100 bài hát zeppelin dẫn đầu năm 2022

“Stairway to Heaven” là ca khúc trong album phòng thu thứ 4 của nhóm: “Led Zeppelin IV”, thu âm năm 1971. Ca khúc là thành quả sáng tác chung của guitarist Jimmy Page và ca sĩ Robert Plant.

https://open.spotify.com/playlist/1rc4WAAXfUM8KJjO9FTOz1


Các version khác nhau của “Stairway to Heaven” hiện có trên Spotify

Đối với công chúng nghe nhạc nói chung, “Stairway to Heaven” được xem là biểu tượng của nhạc Rock, là ca khúc mà người ta nhớ đến ngay khi nghĩ về nhạc Rock với giai điệu phát triển từ mềm mại, bí ẩn cho đến mãnh liệt, cuồng loạn, với đoạn solo guitar với thang âm ngũ cung đặc trưng của Rock guitar, và theo sau là đoạn outro với vocal gào thét dữ dội.

“Stairway to Heaven” còn đáng nhớ với hình ảnh Page và Plant với mái tóc dài và gương mặt đê mê, cháy hết mình trên sân khấu khi trình diễn ca khúc. Đặc biệt, người ta thường nhớ đến Jimmy Page với cây đàn guitar 2 cần huyền thoại Heritage Cherry Gibson EDS-1275 6/12 mỗi khi Led Zeppelin diễn live ca khúc này.



Bản live “Stairway to Heaven” huyền thoại tại Madison Square Garden năm 1973 với đoạn solo dài, đầy nổi loạn của Jimmy Page

Sự ra đời của “Stairway to Heaven”:

Câu chuyện về “Stairway to Heaven” bắt đầu trong khoảng thời gian ban nhạc Led Zeppelin cùng nhau sống, sinh hoạt và sáng tác tại căn nhà Bron-Yr-Aur, ở đồng quê xứ Wales sau khi họ hoàn thành tour diễn vòng quanh nước Mỹ lần thứ 5. Trong một buổi tối, khi đang đi dạo trên núi cùng Plant, Jimmy Page bắt được một cảm hứng sâu xa và anh ngay lập tức thu chúng lại với máy ghi âm mang theo bên mình, đó là đoạn guitar intro của “Stairway to Heaven”.

100 bài hát zeppelin dẫn đầu năm 2022

Căn nhà Bron-Yr-Aur, xây từ thế kỷ 18 ở ngoại ô xứ Wales, căn nhà nổi tiếng là nơi nhiều ca khúc bất hủ trong album phòng thu thứ 3 và 4 của Led Zeppelin ra đời ("Immigrant Song", “Stairway to Heaven”, “Bron-Yr-Aur Stomp”,…)

Page và Plant trở lại căn nhà ở ngoại ô và trong khung cảnh trước mặt là ngọn lửa lập lòe, ngoài xa là khung cảnh hùng vĩ, Page đã giải thích cho John Paul Jones về ý tưởng bài hát, JPJ lập tức thử nghiệm vài ý tưởng với chiếc máy thu bass và cây đàn piano để tạo ra phần đệm cho guitar.

100 bài hát zeppelin dẫn đầu năm 2022

4 thành viên của Led Zeppelin trong căn nhà Bron-Yr-Aur

Đặc biệt nhất là quá trình ca từ của bài hát ra đời. Tại Headley Grange, Hampshire (nơi Led Zeppelin sản xuất album “Led Zeppelin IV” vào năm 1971), Robert Plant đã viết lời cho bài hát chỉ trong vài phút, trong trạng thái dường như “ma nhập” khi ngón tay ông vô thức viết ra phần ca từ với cây bút chì và tờ giấy.

Cho đến bây giờ, khi nói về ý nghĩa của “Stairway to Heaven”, Plant vẫn nói rằng “tùy vào thời điểm nhất định, tôi sẽ có cho mình một cách hiểu khác về ca khúc này.”

Ý nghĩa của “Stairway to Heaven”:

“Stairway to Heaven” là một bài hát thật đặc biệt vì ca từ gợi mở, đa nghĩa và có rất nhiều cách hiểu. Đi kèm với ca từ huyền bí là một cấu trúc bài phức tạp (gồm 4 phần chính, sẽ nói kỹ hơn ở phần dưới), âm hưởng Trung cổ được tạo dựng bởi đoạn guitar intro. Thật vậy, ca từ và âm nhạc của “Stairway to Heaven” song hành để bổ trợ nhau, khiến cả bài hát xuất hiện như một câu chuyện.

