Yếu tố đầu vào của cạnh tranh là gì

Trong quá trình kinh doanh và quản trị doanh nghiệp từ lúc công ty còn nhỏ xíu đến khi lớn lên kha khá, cũng như tham gia cải tạo tái cấu trúc nhiều đơn vị SMEs, có một vấn đề chung, đó là nhiều rắc rối doanh nghiệp bị phát sinh từ các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, mà đôi khi họ lơ là, cẩu thả dẫn đến hệ quả khó lường.

Đầu xuôi thì đuôi lọt, câu châm ngôn này không sai trong tình huống quản trị doanh nghiệp. Thậm chí nếu đầu vào tốt, chúng ta sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều trong việc kinh doanh, việc quản lý từ đó cũng nhẹ nhàng hơn. Vậy, các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp gồm những gì?

1. Đầu vào: NGUỒN NHÂN LỰC

Đầu tiên, nhiều SMEs tuyển dụng nhân sự mà chưa có bất kỳ định nghĩa nào về năng lực cho một vị trí, từ đó khi phỏng vấn rất khó để xác định liệu ứng viên có phải thật sự là người giỏi hay không. Với các doanh nghiệp siêu nhỏ, đôi khi chỉ là sự hài lòng ở diện mạo ưa nhìn, nói chuyện khôn khéo tý và ráng trả lời dăm ba câu hỏi từ chính ceo đặt ra là lọt qua được vòng phỏng vấn.

Ví dụ, bạn cần tuyển 1 bếp phó, món hoa, phụ trách đứng chảo cho nhà hàng ẩm thực trung hoa của bạn. Vậy tiêu chí gì về kỹ năng, hành vi, kiến thức mà người bếp hoa cần có? Anh ấy phải có khả năng chịu tải áp lực thế nào để tạo ra hiệu suất công việc mà bạn cần?

Thứ 2, đã tuyển, phải tuyển đúng người có năng lực theo định nghĩa năng lực mà bạn đã viết ra ở trên, không đạt thì tuyệt đối không nhận. Nếu không, chính doanh nghiệp bạn sẽ gánh chịu tất cả hậu quả từ tay nghề yếu kém của người đầu bếp ở ví dụ bên trên.

Nhiều CEO nói tôi chỉ cần thái độ tốt, thì tôi cho rằng: đó là lẽ đương nhiên, vì thái độ cũng là 1 phần trong định nghĩa năng lực ở 1 vị trí. Như nhân viên sales thì 100% phải có thái độ nhẫn nhịn với khách rồi, chứ khách nói 1 câu là chửi khách một câu thì có giết chết doanh nghiệp.

Điều này càng chứng minh, nếu bạn khởi nghiệp ở 1 lĩnh vực tay ngang, bạn không có chút gì hiểu biết về nó. Khả năng cao là team bạn tập hợp sẽ khó thành công, vì từ đầu bạn không có đủ trình độ để thẩm định !

2. Đầu vào: NGUYÊN VẬT LIỆU/HÀNG HÓA

Yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thứ hai chính là nguyên vật liệu/ hàng hóa. Kỹ lưỡng ngay từ khâu lựa chọn nguồn hàng có tỷ lệ bán tốt, hợp xu hướng; cẩn thận ngay từ khâu lựa nguyên liệu sản xuất đầu vào là chất lượng tốt thì khả năng cao là sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh cao hơn về chất lượng so đối thủ dù kỹ thuật ta có thể thua kém.

Cái này ở món ăn trong ngành FnB thấy rất rõ, có những tiệm cơm gà, có thể kỹ thuật chế biến không gì là ghê gớm. Nhưng vấn đề là nguồn nguyên liệu, những con gà anh lấy là gà ta thả vườn, thịt săn chắc, ăn rất ngon. Trong khi những nơi khác là gà công nghiệp, thịt bở, mỡ nhiều.

