3 sẵn sàng 5 xung phong phát động lúc nào năm 2024

Dự tọa đàm ngoài những bạn trẻ còn có nhiều nhân chứng sống của phong trào “5 xung phong” suốt 50 năm qua [1965-2015]. Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng là nguyên bí thư Trung ương Đoàn đã dự tọa đàm.

Nhớ một thời “5 xung phong”

Ông Lê Quang Thành - nguyên bí thư Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng VN - nói những lời chỉ đạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - nguyên bí thư Trung ương Cục miền Nam - tại Đại hội Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng VN lần I năm 1965 đã được cụ thể hóa thành phong trào “5 xung phong”.

5 xung phong1. Xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch;

2. Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh;

3. Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong, phục vụ tiền tuyến;

4. Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính;

5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.

“Chính 5 xung phong ra đời đã làm cho quyết tâm của tuổi trẻ miền Nam càng lên cao bởi phong trào phù hợp mọi thanh niên, dù là bộ đội chính quy hay du kích địa phương, thanh niên nông thôn hay thành thị đều tìm được việc phù hợp để thực hiện xung phong” - ông Thành nhớ lại.

Một nhân chứng sống khác của “5 xung phong”, ông Phan Minh Tánh - nguyên bí thư Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng VN - cho biết ra đời giữa cuộc chiến chống Mỹ trong giai đoạn ác liệt nhất, “5 xung phong” đã tạo ra những thế hệ thanh niên lúc nào cũng hăng hái ra trận, sẵn sàng vào chiến trường chiến đấu mà không sợ phải hy sinh.

Ông Vũ Hữu Loan - nguyên bí thư Thành đoàn Hà Nội - chia sẻ phong trào “5 xung phong” ra đời có những nội dung rất phù hợp với “3 sẵn sàng” của tuổi trẻ miền Bắc lúc đó nên đã làm cho khí thế của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước càng lên cao.

“Lúc ấy, thanh niên miền Bắc ngoài sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang và sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần đã hưởng ứng “5 xung phong” bằng cách sẵn sàng lên đường xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” - ông Loan kể.

Cũng theo ông Vũ Hữu Loan, “5 xung phong” của tuổi trẻ miền Nam cùng với “3 sẵn sàng” của tuổi trẻ miền Bắc đã góp phần quan trọng để cuộc chiến tranh chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng vào ngày 30-4-1975.

“Tinh thần xung phong ấy vẫn được tuổi trẻ VN tiếp nối mà hiện thân chính là phong trào thanh niên tình nguyện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay” - ông Loan đánh giá.

Ông Nguyễn Minh Triết [trái] - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao đổi cùng các nhân chứng sống của phong trào Năm xung phong một thời trong buổi tọa đàm 50 năm phong trào “Năm xung phong” trưa 24–3 tại hội trường Thành đoàn TP.HCM – Ảnh: Quang Định

Nối dài truyền thống

Tiếp nối thành quả hai phong trào này, Trung ương Đoàn đã có nhiều phong trào tùy theo từng thời kỳ để kêu gọi tuổi trẻ cùng tham gia xây dựng đất nước.

Theo ông Vũ Mão - nguyên bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, phong trào thanh niên tình nguyện hôm nay là sự tiếp nối mạnh mẽ phong trào truyền thống của Đoàn. Chính phong trào tình nguyện đã tạo môi trường để tuổi trẻ hôm nay rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Trong khi đó, ông Trần Văn Mãnh - nguyên tổng đội trưởng tổng đội thanh niên xung phong giải phóng miền Nam - đề nghị cần có hội thảo khoa học đánh giá tổng kết, khách quan về thành tựu, ý nghĩa của “5 xung phong” để từ đó đúc kết bài học kinh nghiệm để lại cho phong trào tuổi trẻ ngày nay.

Buổi tọa đàm đã gợi nhắc về bao kỳ tích, cũng là cơ hội gặp mặt hiếm hoi của bao nhiêu nhân chứng sống một thời của phong trào “5 xung phong” mà suốt 50 năm qua chưa từng có một hội nghị tổng kết hay bất cứ đánh giá nào về phong trào này.

