Ý nghĩa của văn chương sgk trang bao nhiêu

Soạn bài: Ý nghĩa của văn chương [soạn 2 cách]

Câu 3 [trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]

Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ "Vậy thì, hoặc hình dung sự sống" đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

Soạn cách 1

Hoài Thanh đã phân tích công dụng của văn chương

-“Công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”

+ Văn chương hình dung sự sống: tức là phản ánh đời sống con người, trong đời sống đó, bao nhiêu mối quan hệ, tình cảm, tâm tư của con người được phản ánh lại trong văn chương => Vì vậy mà mỗi tác phẩm chúng ta đọc được, chúng ta hiểu được những tâm tư tình cảm, cảm xúc của nhân vật => thấy cảm thông, thương mến hay vui tươi hơn. Mỗi số phận, hoàn cảnh mà văn chương viết lại, ghi lại, đó chính là cơ sở giúp khơi dậy tấm lòng vị tha trong người đọc.

- Văn chương khơi dậy những cảm xúc của con người. Khiến những tâm hồn khô khan trở nên đa dạng hơn, đó là khi đọc các tác phẩm văn chương, người đọc có được những cảm xúc vui, buồn, mừng, giận.

- Văn chương giúp tạo nên những tình cảm chưa có, luyện thêm những tình cảm sẵn có. Chính vì những tác phẩm văn chương mà cuộc sống con người trở nên vui tươi và mới mẻ hơn, hon cả cuộc sống cá nhân chật hẹp của mình.

Soạn cách 2

- Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm, gợi lòng vị tha, gây cho ta những tình cảm ta chưa có và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương làm giàu đẹp tâm hồn con người.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bố cục [3 phần]:

   - Đoạn 1 [từ đầu … muôn loài] : nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

   - Đoạn 2 [tiếp … sáng tạo ra sự sống] : nhiệm vụ của văn chương.

Quảng cáo

   - Đoạn 3 [còn lại] : công dụng của văn chương.

Câu 1 [trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

   Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 2 [trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

   - “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: Cuộc sống vốn nhiều màu sắc và văn chương chính là hình ảnh phản chiếu của màu sắc ấy.

   - “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: Văn chương dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.

Câu 3 [trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

Quảng cáo

   Công dụng của văn chương :

   - Gợi tình cảm và lòng vị tha.

   - Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

   - Làm hay, làm đẹp những điều bình dị trong cuộc sống.

Câu 4 [trang 62 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2]:

   a. Văn bản thuộc loại văn nghị luận văn chương. Vì nội dung nghị luận thuộc vấn đề văn chương.

   b. Nét đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh.

   Dẫn chứng : đoạn mở đầu văn bản, đoạn nói về mãnh lực văn chương.

Luyện tập

Quảng cáo

   - “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”: đem đến tâm hồn ta những cảm xúc, những tình cảm mới mà ta chưa hề biết. Ví như “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” [Sóng – Xuân Quỳnh], cái cảm xúc nhớ ai đó đến thao thức, đến sâu đậm như vậy đâu hẳn ai cũng từng trải.

   - “luyện những tình cảm ta sẵn có” : làm cho những tình cảm sẵn có trong ta trở nên mãnh liệt, sâu sắc hơn. Đọc Cổng trường mở ra của Lí Lan, ta như nhớ lại cảm xúc khi bỡ ngỡ bước vào cánh cổng trường mới, xa lìa vòng tay quen thuộc.

Bài giảng: Ý nghĩa văn chương - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 ngắn nhất | Soạn bài lớp 7 ngắn nhất | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Ý nghĩa văn chương - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

- Hoài Thanh [1909-1982], quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Thi nhân Việt Nam”, in năm 1942

- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

1. Xuất xứ

- “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” [NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998]

- Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”

2. Bố cục [3 phần]

- Phần 1 [từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”]: Nguồn gốc của văn chương

- Phần 2 [tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”]: Nhiệm vụ của văn chương

- Phần 3 [còn lại]: Công dụng của văn chương

3. Giá trị nội dung

Quảng cáo

Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

4. Giá trị nghệ thuật

- Giàu hình ảnh độc đáo

- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Hoài Thanh [những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác…]

- Giới thiệu về văn bản “Ý nghĩa văn chương” [hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…]

II. Thân bài

Quảng cáo

1. Nguồn gốc của văn chương

- Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài

⇒ Đây là quan niệm đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất

2. Nhiệm vụ của văn chương

- Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng

⇒ Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống

- Văn chương sáng tạo ta sự sống

⇒ Văn chương đưa ra, dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.

3. Công dụng của văn chương

- Khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha”

⇒ Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng

- Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có

   + Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên

   + Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người

⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có

   + Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh…

- Vai trò, công dụng của văn chương đối với bản thân: trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết, thế giới tinh thần trở nên phong phú hơn…

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-7.jsp

Video liên quan

Chủ Đề