Chưa kể, khi bạn siết quy trình tuyển lựa nguyên vật liệu kỹ lưỡng thì sẽ tránh nhiều rắc rối phát sinh không đáng có sau này ở khâu vận hành. Trong Fnb, có những nơi bán rau chất lượng rất tệ, 1kg rau nếu đem đi lặt chắc còn được vài nhúm [thiệt hại 3/4 rau], vậy nếu 1 ngày chuỗi bạn tiêu thụ hàng trăm kg rau thì số tiền không nhỏ.

Tại sao không chọn nguồn rau từ nơi khác?

3. Đầu vào: HÓA ĐƠN, HỢP ĐỒNG, BIÊN BẢN

Rất nhiều SMEs rất cẩu thả trong công tác quản lý về chứng từ và văn bản tổ chức:

  • Mua hàng thì không lấy hóa đơn.
  • Trao đổi đối tác không ghi âm, biên bản.
  • Họp hành thì không có biên bản họp.
  • Hợp tác ai đó thì thiếu hợp đồng, nói miệng.
  • Thuê đơn vị làm dịch vụ thì hợp đồng hời hợt.
  • Thu vào, chi ra mà không phiếu thu/chi.
  • Hàng ra vô kho mà thiếu phiếu xuất/nhập kho.
  • Đối tác giao hàng thiếu hóa đơn bán hàng mà vẫn nhận hàng.
  • Những khoản chi không có chứng từ thì cũng không lập bảng kê.

.... vân vân. Những vấn đề nhỏ xíu này là mầm móng những thất thoát, rắc rối về tài chính sau này.

4. Đầu vào: CÔNG CỤ DỤNG CỤ [MÁY MÓC....]

Cùng doanh nghiệp với nhau, thì đã đầu tư, đừng tiết tiền cho máy móc và trang thiết bị, đặc biệt nếu nó góp phần trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm tốt hơn, thời gian sản xuất nhanh hơn [sẽ cạnh tranh về tốc độ phục vụ đơn hàng cho khách] thì rất đáng để đầu tư.

Xưa, có ông bạn mình, mở xưởng quà tặng, đầu tư mua máy CNC cũ bên trung quốc về, chưa kịp thu hồi vốn cái máy thì máy cứ hư lên hư xuống, tháng 2 - 3 lần. Mỗi lần cứ tiền công sửa chữa và tiền thay vật tư là hết cả lời.

Ra khởi nghiệp, đúng là phải tiết kiệm. Nhưng tiết kiệm phải đáng, kẹo kéo quá cũng không tốt.

5. Đầu vào: CÔNG NGHỆ

Công nghệ cũng là một trong những yếu tố đầu vào của doanh nghiệp rất quan trọng. Có những doanh nghiệp rất khôn ngoan, đã chuyển đổi số hóa việc quản lý ngay từ những ngày đầu. Như giao tiếp nội bộ dùng slack, lưu trữ dữ liệu với Gsuit và google drive, rồi giao việc với Asana. Nhờ vậy tốc độ và hiệu suất cao hơn đối thủ dù nhân sự 2 bên là như nhau.

Ngày nay, nhiều công ty có mạng lưới đại lý còn đầu tư cả app để đại lý mình đặt hàng trực tiếp trên app nữa đấy. Mọi việc qua đó hết, hiệu suất công việc rất lớn.

Hay như ở các nhà hàng, cafe, họ kết hợp chatbox và quét Qrcode giảm giá để CSKH khi họ về từ quán. Tiếc là tới khi dịch Covid-19 xảy ra mới thấy nhiều bạn tất tả triển khai chatbox với kỳ vọng kéo KH cũ, nhưng muộn quá rồi.

6. Đầu vào: BÍ QUYẾT, CÔNG THỨC

Đôi khi để cạnh tranh, đầu vào vận hành, nếu bạn sở hữu được công thức, một bí quyết, một phát minh thì tỷ lệ thắng gần như trong lòng bàn tay.

Trong ngành Fnb, bạn sẽ dễ thấy ví dụ phổ biến là thường thương hiệu fnb nào ra đời đi kèm với một món ăn mới lạ, và sở hữu cả bí quyết chế biến riêng thì hầu như quán rất mau đông khách, và sự nghiệp franchise cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.


