1 lần vịt đẻ bao nhiêu trứng?

[Lamdongtv.vn] - Nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã sáng tạo các mô hình chăn nuôi hiệu quả để mang nguồn thu nhập cao cho gia đình và với mô hình nuôi vịt sinh sản của gia đình Chị Nguyễn Thị Quyên xã Gung Ré, huyện Di Linh là một ví dụ điển hình


 

Trên mảnh đất rộng gần 2 sào, gia đình chị Nguyễn Thị Quyên rào kín, làm mái lưới, chuồng hở nuôi vịt xiêm sinh sản. Giống vịt xiêm chân thấp, khoang đen trắng có trọng lượng lớn, chuyên đẻ trứng giống đã được chị nuôi từ nhiều năm nay. Từ 200 con ban đầu, nay số lượng đã lên tới 2.000 con và tăng nhanh từng ngày.
Để đảm bảo vệ sinh chuồng trại cũng như có không gian để bầy vịt xiêm sinh trưởng tốt, khu nuôi vịt được gia đình chị Quyên chia làm hai, khu chuồng nuôi và khu sân chơi. Vịt xiêm là giống ưa nước, vì thế khi làm chuồng nuôi vịt xiêm giống, chị Quyên cũng làm các bể để vịt thoải mái bơi lội, mau lớn, khỏe mạnh. Nếu vịt thương phẩm chỉ nuôi từ 70-75 ngày là được bán thì vịt xiêm sinh sản nuôi phải 2 năm để đảm bảo nguồn trứng chất lượng, trung bình mỗi tháng, một vịt xiêm mái đẻ tới 25-26 trứng. Sau khoảng 2 năm cho trứng, vịt mái già và tỷ lệ trứng ít dần, lúc này cần thay lứa mới, gia đình chị bán thải vịt, với giá 60 ngàn đồng/kg cho các nhà hàng. Với các nguồn thu từ bán trứng và bán vịt thịt mang lại cho gia đình xấp xỉ 40 triệu đồng/tháng sau khi trừ hết chi phí.


 

Mô hình nuôi vịt sinh sản của gia đình chị Nguyễn Thị Quyên là một điển hình về sự năng động, sáng tạo trong chăn nuôi trên địa bàn xã Gung ré huyện Di Linh. Chính sự sáng tạo năng động này đã mở ra cho người dân về mô hình chăn nuôi trên cao nguyên Di Linh, thoạt nghĩ mô hình nuôi vịt sinh sản chỉ phù hợp với các khu vực đồng bằng. Thế nhưng, hiệu quả thu nhập từ mô hình này tạo động lực cho bà con trên địa bàn học hỏi nhân rộng. 

Tuy vốn bỏ ra ban đầu cao hơn, thời gian nuôi dài hơn, kĩ thuật chăm sóc cũng khó hơn nhưng mô hình nuôi vịt sinh sản của chị Nguyễn Thị Quyên lại có ưu điểm là ít phụ thuộc vào giá cả thị trường lên - xuống do được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, khi đến tuổi sinh sản vịt cho trứng liên tục trong gần 2 năm, trung bình một vòng đời một con vịt xiêm mái sẽ sinh sản khoảng 550-600 trứng, khi hết tuổi sinh sảnlại chuyển sang bán vịt thịt. Đây cũng là một trong những lợi thế mà mô hình nuôi vịt sinh sản mang lại cho người dân trong việc làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình./. 

“Giống là tiền đề, thức ăn là cơ bản”. Đây được xem là 2 yếu tố quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong công tác chăn nuôi gia súc gia cầm. Với vịt siêu trứng cũng không ngoại lệ. Một trong hai điều kiện trên không đạt tiêu chuẩn thì hiệu quả thu được sẽ không như mong muốn của người chăn nuôi. Ngoài ra, còn các yếu tố khác như: chuồng trại, mật độ, chăm sóc, vệ sinh thú y… Trọn bộ kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng sẽ được 3A tổng hợp, chia sẻ dưới đây. Mời bà con tham khảo!

Nội dung bài viết

1. Các giống vịt siêu trứng

Vịt Triết Giang

Vịt Triết Giang hay còn gọi là vịt cò, vịt cao côt, vịt siêu cò, siêu cổ cò. Đây là giống vịt siêu đẻ trứng có xuất xứ từ tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Chúng có thể thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái, khí hậu, tuổi đẻ sớm, năng suất trứng cao, không tiêu tốn nhiều thức ăn.

