Yếu tố nào là hạt nhân của thế giới quan khoa học

BỘ NỘI VỤHỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA--------TIỂU LUẬNĐỀ TÀI:CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG –HẠT NHÂN LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌCHọ và tên sinh viên: Trần Minh HuyềnLớp: HC22B7Niên khóa: 2017- 2019Môn học: Triết họcGiảng viên: TS. Lê Thị HằngPGS. TS. Trương Quốc ChínhHà Nội, tháng 3 năm 2018MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦUCHƯƠNG 1: THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC1.1.Khái quát về thế giới quan1.1.1. Khái niệm thế giới quan1.1.2. Những hình thức cơ bản của thế giới quan1.2.Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển thế giới1.2.1. Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật1.2.2. Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vậtquan duy vậtCHƯƠNG 2: NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬTBIỆN CHỨNG LÀ HẠT NHÂN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC2.1. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng2.1.1. Quan điểm duy vật về thế giới2.1.2. Quan điểm duy vật về xã hội2.2. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng2.3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về vật chất, ý thức và mối quan hệgiữa vật chất và ý thức2.3.1. Khái niệm vật chất, ý thức2.3.2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức2.3.3. Ý nghĩa phương pháp luậnCHƯƠNG 3: VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO SỰNGHIỆP CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY3.1. Vi phạm ý nghĩa phương pháp luận trước đây dẫn đến những sai lầm3.2. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luậnLỜI MỞ ĐẦUTriết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thờigian tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại. Triết học nghiên cứuthế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọi khoa học cụ thể, nóxem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống các quanniệm về chỉnh thể đó. Và triết học có hai vấn đề cơ bản đó là giữa vật chất và ýthức cái nào có trước, cái nào có sau, cài nào quyết định. Lịch sử của triết họccho thấy, mặc dù có nhiều cách trả lời khác nhau về vấn đề này, nhưng suy chocùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình.Trong đó, qua từng thời kì phát triển của triết học ta đã thấy được rằng chủ nghĩaduy vật biện chứng nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và pháttriển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy, nó cung cấp phươngpháp luận khoa học cho con người nhận thức và cải tạo thế giới, vì lợi ích củamình.Những lý thuyết về phép biện chứng duy vật không chỉ giúp ta nắm vữngnhững nguyên tắc phương pháp luận của các khoa học triết học, mà còn cungcấp vũ khí luận sắc bén cho giai cấp vô sản chiến thắng kẻ thù của chủ nghĩa xãhội. Chính nhờ vậy mà Đảng và Nhà nước ta luôn trung thành với những nguyênlý, lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin nói chung và triết học Maco Lê nin nóiriêng, để vận dụng nó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.Hiên nay, nước Việt Nam ta đang tiếp tục thực hiện kế hoạch hiện đại hóacông nghiệp hóa đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc nghiêncứu chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhất là nắm vững bản chất của phép biệnchứng duy vật là một đòi hỏi cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy, em đã chọnđề tài: “ Chủ nghĩa duy vật biện chứng - hạt nhân lý luận của thế giới quankhoa học” làm đề tài cho tiểu luận này để vận dụng lý luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng đối với thực tiễn nước ta qua giai đoạn hiện nay.CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC1.1.1.1.1.Khái quát về thế giới quanKhái niệm thế giới quanThế giới quan là sản phẩm, là một bộ phận của thế giới, con người có nhucầu phải nhận thức về thế giới cũng như phải nhận thức về bản thân mình trongmối quan hệ với thế giới để điều chỉnh hoạt động của mình. Kết quả của quátrình nhận thức ấy tạo nên thế giới quan.Như vậy, thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của conngười về thế giới , về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con ngườitrong thế giới ấy.Về nội dung, thế giới quan phản ánh thế giới ở ba góc độ:Thứ nhất, các đối tượng bên ngoài chủ thể.Thứ hai, bản thân chủ thể.Thứ ba, mối quan hệ giữa chủ thể với các đối tượng bên ngoài chủ thể.Về hình thức, thế giới quan có thể biểu hiện dưới dạng các quan điểm,quan niệm rời rạc, cũng có thể biểu hiện dưới dạng hệ thống lý luận chặt chẽ.Về cấu trúc, là hiện tượng tinh thần, thế giới quan có cấu trúc phức tạp vàđược tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, song hai yếu tố cơ bản của thế giớiquan là tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giớiqan, song tri thức chủ gia nhập vào thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin đểhình thành lý tưởng, động cơ thôi thúc con người hành động. Như vậy, một thếgiới quan nhất quán là một thế giới quan có tri thức và niềm tin thống nhất vớinhau tạo nên cơ sở vững chắc cho