Ông Vũ Mão đề nghị Trung ương Đoàn tính toán để đề xuất lãnh đạo Nhà nước trao tặng, khen thưởng một danh hiệu xứng đáng vì “thành quả của 5 xung phong lớn lắm”.

Chị Trương Thị Hoài Nghĩa [Đoàn khối dân chính đảng TP.HCM] cho rằng tuổi trẻ hôm nay vẫn luôn tiếp nối xứng đáng truyền thống của các thế hệ đi trước, xả thân vì cộng đồng, xung kích trong các hoạt động tình nguyện.

Bí thư Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong cho rằng chính thành quả của hai phong trào “3 sẵn sàng” và “5 xung phong” đã khơi nguồn và tạo cảm hứng cho nhiều phong trào của tuổi trẻ hiện nay.

“Tuy từng giai đoạn có nội hàm khác nhau song tinh thần xung phong sẽ vẫn luôn là nét đẹp tiêu biểu của bao bạn trẻ yêu nước, để các thế hệ trẻ ngày nay sẽ tiếp nối, tạo ra những phong trào hành động mới trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cả nước” - anh Phong đúc kết.

Nguyên Chủ tịch Hội Cựu TNXP Nguyễn Anh Liên trả lời phỏng vấn Truyền hình Nhân dân về ý nghĩa lịch sử của phong trào 3 sẵn sang và 5 xung phong trong cuộc kháng chiến cứu nước.

… Ý nghĩa to lớn và có tính lịch sử của phong trào Thanh niên 3 sẵn sàng ở miền Bắc và phong trào 5 xung phong của Thanh niên miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận tôn vinh. Tôi chỉ xin nêu lên một khía cạnh đặc sắc về những tấm gương ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng từ phong trào 3 sẵn sang đã in đậm vào trái tim thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung, thế hệ TNXP chúng tôi nói riêng, suốt hàng chục năm trời liên tục ở chiến trường miền Nam và cho cả đến ngày hôm nay. Những tấm gương ngời sáng đó, từ phong trào 3 sẵn sàng của thanh niên miền Bắc do Đoàn Thanh niên Lao động, nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động đã truyền cảm hứng, làm lay động trái tim hàng triệu thanh niên miền Nam đang sống ngột ngạt dưới chế độ tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đã làm bừng tỉnh những thanh niên đang hoang mang giao động trước thời cuộc đen tối, trước bom đạn khốc liệt của kẻ thù, vùng lên, xốc tới, trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng, thành những chiến sỹ Giải phóng quân, những anh Bộ đội Cụ Hồ sẵn sàng xả thân cùng toàn quân, toàn dân dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng hoàn thành sứ mệnh đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối.

Nguyên Chủ tịch Hội Cựu TNXP Nguyễn Anh Liên xúc động kể lại những tấm gương anh hùng của các liệt sĩ TNXP

Phong trào 3 sẵn sàng của thanh niên miền Bắc và phong trào 5 xung phong của Thanh niên miền Nam là hai đứa con cùng một mẹ sinh ra. Rồi phong trào 3 sẵn sàng làm bệ phóng cho phong trào 5 xung phong vươn đến đỉnh cao của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Cái bệ phóng và niềm cảm hứng của phong trào 3 sẵn sàng ở miền Bắc đã trao truyền cho thanh niên miền Nam về tinh thần thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh; về nghị lực phi thường: Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên. Thanh niên miền Bắc đã sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì Tổ quốc cần, Đảng giao, nhằm xây dựng và bảo vệ miền Bắc thành hậu phương lớn vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mỹ, thắng Mỹ. Họ sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì nhằm mục tiêu đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ và sẵn sàng lên đường vào Nam với quyết tâm: Ra đi nguyện giữ lời thề, bao giờ miền Nam sạch bóng giặc Mỹ mới về hậu phương.

Những tấm gương ngời sáng khí phách anh hùng cách mạng ấy, xuất hiện hàng ngày, hàng giờ như: Chích máu viết huyết tâm thư; hoãn ngày cưới, hoãn ngày nhập trường Đại học, hoãn cả đi nước ngoài du học; Giấu đá trong người cho đủ cân… để lên đường ra chiến trường đánh Mỹ, cứu nước.