Album đĩa than “Led Zeppelin IV”, được thu âm và sản xuất trong khoảng 1 năm từ 1970-1971 bởi hãng Atlantic. Jimmy Page và Robert Plant là 2 thành viên sáng tác chính các ca khúc của nhóm.

Trong bài này, mình sẽ giới thiệu về ý nghĩa của “Stairway to Heaven” với cách hiểu là bản anh hùng ca của nhân vật nữ chính trong câu chuyện của bài hát. Cách hiểu được tổng hợp từ video: “Stairway to Heaven: Led Zeppelin's Hero's Journey” của channel Youtube Polyphonic.


Video “Stairway to Heaven - Led Zeppelin's Hero's Journey" của channel Polyphonic

Theo Polyphonic, “Stairway to Heaven” là một bản nhạc Rock vĩ đại vì trước hết vì chính ca từ của nó. Thử lắng nghe bài hát chăm chú, ta sẽ thấy câu chuyện trong bài dường như thuộc về một thời gian, không gian nào rất xa lạ. Led Zeppelin đã có chủ ý như vậy khi họ bắt đầu sáng tác, và để đạt được điều này, họ đã áp dụng kết cấu kể chuyện mô-típ “The Hero’s Journey” (“Cuộc hành trình của anh hùng”) - một mô-típ kể chuyện chúng ta bắt gặp thường xuyên mà không hề biết với “Star Wars”, “Lord Of The Rings”, sử thi Odyssey hay rất quen thuộc với công chúng ở Việt Nam là sử thi Đăm Săn.

Joseph Campbell đã giải thích ngắn gọn về mô-típ kể chuyện “The Hero’s Journey” như sau: “Người anh hùng rời bỏ cuộc sống bình thường của mình và tiến vào một thế giới siêu nhiên. Trong đó, anh đối mặt với những thế lực lạ thường, thắng một trận chiến quyết định và trở về sau cuộc hành trình bí ẩn với sức mạnh mới để đem về những điều tốt lành cho cộng đồng của mình.”

100 bài hát zeppelin dẫn đầu năm 2022

Ảnh sóng âm của toàn bộ ca khúc “Stairway to Heaven”, có thể thấy rõ cấu trúc của bài hát với các phần: mở đầu - diễn biến - cao trào - kết thúc

“Stairway to Heaven” chính là một câu chuyện được dựng lên với mô-típ như thế. Và Led Zeppelin làm điều này không chỉ với ca từ mà còn với cả phần âm nhạc của ca khúc.

1. The ordinary world (Thế giới bình thường):

“Stairway to Heaven” bắt đầu với đoạn rải guitar đơn giản, sâu lắng trong cung thứ, được bè bởi đàn bass và piano. Giai điệu được lấy cảm hứng âm nhạc dân gian của Anh, với mục đích khắc họa khung cảnh nước Anh thời Trung cổ, vốn là không gian trong câu chuyện của bản anh hùng ca.

Những lời ca đầu tiên xuất hiện:
“There’s a lady who’s sure, all that glitters is gold
And she’s buying a stairway to heaven
And when she gets there she knows if the stores are closed
With a word she can get what she came for.”
(Có người phụ nữ tin rằng, tất cả những gì lấp lánh đều là vàng. Cô ta mua một chiếc cầu thang dẫn lên thiên đường. Ở đó, ngay cả khi tất cả cửa tiệm đều đã đóng, cô ta vẫn có được thứ mình có chỉ với một lời nói)

Đây có thể xem là mở đầu của câu chuyện về người anh hùng, trong đó, chúng ta được giới thiệu về “Thế giới bình thường” (“The ordinary world”), là cuộc đời nhân vật chính sống trước lúc bắt đầu hành trình của mình. Ở đây có thể hiểu nhân vật này có một cuộc sống sung túc, dễ dàng trong đó cô có được mọi thứ mình muốn. Như thể cô có một chiếc thang dẫn lên thiên đường vậy.

Bài hát tiếp tục:
“In the tree by the brook there's a songbird who sings
Sometimes all of our thoughts are misgiven”
(Trên cành cây bên dòng sông nhỏ, có một con chim hót lót rằng: đôi lúc, những gì xảy ra thường không như chúng ta nghĩ)

Đoạn này có thể hiểu là khoảnh khắc nhân vật chính bắt gặp một lời sấm truyền, trong đó báo động rằng có một sự kiện lớn sắp xảy ra, mang đến thay đổi cho cuộc đời của nhân vật.

