Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm tiền thuế năm 2024

Khi kế toán viết hóa đơn sai dòng thuế suất mà bên bán và bên mua đã kê khai thuế thì theo điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC hai bên phải tiến hành lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót trên hóa đơn. Sau đó bên bán tiến hành xuất hóa đơn điều chỉnh.hóa đơn điều chỉnh giảm thuế suất

Sau đây Kế Toán Thiên Ưng xin được hướng dẫn các bạn xuất hóa đơn điều chỉnh trong trường hợp: điều chỉnh giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng:

  • Thông tin người mua hàng các bạn ghi đầy đủ như hóa đơn trước.
  • Tại cột : Tên hàng hóa dịch vụ các bạn ghi: Điều chỉnh giảm thuế suất và tiền thuế của hóa đơn số … ký hiệu … ngày…tháng…năm…
  • Các chỉ tiêu còn lại như: đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, cộng tiền hang các bạn không ghi gạch bỏ “ \ “ . Chú ý ở hóa đơn cũ các chỉ tiêu này không sai, nên không ghi vào hóa đơn điều chỉnh. Chỉ ghi những phần cần điều chỉnh với hóa đơn trước đó.
  • Cột hình thức thanh toán: trả bằng tiền gì thì ghi tiền đó. Còn nếu đối trừ công nợ [ tức là trước đó khách hang chưa trả tiền] thì các bạn có thể gạch chéo.
  • Dòng thuế suất: Các bạn ghi mức thuế suất đã bị ghi tăng ở hóa đơn trước. Ví dụ: hóa đơn trước các bạn ghi 10% nhưng thực tế hang hóa đó chị chịu thuế 5% => ở hóa đơn cũ các bạn đã ghi tăng lên 5%, vậy là cần điều chỉnh giảm 5% Nên các bạn ghi 5% vào mục thuế suất.
  • Dòng tiền thuế: ghi số tiền thuế theo mức thuế suất cần điều chỉnh giảm.

[ = thuế suất điều chỉnh nhân với số tiền ở dòng cộng tiền hang ở hóa đơn cũ sai cần điều chỉnh]

  • Dòng Tổng cộng thanh toán ghi số tiền thuế GTGT cần điều chỉnh giảm

Chú ý: hóa đơn điều chỉnh giảm không được ghi âm. Nhưng khi kê khai kê toán phải kê khai âm.

  • Hướng dẫn các kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm thuế GTGT như sau:
  • Bên bán -> Xuất hóa đơn điều chỉnh -> Kê ở bảng kê bán ra tại mục theo thuế suất trên hóa đơn điều chỉnh.
  • Bên mua -> HĐ đầu vào -> Kê ở bảng kê mua vào
  • Cách kê khai âm: đặt dấu trừ “–“ đằng trước số tiền thuế
  • Các chỉ tiêu còn lại điền như sau:
    • Điền đầy đủ các chỉ tiêu: Hóa đơn, người bán/người mua/MST.
    • Cột mặt hàng: Bỏ trống
    • Cột Doanh thu đối với bên bán và cột giá trị HHDV mua vào chưa có thuế : Bỏ trống [ vì trên hóa đơn không có phần này]
    • Cột tiền thuế: các bạn gõ phần tiền thuế trên hóa đơn.

Chú ý: Rất nhiều bạn nghĩ rằng không làm được như trên và phần mềm sẽ báo lỗi, nhưng thực tế máy chỉ cảnh báo [đỏ ] là có sự khác lạ “ số thuế không tương ứng với doanh thu” còn các bạn vẫn ghi và in được tờ khai thuế như bình thường. Nhớ nhé: không chia ngược tiền thuế cho thuế suất để đưa vào cột doanh thu hay giá trị HHDV mua vào. [ hóa đơn trước không sai doanh thu]

  • Cột ghi chú các bạn ghi: Điều chỉnh giảm tiền thuế của hóa đơn số…, ký hiệu… ngày….

Kế toán Thiên Ưng xin Chúc các bạn điều chỉnh thành công!