Tóm lại, các bạn sẽ thấy ví dụ phổ biến hơn ở các startup mới ra đời khi tuyển dụng. Rất nhiều anh/chị/em thích sử dụng nguồn nhân lực không cần kỹ năng, kinh nghiệm để nhận vào với chi phí lương rẻ rồi đào tạo thêm, nhưng chúng ta quên rằng chúng ta, bản chất là kinh doanh, không phải trường dạy nghề, và đào tạo một cá nhân thành thục một kỹ năng nghiệp vụ chưa bao giờ là đơn giản. Rồi đào tạo xong họ có ở lại không, công sức vài tháng đã bỏ ra, rồi tiền nữa, lỡ họ nghỉ việc xin nơi khác thì sao?

Đừng bao giờ đưa công ty mình vào thế khó !

Chia sẻ từ Nguyễn Tuấn Hùng - Quản trị & Khởi nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng muốn thu được nhiều lợi nhuận và doanh thu trong kinh doanh sản xuất. Để đạt được điều này thì lợi thế cạnh tranh được xem là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp. Vậy lợi thế cạnh tranh là gì và cách xác định ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết về thắc mắc này, hãy cùng theo dõi nhé!

Lợi thế cạnh tranh là những yếu tố giúp một doanh nghiệp/công ty trở nên vượt trội, nổi bật hơn các doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành. Khi sở hữu lợi thế  này, doanh nghiệp có thể sở hữu một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng đồng thời giúp doanh nghiệp hoạt động thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Nhờ yếu tố này doanh nghiệp có thể duy trì được chỗ đứng, vị thế và tồn tại lâu dài trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng. Giúp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nổi bật hơn so với những doanh nghiệp cạnh tranh khác.

Là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp

Thông thường các doanh nghiệp thường phát triển lợi thế cạnh tranh của mình dựa trên các yếu tố: thương hiệu, mạng lưới phân phối, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cơ cấu chi phí,…

Ví dụ: Bánh trung thu Kinh Đô là thương hiệu lâu đời, được nhiều người Việt biết đến và lựa chọn. Nhắc đến bánh trung thu, phần lớn người tiêu dùng nghĩ ngay đến thương hiệu bánh trung thu Kinh Đô. Dù thương hiệu Kinh Đô đã được bán lại cho đơn vị khác, nhưng hiện nay, các dòng bánh kẹo, đặc biệt là bánh trung thu vẫn mang dấu ấn trong lòng người dùng và được nhiều người lựa chọn vì tin tưởng vào độ uy tín, chất lượng. Đây cũng được xem lợi thế cạnh tranh về mặt thương hiệu của Kinh Đô. 

Nếu doanh nghiệp đầu tư vào việc phân tích và tìm ra lợi thế của mình so với các đơn vị khác, họ có thể thể tập trung phát triển thế mạnh của mình. Từ đó, tìm ra được những chiến lược quảng bá và kế hoạch đầu tư phù hợp với ưu điểm doanh nghiệp. Như vậy, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra điểm nổi bật và khác biệt của bạn so với các đơn vị cùng ngành. 

Như đã nói ở trên, đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Vậy, lợi thế cạnh tranh được chia làm những loại nào? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều đối tượng. Hiện nay, người ta thường chia thành những loại như sau:

  • Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có ưu điểm vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh khác;
  • Giá cả hàng hóa, sản phẩm bán ra của doanh nghiệp thấp hơn những đối thủ cạnh tranh khác;
  • Hàng hóa, sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra có sự khác biệt, có điểm vượt trội hơn những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nên được khách hàng đánh giá cao;
  • Chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp về thanh toán, giao hàng,… được khách hàng đánh giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh;
  • Sản phẩm, mặt hàng của doanh nghiệp có đầy đủ thông tin chi tiết hơn sản phẩm của đối thủ.