2 . The call for journey (Lời hiệu triệu lên đường) và Crossing the threshold (Vượt qua ngưỡng cửa):

Đến đoạn này, Jimmy Page chuyển từ rải dây bằng tay sang strumming (quạt dây) bằng phím (miếng gảy đàn), bài hát chuyển sang một cảm xúc nhiều khí thế như khoảnh khắc người anh hùng ra trận:
“There's a feeling i get when I look to the West
And my spirit is crying for leaving
In my thoughts i have seen rings of smoke through the trees
And the voices of those who stand looking”
(Tôi có một cảm xúc khi nhìn về phía Tây và linh hồn tôi đang thét lên lời của người ra trận. Trong suy nghĩ, tôi đã thấy những vòng khói từ khu rừng và nghe được giọng nói của những người đứng xem)

Cùng với nhịp điệu khẩn trương và khí thế ngút ngàn, lời bài hát khắc họa khung cảnh buổi đưa tiễn người anh hùng lên đường với những cột khói từ khu rừng, những đám người hai bên đường tiễn biệt. Như vậy, người anh hùng đã chính thức bắt đầu cuộc hành trình của mình.

100 bài hát zeppelin dẫn đầu năm 2022

Jimmy Page với cây đàn guitar 2 cần huyền thoại Heritage Cherry Gibson EDS-1275 6/12

3. Tests, allies and enemies (Phép thử, đồng minh và kẻ thù):

Bài hát tiếp tục với đoạn trống của John Bonham đệm chung với ban nhạc, mang lại một khí thế hừng hực như cuộc hành trình đang tiếp diễn.

Theo cấu trúc kể chuyện “The Hero’s Journey”, trong phần “Tests, allies and enemies”, người anh hùng sẽ phải trải qua những phép thử, những gian nan để từ đó nhận ra bạn và thù. Đây là phần trước khi trận đại chiến quan trọng trong bản anh hùng ca diễn ra.

Trong lời bài hát của các đoạn này, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các biểu tượng: Người đàn ông thổi sáo (The piper - gắn liền với truyền thuyết người đàn ông dùng cây sáo thần để dụ đám trẻ con của dân làng đi mất sau khi ông này không nhận được tiền khi ông dùng tiếng sáo đuổi chuột cho dân làng); Nữ hoàng tháng 5 (trong câu “It's just a spring clean for the may queen”); Khu rừng với tiếng cười (trong câu “And the forest will echo with laughter”).

Ngoài ra, có những câu hết sức ẩn ý, kể về diễn biến cuộc hành trình của người anh hùng.
“Yes there are two paths you can go by
But in the long run
There's still time to change the road you're on”
(Có 2 con đường người anh hùng có thể chọn, tuy nhiên vẫn đủ thời gian để chuyển qua một con đường khác)

Hay:
“Dear lady can't you hear the wind blow and did you know
Your stairway lies on the whispering wind”
(Người đàn ông thổi sáo nói với anh hùng rằng, chiếc cầu thang lên thiên đường đang mở ra trong cơn gió thì thầm)

Hay:
“And a new day will dawn for those who stand long”
(Ngày mới sẽ đến cho những ai đứng vững đủ lâu)

Led Zeppelin không kể ra một câu chuyện rõ ràng. Bởi lẽ làm như vậy sẽ khiến ca từ lê thê, khiến nó không phù hợp với cấu trúc kể chuyện dành cho một bài hát. Bên cạnh đó, ca từ súc tích nhưng đa nghĩa, gợi mở sẽ đảm bảo sự thú vị khi mỗi người hiểu theo góc nhìn của chính mình.

Dù sao đi nữa, ca từ của những đoạn trước khúc solo của Jimmy Page ở trên đều đã thành công ở chỗ: nó khắc họa được hành trình người anh hùng đang đi với những thế lực siêu nhiên, với những phép thử và gian truân. Để từ đó, người anh hùng bước vào trận chiến quyết định - là cao trào của toàn bộ bản anh hùng ca.


Bản “Stairway to Heaven” live in ARMS Concert 1983 với sự góp mặt của 2 cao thủ guitar Jeff Beck và Eric Clapton

4. The approach to the innermost cave (Tiến đến hang ổ cuối cùng) & The ordeal (Thử thách):

Led Zeppelin đã cực kỳ sáng tạo ở chỗ, họ khắc họa trận đại chiến của người anh hùng không phải bằng ca từ mà bằng âm nhạc. Đó là đoạn solo kinh điển của Jimmy Page - một trong những biểu tượng đáng nhớ nhất của nhạc Rock.