Đặc điểm cụ thể:

  • Lông màu cánh sẻ, cổ cao và dài. 
  • Khối lượng con vịt đực: 1,6kg/con
  • Khối lượng con vịt mái: 1,5kg/con
  • Tuổi bắt đầu đẻ trứng: 15 – 18 tuần tuổi
  • Năng suất trứng trung bình: 250 – 310 quả/mái/năm
  • Khối lượng trứng: 64g/quả
  • Phương thức chăn nuôi phù hợp cho giống vịt Cò: chăn thả + nuôi nhốt

Vịt CV 2000

CV 2000 là một giống vịt đẻ siêu trứng có nguồn gốc từ Anh, được nhiều trang trại lựa chọn nuôi thâm canh hiện nay. Năng suất và khối lượng quả trứng là những đặc điểm ưu việt của vịt CV 2000 so với các giống khác hiện có ở Việt Nam.

Đặc điểm cụ thể:

  • Ngoại hình đặc trưng bởi lông màu trắng tuyền
  • Khối lượng của vịt đực: 2,0kg/ con
  • Khối lượng của vịt mái: 1,8kg/con
  • Tuổi bắt đầu đẻ trứng: 20 – 22 tuần tuổi
  • Năng suất đẻ trứng trung bình: 280 – 300 quả/mái/năm
  • Khối lượng quả trứng: 73g/quả
  • Phương thức chăn nuôi phù hợp cho giống vịt CV 2000: Thâm canh, nuôi nhốt trong môi trường sạch sẽ, nuôi trên sàn, nuôi trên cạn.

Vịt Khaki Campbell

Vịt Khaki Campbell có xuất xứ từ Anh, là giống siêu trứng cho năng suất cao.

Đặc điểm cụ thể:

  • Ngoại hình: lông màu xám, vải kaki nâu. Ở trên cổ và đầu của con trống có một vệt ngang. Cánh còn có màu xanh đậm, chân vàng hoặc hơi đen. Vịt mái có mỏ xám hoặc đen, màu lông sẫm hơn. Chúng có dáng thanh, cổ dài, đầu nhỏ
  • Khối lượng vịt mái lúc đẻ: 1,5 – 1,7 kg/ con
  • Tuổi bắt đầu đẻ trứng: 20 – 21 tuần tuổi
  • Năng suất đẻ trứng trung bình: 240 – 300 quả/mái/năm
  • Trọng lượng quả trứng: 65 – 70g/ quả
  • Phù hợp với các phương thức chăn nuôi khác nhau: thâm canh, nuôi nhốt, thả đồng, nuôi trên sàn.

Vịt cỏ

Vịt cỏ là giống nuôi lâu đời ở nước ta, thích hợp nuôi ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Chúng có khả năng chịu đựng kham khổ và bệnh tật tốt.

Đặc điểm cụ thể:

  • Ngoại hình đặc trưng bởi lông màu cánh sẻ, trắng tuyền, đen có khoang cổ trắng…
  • Khối lượng trung bình của con đực: 1,6kg/con
  • Khối lượng trung bình của con mái: 1,5kg/con
  • Tuổi bắt đầu đẻ trứng: 16 – 18 tuần tuổi
  • Năng suất trứng trung bình: 160 – 180 quả/mái/năm. Trường hợp chọn lọc, nuôi dưỡng tốt, chúng có thể đẻ 210 – 220 quả/mái/năm
  • Khối lượng quả trứng: 65g/ quả
  • Phương thức chăn nuôi thích hợp: chăn thả + nuôi nhốt

2. Kỹ thuật nuôi vịt đẻ siêu trứng

Chọn giống

Dựa vào những đặc điểm ở trên, bà con lựa chọn giống vịt đẻ trứng phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình. Lưu ý khi chọn vịt con làm giống, nên ưu tiên những con có đặc điểm sau: Nhanh nhẹn, khỏe mạnh, mắt tinh, bụng mềm. Chọn vịt con lông bông xốp, màu lông đặc trưng của chủng loại giống.

Loại bỏ con giống vị khoèo chân, bụng cứng, hở rốn, bết lông, mắc bệnh.