Những cảm hứng mãnh liệt ấy đã thôi thúc, dâng trào lòng yêu nước, căm thù giặc của hàng triệu thanh niên miền Nam hướng về Đảng, khắc sâu lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Và, đối với thanh niên: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên. Từ đó, họ xông lên thành cao trào 5 xung phong, rồi hàng loạt các Đội TNXP vũ trang, Thanh niên quyết tử… ra đời, hình thành hàng loạt vành đai diệt Mỹ để nắm thắt lưng Mỹ mà diệt…

… Phong trào 3 sẵn sàng cộng với phong trào 5 xung phong và sự ra đời của Lực lượng TNXP giải phóng miền Nam đã góp phần giáo dục, đào tạo, rèn luyện hàng chục vạn thanh niên nam nữ ở nông thôn, đô thị, miền xuôi, miền núi… vươn lên trở thành những cán bộ có phẩm chất cách mạng vừa hồng vừa chuyên cho kháng chiến và cho cả tương lai mai sau, và hàng triệu thanh niên mang phẩm chất TNXP – phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ làm rạng rỡ cả thế hệ Thanh niên thời đại Hồ Chí Minh như lời khen ngợi của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

… Ý nghĩa lịch sử đặc biệt của phong trào 3 sẵn sàng và 5 xung phong còn ở chỗ lan tỏa ra nhiều nơi trên thế giới, đã góp phần làm cho tấm bản đồ chữ S – Đất nước Việt Nam chúng ta, trong con mắt nhiều người lúc đầu ngỡ rằng sự chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc như là sự cần thiết khách quan để nhân dân mỗi miền tự chọn lấy con đường nào của chế độ chính trị – xã hội khác nhau, đang tranh đua tính ưu việt trên bản đồ chính trị thế giới. Song, thực tiễn của phong trào 3 sẵn sàng và 5 xung phong đã tổng kết nên bài học có ý nghĩa lịch sử thời đại của Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh là đã góp phần thức tỉnh lương tri, giác ngộ trí tuệ cho nhiều người trên thế giới thấy rõ âm mưu chia cắt hai miền Việt Nam của kẻ thù chỉ làm tăng thêm ý chí thống nhất Tổ quốc và càng làm cho miền Bắc nhanh chóng trở thành lũy thép hậu phương lớn và miền Nam trở thành tiền tuyến thành đồng để cùng làm nên Đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử; Để nhân dân toàn thế giới hiểu rõ hơn, khâm phục hơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Dân tộc Việt Nam anh hùng, bất diệt của chúng ta./.

Nguyễn Anh Liên

Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm; Sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì mà Tổ Quốc cần

Tháng 3/1965, hoà nhịp với phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên miền Bắc, tại Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam lần thứ I đã phát động phong trào “Năm xung phong” và phát triển tổ chức Đoàn vững mạnh về chất lượng và số lượng, với những nội dung: 1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; 2. Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; 3. Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; 4. Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính; 5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.

Tháng 3 năm 1965 phong trào 5 xung kích do ai phát động?

Phong trào "Năm xung phong" lúc đó do đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục miền Nam phát động tại Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam lần thứ nhất [diễn ra từ ngày 17 - 26/3/1965].

Phong trào 3 sẵn sàng do ai phát động?

Ba Sẵn sàng là phong trào thi đua do ban chấp hành thành đoàn Hà Nội phát động trong những năm 60 của thế kỉ 20 nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của học sinh sinh viên Hà Nội. Phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp miền bắc Việt Nam và trở thành phong trào thi đua yêu nước của thế hệ trẻ thời bấy giờ.

Ba sẵn sàng năm xung phong là gì?

Trong bối cảnh đó, tại phiên họp bất thường ngày 7/8/1964, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng” với các nội dung: Sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần.

Phong trào Năm xung phong là gì?

Ðó là xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch; xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; xung phong đấu tranh chính trị, chống bắt lính; xung phong đi dân công và thanh niên xung phong [TNXP] phục vụ tiền tuyến và xung phong sản xuất nông nghiệp.

Chủ Đề