Acb trần quốc hoàn đánh giá

Báo cáo tài chính quý III/2023 cho thấy, lợi nhuận ACB đạt hơn 5.000 tỷ đồng, ghi nhận sự tăng trưởng so với quý II vừa qua cũng như so với quý III cùng kỳ năm 2022.

Thu nhập ngoài lãi tăng 45% so với cùng kỳ đã góp phần giúp ACB tăng trưởng lợi nhuận. Trong đó, mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư tiếp tục đóng góp lớn vào thu nhập, giúp đưa tỷ trọng thu nhập ngoài lãi lên 23% trong tổng doanh thu, cao hơn so với cùng kỳ (18%).

Với tăng trưởng tiền gửi khách hàng trong 9 tháng đầu năm đạt 7,6%, ACB tiếp tục vượt hơn trung bình ngành (~ 6%) từ đó giúp gia tăng thị phần huy động. Quy mô tiền gửi không kỳ hạn liên tục được cải thiện, tăng trưởng tốt trong quý III và đã phục hồi so với mức đầu năm.

Bên cạnh đó, ACB kiểm soát chi phí hoạt động một cách hiệu quả, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 trong khi doanh thu tăng trưởng 17%. Nhờ đó, tỷ lệ CIR được cải thiện còn 32%, giảm so với cùng kỳ năm 2022 (36%).

Tính đến cuối tháng 9/2023, dư nợ cho vay của riêng ngân hàng ghi nhận mức tăng 8,2% so với đầu năm, cao hơn so với tăng trưởng toàn ngành (~ 6,9%).

Bên cạnh đó, hoạt động cho vay của công ty chứng khoán ACBS phục hồi khi dư nợ tăng gấp đôi so với cuối năm 2022. Kết quả chung cho thấy tăng trưởng tín dụng của toàn tập đoàn ACB lên 8,7% so với đầu năm, đạt 450.000 tỷ đồng.

Hiện mảng bán lẻ chiếm tỷ trọng hơn 93% danh mục cho vay của ACB và ngân hàng không tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp, cho vay kinh doanh bất động sản...

Dù trong bối cảnh nợ xấu toàn ngành nói chung và tại ACB nói riêng có xu hướng tăng lên (1,2%), ACB vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp nhất thị trường.

Nhìn chung, rủi ro về chất lượng tài sản đối với ACB tương đối thấp do không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp, tỉ lệ nợ xấu thấp và chiến lược thận trọng (98% khoản vay của ACB được đảm bảo với tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản (LTV) chỉ 54%).

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ tiếp tục tăng trưởng bền vững trong quý III. Cuối tháng 9, tỷ lệ này đạt 12,8%, vượt xa mức quy định tối thiểu, luôn đảm bảo trong vùng an toàn ngay cả trong điều kiện căng thẳng.

Ngân hàng ACB được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Trong suốt hơn 27 năm xây dựng và phát triển, ACB đã khẳng định được vị thế của mình tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, ACB là một trong những ngân hàng dẫn đầu về công nghệ với nhiều sản phẩm, dịch vụ được đánh giá cao.

Vị Trí

359B Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện Thoại: 02836201700

Mở Cửa:

07:30 - 16:30

Toàn thời gian

Giá: 100.000 VNĐ - 10.000.000.000 VNĐ

Ngân hàng ACB được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Trong suốt hơn 27 năm xây dựng và phát triển, ACB đã khẳng định được vị thế của mình tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, ACB là một trong những ngân hàng dẫn đầu về công nghệ với nhiều sản phẩm, dịch vụ được đánh giá cao.

Ngân hàng ACB được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Trong suốt hơn 27 năm xây dựng và phát triển, ACB đã khẳng định được vị thế của mình tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, ACB là một trong những ngân hàng dẫn đầu về công nghệ với nhiều sản phẩm, dịch vụ được đánh giá cao.

Chia sẻ trên :

Vị Trí

359B Đỗ Xuân Hợp, Phước Long B, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) nói sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng và khách hàng để giải quyết vụ mất hơn 165 triệu đồng trong tài khoản.

Acb trần quốc hoàn đánh giá

Bà Phương bức xúc vì số tiền hơn 165 triệu đồng trong tài khoản được mở tại Ngân hàng ACB chi nhánh huyện An Biên bị mất không rõ lý do - Ảnh: CHÍ CÔNG

Sáng 13-7, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) cho biết có vụ việc số tiền 165 triệu đồng trong tài khoản của bà Trương Thị Kiều Phương ở xã Đông Hòa (huyện An Minh, Kiên Giang) được mở ở Ngân hàng ACB chi nhánh huyện An Biên bị mất.

ACB cho hay: "Giao dịch được thực hiện trên Ngân hàng số ACB ONE, không liên quan đến thẻ ATM. Các giao dịch đều được xác thực bằng tên truy cập, mật khẩu tĩnh, mã OTP Safekey nâng cao và được thực hiện trên cùng một thiết bị của khách hàng.

Khách hàng thông báo cho ACB sau khi các giao dịch đã hoàn tất và ACB đã thực hiện các quy trình cần thiết để hỗ trợ khách hàng".

ACB cho biết thêm ngân hàng "luôn sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng và khách hàng để giải quyết, bảo đảm quyền lợi của khách hàng theo đúng quy định".

Trước đó, bà Trương Thị Kiều Phương (ở xã Đông Hòa, huyện An Minh, Kiên Giang) phản ảnh bà có mở tài khoản và giao dịch ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh huyện An Biên.

Tuy nhiên đến khoảng 1h37 sáng 11-6-2023, bà Phương phát hiện tài khoản của mình bị trừ số tiền 55,5 triệu đồng. Qua kiểm tra, bà thấy số tiền này được chuyển vào số tài khoản Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBANK) do khách hàng N.D.D. đứng tên (người này bà Phương không quen biết).

"Ngay sau khi mất 55,5 triệu đồng, tôi đã làm đơn đề nghị ngân hàng kiểm tra số tiền còn lại và yêu cầu khóa tài khoản. Đến 2h20 sáng 12-6, số tiền hơn 110 triệu đồng còn lại của tôi cũng bị trừ và được chuyển sang số tài khoản khác (chưa rõ người đứng tên thẻ)", bà Phương bức xúc.

Bà Phương cho biết thêm trong thời gian trên bà không hề để lọt mã OTP hay thông tin cá nhân liên quan đến tài khoản và cũng không chuyển nhầm hay giao dịch làm ăn với ai.

Một lãnh đạo Công an huyện An Biên xác nhận đã nhận đơn của bà Phương. Lực lượng chức năng địa phương hiện cũng đã vào cuộc phối hợp với Ngân hàng ACB chi nhánh huyện An Biên để xử lý vụ việc.