Tại sao khi tắt điều hoà đèn vẫn sáng

Có rất nhiều cách tiết kiệm điện khi chạy điều hoà được mọi người áp dụng như chọn công suất nhỏ cho căn phòng lớn, đóng kín cửa phòng, hạn chế ra vào, không sử dụng các thiết bị điện toả hơi nóng trong phòng gắn điều hoà…           

Tắt bằng điều khiển, máy tiêu thụ ngang một bóng đèn.

- TS Lợi cho biết: Số điện tiêu thụ của một máy điều hoà nếu chỉ tắt bằng điều khiển, không tắt nguồn sẽ tương đương với một bóng đèn 15w. Bởi vậy mỗi khi tắt điều hoà, buộc phải tắt cả nguồn điện. Động tác này còn giúp kéo dài tuổi thọ cho máy khi nguồn điện có sự cố.

- Về vấn đề tiết kiệm điện khi sử dụng điều hoà, TS Lợi khuyên người sử dụng nên để điều hoà ở chế độ nhiệt độ cao bởi trong điều kiện nhiệt độ càng cao, càng khiến máy điều hoà ít tiêu thụ điện năng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến giàn nóng của máy điều hoà ở bên ngoài. Nếu bộ phận này được lắp đặt ở chỗ thông thoáng, không bị gió quẩn thì cũng giúp tiết kiệm điện vì thời gian chạy máy sẽ giảm đi. Đồng thời trong phòng có lắp máy điều hoà nhiệt độ, không nên đặt gần máy điều hoà các thiết bị điện khác như: tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, máy sấy tóc…

Công suất lớn, hao ít điện.

- Sai lầm lớn nhất của người đi mua máy điều hoà là để tiết kiệm điện, nhiều người lựa chọn loại máy có công suất nhỏ hơn so với thể tích và nhu cầu sử dụng của căn phòng.

- Thông thường, với một căn hộ nhỏ với diện tích phòng từ 9 - 15m2 có thể lắp máy điều hoà có công suất 9.000BTU/h [một ngựa]; diện tích phòng từ 15 - 20m2 thì sử dụng loại điều hoà có công suất 1,5 ngựa và diện tích từ 20m2 trở lên phải gắn máy điều hoà có công suất hai ngựa. “Nếu căn hộ có diện tích 30m2, lắp máy điều hoà có công suất 1 ngựa sẽ dẫn đến tình trạng máy điều hoà sẽ luôn phải làm việc trong tư thế “gồng” lên để “nhả” khí lạnh cho cả căn phòng. Điều này có thể giúp tiết kiệm điện nhưng lại nhanh hỏng máy” - anh Nguyễn Phan Anh, Nhân viên bảo hành điều hoà Sanyo cảnh báo.

- Tương tự, Kỹ sư Nguyễn Thế Dũng, Phụ trách TT bảo hành siêu thị điện máy Thiên Hoà cũng khuyến cáo người mua không bao giờ nên chọn máy lạnh thiếu công suất so với diện tích căn phòng. Đồng thời, ông Dũng khuyên nên chọn công suất của máy lớn hơn diện tích căn phòng để kéo dài tuổi thọ cho máy và tiết kiệm điện. Giải thích về việc này, ông Dũng cho rằng: Hầu hết các loại máy điều hoà hiện nay đều có rơle tự ngắt khi căn phòng đạt đủ độ lạnh. Bởi vậy, việc máy lạnh có công suất lớn hơn diện tích căn phòng sẽ khiến căn phòng nhanh đạt độ lạnh hơn và khi máy đạt đủ độ lạnh sẽ tự ngắt. Việc này ngoài tác dụng giúp cho máy có nhiều thời gian nghỉ còn có tác dụng tốn ít điện hơn vì máy không phải làm việc cũng đồng nghĩa với việc không tiêu thụ điện năng.

Cửa kính nhiều, tốn điện.

- Nhiều người quan niệm, nếu trong phòng sử dụng điều hoà thì các cửa sổ và cửa ra vào đều sử dụng kính vừa cách nhiệt, vừa không bị lọt khí ra ngoài. Tuy nhiên, theo anh Trương Văn Tiến, thợ lắp đặt điều hoà tại cửa hàng điện lạnh đầu ngõ 64, Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội cho biết: Căn hộ nào càng nhiều kính, càng kín, kính càng dày thì khi bật điều hoà càng tốn điện. Bởi nếu ánh nắng mặt trời rọi vào cửa kính thì thuỷ tinh sẽ chỉ tiếp nhận thân nhiệt mà không chịu nhả ra, khiến máy điều hoà phải làm việc nhiều hơn.