Xem thêm:

Mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm thuế GTGT để các bạn tham khảo:

Lưu ý: trước khi lập hóa đơn điều chỉnh 2 bên phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn [ký đóng dấu, mỗi bên giữ 1 bản]

Như vậy, khi phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót phải lập hóa đơn điều chỉnh thì nội dung điều chỉnh giảm được ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.

Xem thêm: Danh sách 1520 công ty mua hóa đơn của công ty 'ma' được thành lập để bán hóa đơn theo Công văn 1328/ĐCSKT?

Lập hóa đơn điều chỉnh giảm thì nội dung hóa đơn có được ghi số âm không? Cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm thế nào?

Lập mẫu 04/SS-HĐĐT khi xử lý hóa đơn có sai sót theo hình thức điều chỉnh giảm như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, hướng dẫn điều chỉnh đối với hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, phải cấp lại mã của Cơ quan Thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh/thay thế:

Với trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của Cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm Nghị định 123/2020/NĐ-CP để thông báo điều chỉnh cho từng hóa đơn hoặc nhiều hóa đơn có sai sót, và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào. Nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.

Trong đó, mẫu 04/SS-HĐĐT tải Thông báo hóa đơn điện tử được quy định tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP có dạng như sau:

Để lập biểu mẫu, cần lưu ý các thông tin, nội dung điền như sau:

- Kính gửi: Ghi cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị;

- Tên người nộp thuế: Tên đơn vị theo Giấy phép đăng ký kinh doanh

- MST: Ghi MST của đơn vị;

- [2] Mã CQT cấp: Chỉ ghi mã cơ quan thuế cấp đối với hóa đơn có mã của Cơ quan Thuế;

- [3] Ký hiệu mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn: Ghi theo quy định tại Thông tư 78;

- [4] Số hóa đơn điện tử: Ghi số hóa đơn điện tử cần điều chỉnh, bổ sung;

- [5] Ngày lập hóa đơn;

- [6] Loại áp dụng hóa đơn điện tử;

- [7] Hủy/Điều chỉnh/Thay thế/Giải trình: Ghi “Điều chỉnh”;

- [8] Lý do: Ghi lý do điều chỉnh hóa đơn điện tử.

Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC như thế nào?

Việc xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm thực hiện theo Thông tư 78/2021/NĐ-CP và hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn 1647/TCT-CS năm 2023 như sau:

Bước 1: Ghi lý do điều chỉnh giảm và điền đầy đủ thông tin nội dung trên hóa đơn điều chỉnh.

Thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hóa bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hóa đúng [bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế].

Bước 2: Ký số và gửi hóa đơn cho người mua

Xuất hóa đơn, ký số rồi gửi cho người mua [đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế] hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua [đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế].

Lưu ý:

Nếu điều chỉnh giảm cho các hóa đơn cũ đã lập theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì không xuất hóa đơn điều chỉnh giảm mà lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ [theo khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/NĐ-CP].

Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm khi nào?

Trường hợp sau khi lập hóa đơn và hạch toán doanh thu, doanh nghiệp phát hiện hàng lỗi, chất lượng thấp và quyết định giảm giá cho khách hàng thì sẽ phát hành một hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị cho hóa đơn ban đầu.

Hóa đơn điều chỉnh sai thì phải làm sao?

Hóa đơn Điều chỉnh hoặc Thay thế bị sai đã được cấp mã thì không được hủy để lập hóa đơn mới. Nếu đã lựa chọn phương thức Điều chỉnh thì phải TIẾP TỤC Điều chỉnh, đã Thay thế thì phải tiếp tục Thay thế đến khi nào đúng thì dừng.

Hóa đơn điều chỉnh có ảnh hưởng gì không?

Hóa đơn điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến việc tính thuế và báo cáo thuế của bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ quy trình và các quy định thuế liên quan trước khi thực hiện điều chỉnh.

Điều chỉnh hóa đơn điện tử là gì?

Điều chỉnh hóa đơn điện tử là một trong những cách xử lý khi hóa đơn điện tử có sai sót nhằm giúp người bán chỉnh sửa các thông tin sai sót trên hóa đơn đúng theo quy định và theo thực tế xảy ra.

Chủ Đề