100 bài hát zeppelin dẫn đầu năm 2022

Ảnh sóng âm của 3 đoạn solo của “Stairway to Heaven” khác nhau được thu âm, Jimmy Page đã giữ bản thu dưới cùng

Trong đó, Jimmy Page đánh một đoạn riff với chỉ 1 hợp âm chủ đạo là Rê trưởng như một cách để đưa cao trào lên đỉnh điểm, trước khi bắt đầu đoạn solo huyền thoại được ông ứng tấu tại chỗ trong lúc thu âm. Jimmy Page đã phải vất vả với nhiều lần thử khác nhau trước khi cho ra ý tưởng cuối cùng của đoạn solo. Page thu 3 phiên bản khác nhau và quyết định lấy cái cuối khi cân nhắc cảm xúc của đoạn solo phù hợp với cấu trúc kể chuyện của “Stairway to Heaven”.

5. The reward (Sự tưởng thưởng):

Đoạn solo hết đánh dấu trận chiến kết thúc, người anh hùng trở về với chiến thắng và sức mạnh mình nhận được:
“And as we wind on down the road
Our shadows taller than our souls
There walks a lady we all know
Who shines white light and wants to show”
(Khung cảnh đám đông đứng bên đường chào đón người anh hùng trở về. Nữ anh hùng khi khi ấy tỏa ra vầng hào quang trắng)

Sau hành trình vĩ đại, anh hùng trở về với phần thưởng duy nhất là sự giác ngộ, là việc cô nhận ra chân lý sau khi trải qua cả cuộc hành trình:
“And if you listen very hard
The tune will come to you at last”
(Nếu nghe đủ kỹ, cuối cùng chúng ta sẽ nghe được giai điệu ấy)

Cũng như mọi chi tiết khác của “Stairway to Heaven”, “The tune” ở đây có rất nhiều cách hiểu. Theo Polyphonic, đó là sự giác ngộ - “enlightenment”, khi một người tìm được chân lý mà mình đi tìm sau cả cuộc hành trình dài. Mình cũng rất thích cách hiểu này và thấy nó đồng điệu với “kho báu” và nhân vật chính trong cuốn sách “Nhà giả kim” đi tìm và nhận được ở cuối truyện. Bài hát “Kho báu” của nhóm nhạc indie Ngọt cũng có một câu chuyện tương tự khi nhân vật chính đi tìm kho báu là vàng nhưng kho báu anh tìm được sự giác ngộ cho chính bản thân mình.

6. Return to the elixir (Trở về với sự vĩnh hằng):

Câu cuối cùng của “Stairway to Heaven” là khi cả ban nhạc dừng chơi, chỉ còn mỗi Plant hát: “And she’s buying a stairway to heaven…”

Bài hát như trở về với xuất phát điểm ban đầu, người anh hùng mua một chiếc cầu thang bắc lên thiên đường trước cuộc hành trình, để rồi làm điều tương tự ở cuối hành trình. Người anh hùng giờ đây trở về xứ sở, tuy nhiên không trắng tay.

Cô đã có riêng cho mình phần thưởng là sự giác ngộ, điều khiến cuộc sống của mình trở thành thành một “thiên đường”. (khác với ở đầu bài hát, “thiên đường” của nhân vật chính gắn liền với những thứ lấp lánh vàng, những thứ cô có được dễ dàng chỉ với một lời nói)

Tạm kết:

“Stairway to Heaven” được Plant và Page sáng tác với mục đích tạo ra một tác phẩm đặc biệt mà trong đó, “...khi càng cố để hiểu thì càng có nhiều tầng nghĩa và cảm xúc mới mở ra. Mức độ của sự mãnh liệt cũng như tinh tế tăng lên khi chúng ta đào sâu hơn về ý nghĩa của bài hát.” (Jimmy Page trả lời phỏng vấn BBC News về sự ra đời của “Stairway to Heaven”).


Mình đặc biệt thích phiên bản của Heart (ban nhạc biểu tượng của nhạc Rock với 2 chị em Ann Wilson, hát chính và Nancy Wilson, guitarist) trong lễ tôn vinh ban nhạc Led Zeppelin tại Kennedy Center Honors, 2012. Robert Plant đã rơi nước mắt trước màn trình diễn “Stairway to Heaven” này trong lúc nghe.

Cũng như với mỗi chúng ta, “Stairway to Heaven” sẽ lại mang một ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, đó là một phần khiến bài hát này đặc biệt và sống mãi, bởi lẽ nó luôn gợi mở, khiến chúng ta phải đi tìm, phải suy nghĩ về ý nghĩa của nó.

Xem thêm:

  • Hotel California - Eagles và câu chuyện về mặt trái giấc mơ Mỹ

Đọc thêm nhiều nội dung hay về audio tại Audio.tinhte.vn nhé anh em