1 xilanh và 2 xilanh khác nhau thế nào năm 2024

- Chi phí sản xuất thấp vì sử dụng ít linh kiện: Một piston, một thanh truyền và thường chỉ có 2 xupap.

- Kết cấu đơn giản vì chiều dài của trục khuỷu ngắn.

- Thiết kế và sản xuất các cửa hút, cửa xả không phức tạp.

- Bảo trì, sửa chữa dễ dàng và ít tốn kém.

Nhược điểm

- Khó cân bằng do động cơ lớn và tốc độ quay nhanh.

- Nếu một động cơ có dung tích buồng đốt lớn thì đòi hỏi một piston lớn và khối lượng nặng hơn. Tuy nhiên, rất khó để đạt được tốc độ cao.

- Khi tốc độ động cơ lên cao, việc luân chuyển các dòng khí nạp và xả rất khó khăn. Do khối lượng không khí lớn nhưng lại chỉ có một đường nạp và xả duy nhất, đồng thời sức cản trên đường ống nạp và xả rất lớn.

Ưu, nhược điểm của động cơ nhiều xy lanh

Ưu điểm

- Khả năng cân bằng của động cơ tốt. Do sử dụng nhiều xy lanh nên khối lượng từng piston cũng giảm xuống đáng kể. Vì vậy, khả năng cân bằng tốt, tốc độ động cơ cũng được nâng lên do khối lượng piston nhẹ hơn.

- Quá trình sinh công cũng được chia đều nhờ sử dụng nhiều xy lanh. Vì vậy tốc độ quay của trục khuỷu đều hơn.

- Các đường ống nạp, xả được thiết kế nhiều hơn do được trang bị nhiều xy lanh. Đồng thời, động cơ đạt công suất cao hơn nhờ lực cản trên đường ống giảm, khiến cho quá trình nạp, xả khí tốt hơn.

Nhưng ở nước hậu thì 2 xi-lanh lại khó cạnh tranh với 4 xi-lanh, ngay cả với cùng một dung tích động cơ, tức nhiên sự chênh lệch là không quá lớn nhưng cũng đủ tạo nên sự khác biệt.

Kawasaki ER6N với động cơ 2 xi-lanh.

Honda CB650F với động cơ 4 xi-lanh.

​ Động cơ 2 xi-lanh vốn đặc trưng về khả năng tăng tốc ở tua máy thấp. Với việc được cung cấp nhiều mô-men xoắn ngay tại vòng tua thấp nên sẽ dễ dàng trong việc xử lý khi di chuyển ở những nơi đông đúc như đô thị và ngay cả việc chinh phục nhưng con dốc cao.

Và tất nhiên, một ưu điểm khác của động cơ 2 xi-lanh nữa là thích hợp cho mẫu xe sử dụng đường dài [Touring] mà không cần tốc độ cao hoặc mang theo hành lý nặng. Đây là lí do rất nhiều người chọn xe mang động cơ 2 xi-lanh.

Ducati Scrambler với động cơ 2 xi-lanh.

Harley-Davidson Road King Classic với động cơ 2 xi-lanh.

​ Còn nói về động cơ 4 xi-lanh chắc chắn nhiều anh em sẽ thích tiếng động cơ mà nó tạo ra, bao gồm cả sức mạnh tối đa mà chiếc xe sử dụng loại động cơ này mang lại, điển hình ở phân khúc Sportbike cao cấp đều sử dụng động cơ 4 xi-lanh.

BMW S1000RR với động cơ 4 xi-lanh.​

Theo mình tìm hiểu thì động cơ 4 xi-lanh thích hợp sử dụng ở đường trường với những ai cần tốc độ ở nước hậu. Nhưng nếu sử dụng cho đường dốc, đồi cao hoặc phải mang theo hành lí thì có thể sẽ không bì lại với động cơ 2 xi-lanh, do mô-men xoắn của dòng xe 4 xi-lanh chỉ tập trung hoạt động ở tốc độ cao.

Honda CBR1000RR sử dụng động cơ 4 xi-lanh.​

Tuy nhiên cả 2 loại động cơ này đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào phong cách và mục đích sử dụng của mỗi cá nhân sẽ có hướng lựa chọn và sử dụng riêng. Mọi bổ sung anh em có thể đóng góp ở phần bình luận để chủ đề hôm nay được hoàn chỉnh hơn.

Yamaha MT-07 [hai xi-lanh] VS Honda CB650F [bốn xi-lanh].​

2banh.vn

Last edited by a moderator: 6 Tháng tư 2020

Chủ Đề