Chuẩn bị chuồng trại

Bà con có thể nuôi theo phương thức: nuôi vịt trên cạn [thả vườn hoặc nuôi trên sàn]; nuôi vịt thả ao, thả đồng tùy vào điều kiện vị trí. Chuồng nuôi vịt không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Nền chuồng cao ráo, bằng phẳng, có độ nghiêng 3 – 5% về phía cống thoát nước để thuận tiện dọn dẹp vệ sinh.
  • Nền chuồng sử dụng chất độn làm bằng mùn cưa, bã mía, vỏ trấu… Chất độn phơi khô, đã được khử bằng formol hoặc ủ với chế phẩm sinh học EM để giảm mùi hôi, tiêu diệt mầm bệnh. Dải chất độn chuồng dày từ 5 – 8 cm tùy theo từng mùa.
  • Phần chia chuồng thành khu vực nuôi úm, nuôi vịt hậu bị, vịt đẻ trứng. Bên trong bố trí quây nuôi úm bằng cót, bóng đèn thắp sáng, quạt thông gió…
  • Bố trí đủ máng ăn máng uống. Khoảng cách giữa các máng khoảng 2 – 3m.
  • Chuẩn bị ổ cho vịt đẻ, kích thước 35 x 35 x 35cm.
  • Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng trước khi nuôi. Bà con có thể dùng formol 2%; crezin 5% hoặc dung dịch nước vôi nóng để quét nền, tường, vách ở độ cao khoảng từ 0,8 – 1m.

Mật độ

Mật độ nuôi thích hợp phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi bà con lựa chọn. Có thể tham khảo thêm tại bảng sau:

Tuổi vịt [ngày] Diện tích chuồng và diện tích chăn thả theo phương thức nuôiNuôi chăn thả [con/m2]Nuôi bán chăn thả [con/m2]Nuôi nhốt [con/m2]1 – 1032323211 – 2118181821 ngày tuổi trở lên6 – 864 – 5Diện tích chăn thả/sân chơi0,2ha/100 con vịt1 – 2m2 sân vườn/1 con vịt0,9m2 sân chơi/ 1 con vịt

Thức ăn

Thức ăn cho vịt đẻ trứng

Nuôi vịt siêu trứng, thay vì sử dụng 100% cám công nghiệp đắt đỏ, các chuyên gia khuyên bà con nên tận dụng nông sản, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Những nguồn nguyên liệu này có giá thành phải chăng, dễ kiếm, có thể trực tiếp sản xuất. Trong khi đó, khi chế biến đúng cách vẫn đảm bảo cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Cung cấp năng lượng duy trì, phát triển và sản lượng trứng đều cho đàn vịt.

Cụ thể, thức ăn nuôi vịt đẻ trứng được phân thành các nhóm:

  • Thức ăn cung cấp năng lượng: cơm, thóc, ngô, khoai, sắn, hạt ngũ cốc, tấm…
  • Thức ăn thô xanh: các loại rau xanh [bắp cải, su hào, rau muống]; bèo tây, rau lang, cỏ non, thân cây chuối…
  • Thức ăn từ động vật tươi [mồi cho vịt đẻ trứng]: cua, ốc, cá tạp, hến, đầu vỏ tôm tép, ếch, nhái, giun đất, mỗi, trùn quế… Bà con có thể tận dụng ốc bươu vàng đập lấy phần thịt bên trong cho đàn vịt.
  • Thức ăn bổ sung: vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học, bột máu, bột xương, bột sò…

Chế biến thức ăn giàu dinh dưỡng cho đàn vịt

Từ các nhóm thức ăn kể trên, bà con sử dụng, phối trộn chế biến thành hỗn hợp cám dạng viên hoặc băm nhỏ. Mục đích kích thích đàn vịt ăn nhiều. Đồng thời cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho tất cả các khẩu phần ăn.

Chủ trang trại có thể tham khảo sử dụng các thiết bị máy móc hỗ trợ riêng lẻ. Hoặc tích hợp để tạo thành dây chuyền sản xuất thức ăn cho vịt. 3A giới thiệu một số máy móc để bà con tham khảo:

– Máy băm nghiền đa năng 3A: sản phẩm chủ đạo do nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu nghiên cứu, chế tạo. Máy đa dạng công suất, phù hợp cho nhiều quy mô chăn nuôi khác nhau. Thiết bị hỗ trợ bà con nghiền mịn ngô, hạt ngũ cốc; băm rau, bèo, thân chuối; nghiền cua, tôm, ốc, cá tạp để phối trộn.

Video giới thiệu máy băm nghiền đa năng 3A1,5Kw [Động cơ rời]

– Máy trộn thức ăn chăn nuôi 3A: Hỗ trợ người chăn nuôi đảo trộn các nguyên liệu đã được định theo tỉ lệ trong khoảng thời gian ngắn. Đảm bảo độ đồng đều trong khẩu phần ăn cho đàn vịt. Tương tự như máy băm nghiền đa năng, 3A có nhiều dòng máy trộn công suất từ nhỏ đến lớn để nông hộ, trang trại lựa chọn.