- Vì vậy, anh Tiến khuyên không nên dùng quá nhiều cửa kính trong phòng, đặc biệt là tuyệt đối tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào khu vực có cửa kính chắn. Ngoài ra, với những căn hộ được đón nhiều ánh sáng mặt trời, chủ nhà cũng nên sơn tường và treo những tấm rèm màu sáng, tránh màu tối làm tăng hấp thụ nhiệt.

- Về việc trên thị trường hiện đang xuất hiện loại máy điều hoà tiết kiệm điện, TS Lợi cho rằng sản phẩm này sẽ tiết kiệm được 50% điện năng nếu căn phòng đạt chuẩn. Song ở nước ta hiện chưa có định nghĩa cụ thể về phòng đạt chuẩn phải gồm những điều kiện gì. Mặt khác, với điều kiện xây dựng cùng ý thức người sử dụng hiện nay, ở nước ta khó mà tìm được một phòng đạt chuẩn để điều hoà tiết kiệm điện phát huy tác dụng.

- Với các loại điều hoà thông thường, TS Lợi khuyên cách tốt nhất là để nhiệt độ trong phòng chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài từ 8 - 10 độ, cứ 2 tuần nên vệ sinh phin lọc không khí một lần. Nếu máy điều hoà để lâu không chạy thì thi thoảng nên chạy quạt nửa ngày để làm khô toàn bộ giàn bên trong và một năm nên rửa giàn trao đổi nhiệt một lần.

Theo Giadinh

Tags: Chọn và sử dụng điều hòa: những sai lầm nhà nào cũng mắc, mẹo dùng điều hòa thả phanh không lo tiền điện

Việc sử dụng máy lạnh làm sao cho tiết kiệm điện, trong thời tiết oi bức hiện nay việc sử dụng máy lạnh một cách thường xuyên sẽ làm hao tốn rất nhiều năng lượng điện. Có nhiều người nghĩ rằng khi tắt máy lạnh bằng remote sẽ không tốn điện, đó mà một cách nghĩ sai lầm. Chúng ta cần tìm hiểu dưới đây tại sao tắt máy lạnh bằng remote vẫn tốn điện.

1/ Tắt máy lạnh bằng remote vẫn tốn điện

  • Việc tắt máy lạnh bằng cách này chỉ đưa thiết bị về trạng thái chờ [standby] giúp cho việc tái khởi động thiết bị được dễ dàng. Tuy nhiên, ở trạng thái này thì đồ dùng điện vẫn ăn điện khi tắt bằng remote, máy tiêu thụ ngang một bóng đèn.
  • Theo TS Lợi cho biết: Số điện tiêu thụ của một máy lạnh nếu chỉ tắt bằng điều khiển remote, không tắt nguồn sẽ tương đương với một bóng đèn 15w. Bởi vậy mỗi khi tắt máy lạnh buộc phải tắt cả nguồn điện. Động tác này còn giúp kéo dài tuổi thọ cho máy khi nguồn điện có sự cố.
  • Về vấn đề tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh, TS Lợi khuyên người sử dụng nên để máy lạnh ở chế độ nhiệt độ cao bởi trong điều kiện nhiệt độ càng cao, càng khiến máy lạnh ít tiêu thụ điện năng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến giàn nóng của máy lạnh ở bên ngoài. Nếu bộ phận này được lắp đặt ở chỗ thông thoáng, không bị gió quẩn thì cũng giúp tiết kiệm điện vì thời gian chạy máy sẽ giảm đi. Đồng thời trong phòng có lắp máy lạnh, không nên đặt gần máy lạnh các thiết bị điện khác như: tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, máy sấy tóc…