con người tiếp tục tìm hiểu thế giới, cho conngười xác định thái dộ, cách thức hoạt động, cách thức sống nói riêng và xác lậpnhân sinh quan nói chung.Chính vai trò là cơ sở để con người xác định những vấn đề then chốt củacuộc sống, thế giới quan có các chức năng như: chức năng nhận thức, chức năngxác lập giá trị, chức năng bình xét, đánh gía, chức năng điều chỉnh hành vi… màkhái quát lại, chức năng bao trùm của thế giới quan là chức năng định hướngcho toàn bộ hoạt động sống của con người.1.1.2.Những hình thức cơ bản của thế giới quanThế giới quan là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức, thế giới quanphát triển theo sự phát triển nhận thức con người. Cho đến nay, sư phát triển củathế giới quan đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: thế giới quan huyềnthoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.Thế giới quan huyền thoại là thế giới quan có nội dung pha trộn một cáchkhông tự giác giữa thực và ảo. Thế giới quan huyền thoại đặc trưng cho “tư duynguyên thủy”, được thể hiện rõ nét qua các chuyện thần thoại, phản ánh nhậnthức về thế giới của con người trong xã hội công xã nguyên thủy.Thế giới quan tôn giáo là hế giới quan có niềm tin mãnh liệt vào sứcmạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người, được thể hiệnqua các hoạt động tổ chức để suy tôn, sung bái lực lượng siêu nhiên ấy.Thế giới quan triết học là thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lýluận thông qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật. Nó khôngchỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới và về bản thânbằng con người mà còn chứng minh các quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận.1.2.1.2.1.Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển thế giới quan duy vậtThế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vậtThế giới quan duy tâm là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới làtinh thần và thừa nhận vai trò quyết định của các yếu tố tinh thần đối với thế giớivật chất nói chung, đối với con người, xã hội loài người nói riêng. Thế giới quanduy tâm thể hiện rất đa dạng dưới nhiều cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào trìnhđộ nhận thức của con người và tương ứng với trình độ nhận thức ấy, thế giớiquan duy tâm được thể hiện dưới hình thức thô sơ, tôn giáo hay triết học.Thế giới quan duy vật là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới làvật chất, thừa nhận vai trò quyết đinh của vật chất đối với các biểu hiện của đờisống tinh thần và thừa nhận vị trí, vai trò của con người trong cuộc sống hiệnthực. Thế giới quan duy vật thừa nhận sự tồn tại của các hiện tượng tinh thần,song mọi quan niệm mọi biểu hiện của tinh thần đều có nguồn gốc từ vật chất, vìvậy trong mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần thì vật chất là cái có trước, tinhthần có sau và bj vật chất quyết định.1.2.2.Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vậtKể từ khi triết học ra đời, sự phát triển của thế giới quan duy vật gắn liềnvới sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Tương ứng với ba hình thức cơ bản củachủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình,chủ nghĩa duy vật biện chứng là ba hình thức cơ bản của thế giới quan: thế giớiquan duy vật chất phác, thế giới quan duy vật siêu hình và thế giới quan duy vậtbiện chứng.Thế giới quan duy vật chất phác là thế giới quan thể hiện trình độ nhậnthức ngây thơ, chất phác của những nhà duy vật. Thế giới quan duy vật chấtphác thể hiện rõ nét ở thời cổ đại, xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ như ởẤn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp. Đây là thời kỳ con người đã thoát khỏi trạng tháimông muội nhưng mọi mặt của đời sống xã hội còn ở trình độ rất thấp.Thế giới quan duy vật siêu hình biểu hiện rõ nét vào thế kỷ thứ XVII –XVIII ở các nước Tây Âu. Siêu hình là thuật ngữ triết học phản ánh khuynhhướng phát triển của triết học duy vật từ thời kỳ phục hưng đến thời cận đại, cònđược gọi là triết học tự nhiên. Triết học duy nhất thời kỳ này đại diện cho nhữngtư tưởng của giai cấp tư sản tiến bộ, họ đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩakinh viện, nhà thờ trung cổ.Thế giới quan duy vật biện chứng được C. Mác và Ph. Ăng ghen xâydựng vào giữa thế kỷ thứ XIX, V.I.Lê nin và những người kế tục phát triển. Sựra đời của thế giới quan duy vật biện chứng là kết quả kế thừa tinh hoa các quanđiểm về thế giới trước đó, trực tiếp là những quan điểm duy vật của Phoiobac vàphép biện chứng của Hê ghen; là kết quả sử dụng tối ưu thành tựu của khoa học,trước hết là thành tựu của Vật lý và Sinh học. PH. Ăng ghen nhận định thời giannày vào giữa thế kỷ thứ XIX, khoa học tự nhiên đã phát triển và đạt được nhữngkết quả rực rỡ, đã cung cấp những tài liệu mới với số lượng chưa từng có, đếnmức làm cho người ta không những có thể khắc phục hoàn toàn tính siêu hìnhmáy móc của thế kỷ XVIII , mà ngay bản thân khoa học tự nhiên, nhờ chứngminh được những mối liên hệ tồn tại trong bản thân giới tự nhiên mà biến từkhoa học kinh nghiệm chủ nghĩa thành khoa học lý luận và nhờ tổng hợp nhữngkết quả đã đạt được mà đã trở thành một hệ thống nhận thức duy vật về thế giớitrong sự vận động, biến đổi không ngừng của nó.CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬTBIỆN CHỨNG LÀ HẠT NHÂN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC2.1. Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng2.1.1. Quan điểm duy vật về thế giớiBản chất của thế giới là vật chất, thế giới thông nhất ở tính vật chất và vậtchất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập đối với ý thức, quyết định ý thức vàđược ý thức phản ánh.Tính thống nhất đó của thế giới được thể hiện:Một là chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thếgiới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người.Hai là thế giới vật chất tồn tại khách quan, tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn,không sinh ra và không mất đi.Ba là tất cả các sự vật hiện tượng trên thế giới đều là những dạng tồn tại cụthể của vật chất hay thuộc tính của vật chất. Thế giới không có gì khác ngoài vậtchất đang vận động.Bốn là mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất đều có mối liên hệthống nhất chặt chẽ với nhau, cùng vận động phát triển theo các quy luật kháchquan, phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới không có gì khác ngoàinhững quá trình vật chất đang biến đổi và có mối liên hệ hữu cơ và thống nhấtvới nhau, là nguồn gốc là nguyên nhân và kết quả của nhau.Năm là ý thức là một đặc tính của bộ não người, là sự phản ánh hiện thựckhách quan vào bộ não người.Những nội dung trên không phải là sáng tạo thuần túy từ tư duy của các nhàduy vật biện chứng mà nó là sự khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên.2.1.2. Quan điểm duy vật về xã hộiXã hội theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, là tổng hợp nhữngcon nguời hiện thực cùng tất cả các hoạt động, các quan hệ của họ.Đối với quá trình hình thành quan điểm duy vật về xã hội và cơ sở để xácđịnh quan điểm duy vật về xã hội, V.I. Leenin viết: “Trong khi ghiên cứu sâu vàphát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bịvà mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xãhội loài người”. C. Mác và Ph. Ăng ghen nhận thấy rằng, cũng như mọi hiệntượng trong giới tự nhiên đều có nguyên nhân vật chất, sự phát triển của xã hộiloài người cũng do sự phát triển của lực lượng vật chất quyết định.Nội dung cơ bản quan điểm duy vật về xã hội thể hiện:Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên.Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyếtđịnh quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung, tồn tại xã hộiquyết định ý thức xã hội.Sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.Quần chúng nhân dân là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử.Như vậy, quan điểm duy vật về xã hội là một hệ thống quan điểm thống nhấtchặt chẽ với nhau, về sự ra đời, tồn tại, vận động phát triển của xã hội và các lựclượng thực hiện những nhiệm vụ lịch sử đặt ra trong sự vận động và phát triểnấy.2.2. Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứngBản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyếtđúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhấthữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vậttriệt để và ở tính thực tiễn – cách mạng của nó.Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễnVấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Ở đây mốiquan hệ này được hiểu là mối quan hệ giữa ý thức và vật chất. Thực tiễn lại làmắt khâu trung gian trong mối quan hệ giữa ý thức của con người với thế giớivật chất. Thông qua thực tiễn, ý thức con người được vật chất hóa, tư tưởng trởthành hiện thực. Thông qua thực tiễn, ý thức con người không chỉ phản ánh thếgiớ mà còn sáng tạo ra thế giới. Bằng việc đưa quan điểm thực tiễn vào hoạtđộng nhận thức, đặc biệt việc thấy vai trò quyết định của hoạt động sản xuất vậtchất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, các nhà duy vật biện chứng đãkhắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó để giải quyết thỏa đángvấn đề cơ bản của triết học.Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứngKế thừa những thành tựu tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đó, vớiviệc tổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C. Mác và Ph. Ăngghen đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biệnchứng khỏi tính chất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật biệnchứng với sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng.Sự thống nhất này đã đem lại cho con người một quan niệm hoàn toàn mới vềthế giới – quan niệm thế giới là một quá trình với tính cách là vật chất khôngngừng vận động, chuyển hóa và phát triển.Quan niệm duy vật triệt đểKhẳng định là nguồn gốc vật chất của xã hội; khẳng định sản xuất vật chất làcơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạtxã hội, chính trị và tinh thần nói chung, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hộivà coi sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, chủnghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục được tính không triệt để của chủ nghĩaduy vật cũ. V.I. Lê nin nhận định rằng: “Trong khi nhận thức sâu và phát triểnchủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mởrộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loàingười. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởngkhoa học”.Tính thực tiễn – cách mạngTính thực tiễn – cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng trước hết thểhiện ở:Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản.Thứ hai, chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích thế giới mà cònđóng vai trò cải tạo thế giới.Thứ ba, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định sự tất thắng của cái mới.Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện phong phú, đadạng qua mỗi luận điểm của nó song có thể khái quát thành tư tưởng cơ bản là:Chỉ có một thế giới duy nhất và thông nhất là thế giới vật chất; trong thế giớivật chất, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức song ý thức có thểtác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là kết quảcủa sự tự biện mà là thành tựu hoạt động thực tiễn, thành tựu tư duy khoa họccủa nhân loại trong quá trình phản ánh thế giới. Trên tinh thần ấy có thể khẳngđịnh chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học.2.3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về vật chất, ý thức và mối quan hệgiữa vật chất và ý thức2.3.1. Khái niệm vật chất, ý thứcTheo định nghĩa về vật chất của V.I.Lê nin: “Vật chất là một phạm trù triếthọc dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệthuộc vào cảm giác”.Định nghĩa vật chất của V.I.Lê nin có ý nghĩa quan trọng đối với sự pháttriển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:Một là, với việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộctính khách quan, V.I.Lê nin đã phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể,khắc phục được sự hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vậtcũ, cung cấp căn cứ nhận thức khoa học cho sự phát triển của triết học và cáckhoa học khác và là cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịchsử.Hai là V.I.Lê nin khẳng định vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứhai đồng thời thừa nhận khả năng của con người có thể nhận thức được thực tạikhách quan.Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng ý thức ra đời là kết quả của quátrình tiến hóa lâu dài của tự nhiên và xã hội, đó là kết quả sự tiến hóa của bộ nãovà thuộc tính phản ánh của nó và là lao động, ngôn ngữ.Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trongđầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức baogồm: tri thức, tỉnh cảm, ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất.2.3.2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thứcVai trò của vật chất đối với ý thức:Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, là cái quyết định nội dung, hìnhthức biểu hiện lẫn mọi sự thay đổi của ý thức bởi vì:Thứ nhất, do vật chất là nguồn gốc của ý thức, ý thức chỉ là sản phẩm của bộóc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức, còn con người là kết quả pháttriển lâu dài của thế giới vật chất.Thứ hai, do ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan vềthế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.Vai trò của ý thức đối với vật chất:Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thôngqua hoạt động thực tiễn của con người.Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có nghị lực, ý chí, hànhđộng hợp quy luật khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn, cảitạo được thế giới, đạt mục đích của mình.Nếu ý thức phản ánh sai hiện thực khách quan, khiến cho hành động của conngười đi ngược lại quy luật khách quan thì những tác động ấy sẽ mang lại tácđộng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, kìm hãm sự phát triển xã hội.Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, ngoài việc nhận thức đúng quy luậtkhách quan, còn cần phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, đồng thờichống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chống lại những tưtưởng lạc hậu, phản động, phản khoa học.2.3.3. Ý nghĩa phương pháp luậnTrên cơ sở quan điểm về bản chất của thế giới vật chất của thế giới, bản chấtnăng động, sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ýthức có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận là:Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tếkhách quan là xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọnghiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành độngtheo quy luật khách quan. Trong nhận thức và hành động con người phải xuấtphát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương,chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phươngtiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lựclượng vật chất để hành động.Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động,sáng tạo của ý thức và nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực,năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoahọc, mặt khác phải tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa họcđồng thời phải tu dưỡng rèn luyện bản thân mình về đạo đức, ý chí, nghị lực.Đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quanvà phát huy năng động chủ quan trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải khắcphục bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường tri thức khoahọc… trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO SỰNGHIỆP CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY3.1. Vi phạm ý nghĩa phương pháp luận trước đây dẫn đến những sai lầmCông nghiệp hóa trước thời kỳ đổi mới: chúng ta đã mắc những sai lầmnghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kỹ thuật,bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư… Đó là những sai lầm xuất phát từ chủquan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa.Trong quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường: Không thừa nhậntrên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấykinh tế quốc danh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chống xóa sở hữu tư nhânvà kinh tế cá thể tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín. Vì vậy, kìm hãm tiếnbộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động,không kích thích năng động, sáng tạo của các đơn vụ sản xuất kinh doanh.3.2. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luậnSau độc lập, nền kinh tế nước ta còn gặp vô vàn khó khăn do thói quenlao động tự cung tự cấp, nền sản xuất nhỏ lẻ, trình độ phát triển kém, đời sốngxã hội còn khó khăn… Với hoàn cảnh mới, để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩaxã hội là mục tiêu cách mạng lớn lao nhất và quan trọng nhất của Đảng và nhândân ta vào thời kì đổi mới.Từ đòi hỏi cũng như thực tế hiện nay thì sự ra đời và phát triển của nềnkinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường là đường lối chiếnlược sáng suốt của Đảng và nhà nước ta. Đó là một tất yếu khách quan khi ở vàothời kỳ quá độ như ở nước ta hiện nay. Bên cạnh việc thừa nhận sự tồn tại củakinh tế tư bản tư nhân, đương nhiên phải thường xuyên đấu tranh với xu hướngtự phát tự chù nghĩa và nhưng mặt tiêu cực trong các thành phần kinh tế, giảiquyết mâu thuẫn tồn tại tròn sản xuất giữa chúng. Mặc dù có những khiếmkhuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạothực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nướctrong khu vực và thế giới về mọi mặt. Chính những thành tựu của xây dựng chủnghĩa xã hội và qua mười nưm đổi mới là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêutrên. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luậtkhách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xemxét và tranh cãi, nhất là trong nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xemxét và thanh cãi, nhất là trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển. Đảng vànhà nức ta đã đạt được những thành tựu.-Văn hóa, xã hội có những tiến bộ, đời sống của nhân dân tiếp tục được cảithiện. Mức tiêu dùng bình quân đầu người tang gấp đôi.- Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tangcường.- Hệ thống chính trị được tiếp tục củng cố. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa X đượctiến hành dân chủ và sôi nổi trong toàn quốc.- Quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng vàđạt được nhiều kết quả…Tóm lại, đổi mới tư duy chỉ đạo trong sự nghiệp đổi mới chung là một bộphận không thể thiếu được của sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển kinhtế xã hội của nước ta hiện nay. Vì vậy, “ vận dụng ý nghĩa của phương pháp luậnvào sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” :-Bài học tôn trọng quy luật khách quanChống thụ động, bảo thủ, trì trệ, chống chủ quan, duy ý chíXử lý đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế- xã hội với đổi mới tư-duy, giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.Chủ trương coi giáo dục cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng-đầu, thực hiện xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập.Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt,-phát trển văn hóa tạo nền tảng tinh thần của xã hội.Xây dựng các chính sách kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở động lực lợi íchvật chất, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội.KẾT LUẬNTóm lại, tìm hiểu sâu và kĩ hơn về triết học Mác – Lê nin, haychính là hiểu rõ hơn về nhận định chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sởlý luận của thế giới quan khoa học là điều thực sự quan trọng và cần thiết.Cụ thể hơn là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức sẽ giúpĐảng và Nhà nước ta nhìn nhận mọi mặt sáng suốt hơn. Đó là, mọi sáchlược, chiến lược cách mạng của chúng ta phải được xuất phát từ thực tếkhách quan, phát huy được tính năng động chủ quan và đồng thời chốngchủ quan duy ý chí. Đây được coi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởinó quyết định sự thành công hay thất bại trên con đường đi tới chủ nghĩaxã hội ở nước ta.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Giáo trình triết học, nxb lý luận chính trị

Video liên quan

Chủ Đề