.

Cắt bớt lá

Tương tự như với rễ, thì bạn cũng sẽ cần phải tỉa bớt lá để trị bệnh úng rễ trên cây trồng. Những lá ở càng cao thì chúng sẽ dễ bị khô và chuyển sang màu nâu, dùng kìm và kéo để lược bỏ đi những lá và cành đã chết. Bạn hãy thực hiện việc tỉa lá và cành từ trên cao xuống và áng chừng để những phần còn lại của cây không nhiều quá gấp đôi phận rễ còn lại.

Nếu như bạn không thể tự mình áng chừng số lá và cành cần phải tỉa, thì bạn hãy lược bỏ chúng bằng với phần rễ cắt đi là được. Việc này sẽ giúp cho cây có tỷ lệ thân lá cành cùng với rễ phù hợp cho sự phát triển sau khi thoát khỏi tình trạng bị ngập úng.

Cắt bỏ phần lá và cành để phù hợp với phần rễ.

Trồng lại cây

Cuối cùng, các bạn chỉ cần tìm một chậu mới có khả năng thoát nước tốt và trồng lại cây vào là được. Ngoài ra thì bạn cũng có thể lót một lớp phủ để ngừa ngập úng ở dưới đáy chậu khoảng 5cm là được. Khi cho đất vào thì cũng đừng quên vỗ nhẹ để nén đất lại, không để cho rễ cây bị lộ ra ngoài.

Với những thông tin về nguyên nhân, cách chữa bệnh úng rễ trên cây trồng mà bài viết cung cấp, mong rằng bạn đọc sẽ có được những kiến thức hữu ích cho bản thân mình hơn. Chúc bạn thành công.

Bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma Đức Bình để bảo vệ bộ rễ

Nấm đối kháng Trichoderma Đức Bình có khả năng đối kháng diệt nấm bệnh gây thối rễ đồng thời bảo vệ bộ rễ và kích thích ra rễ cực mạnh

Chế phẩm vi sinh nấm đối kháng Trichoderma Bacillsu Đức Bình – phòng và trị bệnh thối rễ trên cây hiệu quả 

Nấm đối kháng trichoderma giúp cây trồng phục hồi nhanh chóng sau khi bị úng rễ đồng thời phòng trị bệnh thối rễ trên cây trồng cực tốt

Cách sử dụng rất đơn giản, có thể trộn cùng với đất trồng cây hoặc bổ sung vào vùng rễ nơi bị úng rễ trên cây trồng.

Chủ Đề