2/ Những lưu ý khi lắp máy lạnh trong nhà

  • Khi lắp máy lạnh cho một phòng nào đó phải chú ý chọn công suất phù hợp với diện tích phòng để máy lạnh hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
  • Khi lắp máy lạnh cho phòng ngủ, phải đo chính xác diện tích phòng để lắp máy lạnh có công suất phù hợp. Phòng quá rộng trong khi công suất máy lạnh nhỏ thì máy lạnh sẽ làm mát rất lâu. Hoặc phòng nhỏ mà lắp máy lạnh công suất lớn thì sẽ tiêu thụ rất nhiều điện năng.
  • Đối với các phòng đón hướng nắng, nhiệt độ phòng thường cao, hoặc phòng có khả năng cách nhiệt kém thì tốt nhất nên chọn máy lạnh có công suất tăng thêm một mức. Phòng có cửa sổ lớn nên làm rèm chắn nắng loại dày để giảm độ hấp thụ nhiệt trong phòng, giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả.

3/ Sử dụng máy lạnh hiệu quả

Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải

  • Điều chỉnh nhiệt độ càng thấp, máy lạnh tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe. Vào mùa nắng, nên chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 10oC là được.
  • Nếu máy không có chế độ ngủ, hãy tăng nhiệt độ phòng thêm 2oC, nếu cảm thấy nóng lúc đầu, hãy bổ sung thêm quạt trong vòng 1h. Không đặt nhiệt độ thấp đến mức phải nằm nệm và đắp chăn khi ngủ.
  • Hãy tắt máy điều hoà khi ra khỏi phòng, tắt bằng điều khiển từ xa, sau đó ngắt áp tômát. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển máy vẫn tiêu thụ khoảng 15W.

Điều chỉnh hướng gió

  • Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy lạnh đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng [giường tủ, bàn làm việc…]. Từ đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.

Thường xuyên vệ sinh máy lạnh

  • Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc… làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh ở máy lạnh hơi phức tạp và có liên quan đến an toàn điện.
  • Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ [khoảng 6 tháng/lần]. Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.

1. Hướng dẫn bạn cách chuyển độ F sang độ C trên điều khiển từ xa ?
Các bạn vui lòng nhấn và giữ nút tam giác quay xuống  [xem hình minh họa] ở khung TIMER trên Điều Khiển khoảng 10 giây đến khi thấy màn hình chuyển từ độ F sang độ C.
 


2. Vì sao khi tắt điều hòa đèn Nanoe-G vẫn sáng?
Đây là chức năng "Khử khuẩn tấm lọc bụi", áp dụng cho model từ 2013.Khi tắt máy, quạt trong hoạt động với cửa gió mở hé. Sau 30 phút, cửa gió đóng, quạt ngưng, máy phát hạt nanoe-G trong 2 giờ để khử khuẩn lưới bụi. Đèn nanoe-G sáng trong suốt thời gian trên.

Hoạt động này sẽ lặp lại nếu tổng thời gian hoạt động của sản phẩm nhiều hơn 24h.


3. Phòng có mùi hôi khi sử dụng điều hòa?
- Điều hòa không tạo ra mùi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mùi hôi như:

- Dùng nước hoa xịt phòng.

- Chuột, côn trùng xả chất thải làm dơ trên giàn lạnh.

- Ống xả nước vào hố gas nên tạo ra mùi khai hôi.

- Hoặc có thể do mùi ẩm mốc phát ra từ tường, thảm, đồ đạc trong nhà hoặc quần áo.


4. Vì sao giàn nóng chảy nước? Lúc chảy nhiều lúc chảy ít?
Nguyên nhân có thể do ống dẫn vào giàn lạnh không cách nhiệt tốt, hoặc hệ thống gas bị nghẽn, hoặc mất gas [bị rò rỉ]...Lượng nước đọng trên ống nhiều hay ít tùy theo mức độ hoạt động và độ ẩm trong không khí. Nếu là máy 2 chiều, chạy chiều nóng thì giàn ngoài trở thành giàn lạnh sẽ gây ngưng tụ hơi nước trên giàn.


5. Giải thích hiện tượng đèn Nanoe-G trên dàn lạnh nháyHiện tượng này xảy ra khi bộ phát Nanoe-G bị ẩm, bẩn tích tụ quá nhiều. Hoặc do sản phẩm hoạt động ở chế độ lọc không khí quá lâu [hơn 24h].

Về đầu trang.


6. Điều hòa không giảm được nhiệt độ xuống dưới 20 độ C ?
Máy đang cài đặt ở chế độ tiết kiệm điện. Muốn hủy cài đặt này bấm và giữ nút giảm nhiệt độ [mũi tên tam giác quay xuống] trên điều khiển từ xa trong khoảng hơn 10 giây.