Các doanh nghiệp muốn bán hàng và vượt xa những đối thủ cạnh tranh khác thì điều quan trọng nhất là phải biết cách xác định lợi thế này. Vậy cách xác định như thế nào? Cùng điểm qua những cách xác định vấn đề này trong doanh nghiệp dưới đây nhé!

Một cách để xác định lợi thế cạnh tranh mà các bạn có nhu cầu kinh doanh, buôn bán có thể tham khảo đó chính là tự đánh giá năng lực của bản thân như thế nào. Đây cũng chính là bước đầu tiên, đặt nền tảng cho việc tạo nên những lợi thế cũng như cơ hội so với những đối thủ cạnh tranh khác. Vậy cách đánh giá năng lực bản thân như thế nào?

Tự đánh giá năng lực bản thân.

Cách để giúp các bạn tự đánh giá năng lực bản thân đó chính là xác định được ưu, nhược điểm của bản thân là gì, bản thân có đủ năng lực để có thể vượt mặt những đối thủ cạnh tranh hay không. Bên cạnh đó, việc nắm được điểm yếu của đối thủ cũng chính là một lợi thế giúp bạn cạnh tranh thuận lợi. Đôi khi, điểm yếu của đối thủ chính là điểm mạnh của mình.

Tuy nhiên, đôi khi điểm yếu của bạn lại không phải là điểm mạnh của đối thủ. Cạnh tranh lành mạnh, tự nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách khách quan sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích.

Cách để xác định lợi thế cạnh tranh khá hay mà bạn có thể học hỏi đó chính là biết dựa vào những yếu tố sáng tạo. Đừng bao giờ sao chép y nguyên cách làm của đối thủ hay theo lối mòn mà đối thủ đã đi. Thay vào đó, bạn hãy dựa vào cách làm của họ để sáng tạo cách riêng cho mình. Sự sáng tạo dựa trên những khuôn khổ có sẵn nhưng theo một cách mà người khác chưa có và chưa ai làm. 

Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng.

Người luôn luôn giành vị thế cao hơn người khác trong kinh doanh là người biết tìm ra điểm yếu của đối thủ. Sau khi phát hiện và tìm ra được những điểm yếu, hạn chế mà đối thủ thì cần phải biết phân tích một cách kỹ lưỡng những điểm mẫu chốt. 

luôn biết cách tìm ra điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

Một trong các cách xác định lợi thế cạnh tranh mà bạn hoàn toàn có thể học hỏi đó chính là biết tìm ra được những lợi thế, ưu điểm nổi trội của mình. Ưu thế nổi bật mà bản thân bạn dễ dàng nhận biết nhất đó chính là những điểm mạnh của bạn mà đối thủ cạnh tranh lại không có hoặc có thể có nhưng kém nổi bật hơn. Từ những điểm mạnh đó, bạn có thể khai thác và tìm ra được lợi thế của doanh nghiệp và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Tìm ra ưu thế vượt trội của doanh nghiệp

Sau khi bạn đã nắm được cách xác định vấn đề này trong doanh nghiệp thì cần có sự áp dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không chỉ dừng ở việc áp dụng mà bạn phải luôn luôn nâng cao vấn đề này trong kinh doanh của mình. Nhờ đó, doanh nghiệp của bạn mới có thể khẳng định được vị thế của mình. Các cách để nâng cao lợi thế như sau:

Để không ngừng nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh thì bạn phải luôn luôn tập trung vào chất lượng của hàng hóa, sản phẩm. Bởi vì chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng mà khách hàng hướng đến. Nếu sản phẩm doanh nghiệp bạn bán ra dù cho mẫu mã đẹp, đến từ thương hiệu nổi tiếng nhưng chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì khách hàng vẫn có thể quay lưng với doanh nghiệp bạn.

Doanh nghiệp nên tập trung vào chất lượng sản phẩm.

Do đó, cách để nâng cao lợi thế cạnh tranh đó chính là luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm bán ra cho khách hàng. Sản phẩm tới tay người tiêu dùng phải an toàn, chất lượng và mang lại nhiều giá trị có ích.