– Máy ép cám viên 3A: Là thiết bị không thể thiếu trong nhiều trang trại nuôi vịt siêu trứng hiện nay. Sau khi tất cả nguyên liệu đã được phối trộn đồng đều, bà con đem ép thành viên cám hỗn hợp. Hình dạng và thành phần dinh dưỡng của cám dạng viên tự ép không thua kém gì so với cám mua bên ngoài. Trong khi đó lại tối ưu hơn về giá thành và mức độ an toàn.

Video kỹ thuật viên 3A vận hành máy làm cám viên trục đứng 3A5,5Kw

Trường hợp nông hộ, nên tham khảo máy băm nghiền đa năng và máy ép cám viên. Đối với các trang trại nuôi vịt quy mô rộng lớn hoặc hợp tác xã chăn nuôi, đầu tư dây chuyền ép cám viên tại nhà với hệ thống máy móc kể trên là giải pháp hợp lý hơn cả.

Chăm sóc và quản lý

Nuôi úm vịt con – gột vịt từ 1 – 21 ngày

Nuôi úm vịt con trong chuồng kín gió, ấm, thoáng. Mật độ nuôi úm khoảng 200 con/ quây. Vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi cần nhiệt độ từ 30 – 32 độ C. Từ 4 – 21 ngày tuổi, mỗi ngày sẽ giảm 1 độ C. Đến khi đạt 20 độ C thì dừng lại. Độ ẩm chuồng quây úm từ 60 – 70%.

Lượng thức ăn cho vịt con giai đoạn gột vịt bà con có thể tham khảo ở bảng sau:

Ngày tuổiLượng thức ăn hàng ngày cho 1 con vịtSố bữa ăn trong ngày1 – 38g cơm + 2g rau xanh hoặc bèo tấm đã băm nhỏ trộn đều6 – 74 – 710g cơm + 4g mồi tươi + 2g đậu xanh + 3g rau hoặc bèo băm nhỏ trộn đều5 – 68 – 1018g cơm + 5g mồi tươi + 3g đậu xanh + 5g rau tươi hoặc bèo tấm băm nhỏ trộn đều4 – 511 – 1420g thóc luộc + 10g cơm + 6g mồi tươi + 4g bột đậu xanh xay nấu chín + 10g rau hoặc bèo băm nhỏ trộn đều415 – 2150g thóc sống + 16g mồi tươi + 8g bột đậu xanh + 8g rau hoặc bèo băm nhỏ4

Nước uống cho vịt con không vượt quá 30 độ C hoặc dưới 8 độ C.

Máng ăn, máng uống cho vịt con phải được cọ rửa hàng ngày. Loại bỏ hết thức ăn thừa còn dư lại, tránh mốc, ôi thiu sản sinh mầm bệnh.

Nuôi vịt hậu bị từ 9 – 21 tuần tuổi

Cho ăn thức ăn dạng viên tự ép với khẩu phần hàng ngày như sau:

Tuần tuổiLượng thức ăn hàng ngày [g/con/ngày]9 – 137414 – 17801890191002011021120

Nếu nuôi chăn thả, hàng ngày thả vịt ra sân chơi hoặc chăn thả ngoài đồng, bãi. Sau khi về chuồng vẫn nên cung cấp thức ăn dạng viên hoặc mồi tươi cho chúng.

Trong thời gian nuôi vịt hậu bị, cần đảm bảo chúng phát triển đồng đều. Không có con quá gầy hoặc quá béo. Vì như vậy năng suất trứng sẽ giảm.

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng vịt giai đoạn đẻ trứng

Chọn vịt có ngoại hình đẹp, đầu thẳng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, phát triển đồng đều, không quá gầy hoặc quá béo. Chuyển những con này vào giai đoạn đẻ trứng.

Trường hợp bà con muốn nuôi để ấp trứng nở thành vịt con làm giống, cần chọn thêm vịt trống có đặc điểm tương tự. Tỉ lệ 1 vịt trống 6 vịt mái.

Khẩu phần ăn cho vịt đẻ trứng:

Tháng đẻKhẩu phần ăn [g/con/ngày]Kỳ 1Tháng thứ 1130Tháng thứ 2150Tháng thứ 3170Dập vịt1 tháng dậpThả đồng + 60g cám viên tự ép1 tháng dựngThả đồng + 100g cám viên tự épKỳ 2170

Khi vịt đẻ, cho ăn 2 bữa/ngày vào sáng 7 – 8h và chiều 2h. Ngoài ra, có thể cho chúng ăn thêm rau xanh tự do. Bổ sung thêm vitamin E vào thức ăn 10g/con cho ăn vào sáng.

Duy trì chế độ chiếu sáng hợp lý sẽ giúp tăng tỉ lệ vịt đẻ trứng từ 5 – 10%. Nếu nuôi nhốt, khi vịt được 16 tuần tuổi, bà con nên chiếu thêm ánh sáng tự nhiên trong khoảng 1 giờ. Sau đó, đều đặn mỗi tuần tăng thêm 1 giờ chiếu sáng nữa. Đến khi đạt 17 – 18 giờ/ngày thì dừng và cố định.

3. Phòng bệnh

Sau mỗi lứa nuôi, bà con dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Cọ rửa bằng nước sạch, tẩy uế, phun thuốc khử trùng. Sau khi làm sạch, để chuồng khô và trống từ 5 – 7 ngày thì mới nuôi đợt mới để tránh mầm bệnh.

Tiêm vacxin đầy đủ theo từng ngày tuổi để tăng sức đề kháng cho đàn vịt. Tham khảo bảng sau:

Ngày  tuổiThuốc và cách sử dụng1 – 3Dùng Covit [Colistin + Vitamine] pha với liều lượng pha 1g/1l nước. Tác dụng phòng chống nhiễm trùng rốn, lòng đỏ tồn dư, chống bệnh đường ruột, tăng lực và hạn chế stress ở vịt…10 – 15Vacxin dịch tả vịt lần 150 – 60Vacxin dịch tả vịt lần 2120Vacxin dịch tả vịt lần 3Vịt đẻ trứng

Định kỳ sử dụng kháng sinh pha với nước cho vịt uống hàng tháng để phòng chống bệnh phân xanh, phân trắng, tụ huyết trùng, e.coli.

Khi thời tiết quá nóng hoặc xấu, có thể pha thêm thuốc điện giải, vitamin, đường cho vịt ăn 4 – 7 ngày liền.

4. Thu hoạch trứng

Sản phẩm thu hoạch chính ở đây là trứng vịt. Khi trứng được thu hoạch kịp thời và bảo quản tốt sẽ tăng hiệu quả kinh tế.

Vịt thường đẻ ban đêm, vì thế thu trứng vào 6 – 7 giờ sáng để quả trứng không bị bẩn hoặc vỡ. Sau đó, xếp trứng vào khay, để nơi cao ráo, thoáng mát, vận chuyển.

Trường hợp muốn ấp thành vịt con thì phải đem ấp trong vòng 5 ngày sau khi đẻ.

Ngoài trứng vịt, người chăn nuôi có thể bán vịt thải sau khi đẻ hết trứng để tăng hiệu quả kinh tế.

Theo kinh nghiệm chăn nuôi của nhiều chủ trang trại, bình quân mỗi quả trứng vịt thu lãi từ 150 – 300 đồng. Chưa kể đến vịt thải, vịt kém chất lượng. Nhìn chung, nuôi vịt siêu trứng vẫn là mô hình phát triển kinh tế phù hợp, có nhiều tiềm năng. Và trong tương lai, khi áp dụng cơ giới hóa, máy móc thiết bị trong chế biến thức ăn, tạo chuỗi giá trị cung ứng khép kín, hiệu quả kinh tế sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần.

Vịt đẻ bao nhiêu trứng mỗi ngày?

Nếu vịt thương phẩm chỉ nuôi từ 70-75 ngày là được bán thì vịt xiêm sinh sản nuôi phải 2 năm để đảm bảo nguồn trứng chất lượng, trung bình mỗi tháng, một vịt xiêm mái đẻ tới 25-26 trứng.

Vịt siêu trứng để bao nhiêu trứng?

Tuổi đẻ: 14-15 tuần tuổi. Năng suất trứng của vịt bố mẹ đạt tới 275-285 quả/mái/52 tuần đẻ. Khối lượng trứng:88-90 gram/quả.

Vịt siêu trứng ngay để bao nhiêu quả?

Tuổi đẻ của vịt từ 140 - 150 ngày. Vịt bắt đầu đẻ trứng khi được 154 ngày tuổi, lúc đó khối lượng vịt đạt từ 1,8-2,0 kg/con, khối lượng khi vào đẻ: 1,8 – 2 kg. Sản lượng trứng 285-300 quả/mái/năm, Năng suất trứng: 280 -300 quả/mái/năm, trứng to, khối lượng 70-75gr/quả.

Vịt ăn gì để nhiều trứng?

Thức ăn từ động vật [mồi cho vịt đẻ trứng]: cua, ốc, cá con, hến, đầu vỏ tôm tép, ếch, nhái, giun đất, trùn quế… Hiện nay ốc bươu vàng gia tăng số lượng quá nhiều, bà con có thể tận dụng ốc bươu vàng đập lấy phần thịt bên trong cho đàn vịt.

Chủ Đề