7. Cách cài đặt hẹn giờ của máy lạnh/ điều hòa?
1] Trước tiên phải đặt giờ hiện tại [giờ đồng hồ thực]:Nhấn giữ nút [Clock] cho đến khi đồng hồ nhấp nháy. Nhấn nút ▲/▼ [phần Timer] cho đến giờ hiện tại. Nhấn [Clock] để kết thúc.

2] Cách đặt giờ [sử dụng các nút trong vùng TIMER]:

- Đặt giờ Bật: [1] Nhấn [On], [2] Nhấn ▲/▼ để chọn giờ Bật [3] Hướng RC lên máy và nhấn nút [SET]- Đặt giờ Tắt: [1] Nhấn [Off], [2] Nhấn ▲/▼ để chọn giờ Tắt [3] Hướng RC lên máy và nhấn nút [SET]Khi vận hành, đến giờ đã chọn máy sẽ hoạt động theo lệnh đã cài đặt. Nếu đến giờ Bật, máy sẽ thực hiện sớm hơn khoảng 5~15 phút.

Nếu mất điện nguồn, bộ hẹn giờ bị xóa, nhưng vẫn lưu giữ trên remote, do đó cần thực hiện lại bước [3] - một lần cho cả hai.


8. Vì sao có hiện tượng giật nhẹ tê tê khi chạm vào vỏ máy
Đây là hiện tượng bình thường với bất kỳ thiết bị điện - điện tử nào. Hiện tượng này sẽ không còn nếu thiết bị được tiếp đất đúng cách.


9. Điều khiển từ xa [ĐKTX] của điều hòa vẫn thể hiện các thông số sau khi tắt máy? Như vậy có tốn pin không? Có thể tắt hẳn điều khiển để không thể hiện các thông số đó ?Khi máy lạnh tắt, màn hình ĐKTX vẫn hiển thị thông tin và đồng hồ giờ. Có tốn pin, nhưng pin vẫn sử dụng được trên dưới 1 năm.

Có thể tắt hẳn bằng cách tháo pin ra khỏi ĐKTX. Khi lắp pin phải đặt lại đồng hồ.


10. Có thể dùng chung 1 điều khiển từ xa cho nhiều điều hòa không?Có thể. Tất cả điều khiển từ xa lúc xuất xưởng đều có cùng mã điều khiển.

11. Có lời khuyên rằng nên để 1 chậu nước trong phòng khi sử dụng điều hòa? Như thế có tác dụng gì?

Máy lạnh hoạt động sẽ làm không khí trong phòng bị khô, gây khó chịu.Chậu nước sẽ bay hơi, giúp bù lại độ ẩm trong phòng

12. Cánh đảo gió không tự động hạ xuống thấp, luôn chếch lên cao so với vách tường? Làm sao hạ xuống sát tường?

Muốn chỉnh góc đảo gió, nhấn nút AIR SWING trên RCTheo thiết kế, góc hướng gió thấp nhất khoảng 35° - 40° so với phương ngang.

Dùng tay kéo cánh đảo gió xuống thấp, nếu muốn. Tuy nhiên khi bật chế độ Auto hoặc tắt máy, góc này trở về đúng thiết kế.


13. Tại sao phải thực hiện tiếp đất cho điều hòa? Cách tiếp đất đúng cách như thế nào?Tiếp đất cho sản phẩm là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như ngăn ngừa các sự cố về điện như chập, cháy…trong trường hợp sản phẩm không may bị rò điện thực sự ra vỏ máy.Đối với sản phẩm có phích cắm 3 chấu, thì phích cắm phải được cắm vào ổ cắm có chấu thứ 3 [chấu giữa] đã được tiếp đất.Đối với sản phẩm có đi kèm dây tiếp đất hoặc ốc vít tiếp đất, thì phải được nối vào cọc tiếp đất. Cọc tiếp đất là 1 cọc sắt [bọc đồng] dài khoảng hơn 1m được cắm ngập sâu dưới vị trí đất ẩm.

Không tiếp đất vào đinh đóng trên tường hoặc trên sàn nhà, hay dây chống sét.

Video liên quan

Chủ Đề