Một cách để nâng cao lợi thế trong kinh doanh đó chính là luôn chú ý tập trung vào chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn thử nghĩ xem, nếu như sản phẩm mà doanh nghiệp bạn bán ra có chất lượng tốt nhưng dịch vụ khách hàng kém thì khách hàng vẫn sẵn sàng quay lưng với sản phẩm của bạn. Do đó, cần tập trung vào chất lượng dịch vụ khách hàng và đây cũng chính là chiến lược marketing mang lại nhiều lợi ích.

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Để mang đến dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng thì bạn cần phải lên kế hoạch tư vấn chăm sóc khách hàng từ bước gọi điện, nhắn tin, gửi email,… Đối với những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng thì cần giải quyết nhanh chóng và hợp lý. Có như vậy thì khách hàng mới tin tưởng và có sự gắn bó lâu dài với sản phẩm doanh nghiệp của bạn.

Giảm thiểu chi phí kinh doanh cũng là chiến lược để nâng cao lợi thế cạnh tranh mà bạn nên áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Khi trên thị trường xuất hiện hai sản phẩm cùng phân khúc có chất lượng, mẫu mã và kiểu dáng như nhau nhưng lại có giá thành khác nhau thì tất nhiên khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm có chi phí rẻ hơn. Do đó, đôi lúc bạn cũng nên tối ưu hoá việc giảm chi phí trong đầu tư, để giá sản phẩm thấp hơn một chút so với đối thủ thì đã tạo ra một lợi thế cạnh tranh.

Giảm thiểu chi phí kinh doanh.

Cách để nâng cao lợi thế của doanh nghiệp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó chính là không ngừng sáng tạo ra những giá trị thiết thực nhất. Một ví dụ cho vấn đề này đó là có thể đến ngày sinh nhật của những khách hàng thân quen thì doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật, các món quà lưu niệm hoặc tri ân bằng chương trình khuyến mãi, voucher,… 

Không ngừng sáng tạo để nâng cao giá trị doanh nghiệp

Hoặc vào các kỳ nghỉ lễ nào đó như năm mới, giáng sinh thì bạn có thể tạo ra những giá trị tinh thần đến khách hàng bằng những lời chúc, quà tặng,… Tuy điều này chỉ là những giá trị tinh thần nho nhỏ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa cho khách hàng và là chìa khóa để giữ chân họ lâu dài.

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển thì việc ứng dụng những thiết bị máy móc hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh là cách để giúp doanh nghiệp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh. Vì việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra nhanh chóng và tạo nên năng suất cao hơn. 

Nâng cao giá trị doanh nghiệp bằng việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh

Mặt khác, nhờ sự ứng dụng này cũng có thể tạo ra sự đột phá trong từng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất nên. Nhờ đó, doanh nghiệp của bạn có có lợi thế lớn hơn so với đối thủ.

Một trong những cách tối ưu vấn đề này ở một doanh nghiệp khá hiệu quả mà doanh nghiệp nên áp dụng đó chính là hợp tác, liên minh với doanh nghiệp khác. Điều này giúp cho doanh nghiệp của bạn tạo nên mối liên kết với đối tác và cũng giúp nâng cao lợi thế một cách hiệu quả. 

Liên minh hợp tác cũng là một cách hiệu quả

Minh chứng cho cách nâng cao lợi thế trong cạnh tranh này là ví dụ bạn đang kinh doanh dịch vụ du lịch thì bạn có thể hợp tác với những doanh nghiệp về dịch vụ khách sạn,… Nếu sự hợp tác này mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn thì bạn có thể chiết khấu phần chi phí nhỏ hoặc tặng món quà nào đó cho đối tác.

Vài điều chia sẻ trên đã giúp bạn hình dung được lợi thế cạnh tranh là gì cũng như các cách để xác định vấn đề này trong doanh nghiệp của mình. Từ đó, bạn cũng có thể áp dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề