Ăn cơm rượu lúc nào là tốt nhất năm 2024

Cơm rượu không chỉ là món ăn quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ mà còn có nhiều công dụng như tăng cường sức khỏe đường ruột, kích thích tiêu hóa.

Chuyên viên Dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Huyền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết, cơm rượu nếp là món ăn được làm từ nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng. Ở miền Bắc, cơm rượu nếp (rượu nếp cái) được làm từ gạo lứt nếp hoặc gạo nếp cẩm, gạo được giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài tiếp tục ủ lên men với men rượu. Ở miền Trung và miền Nam, cơm rượu nếp thường được làm từ gạo nếp ủ cùng men rượu hoặc men ngọt. Cơm rượu nếp giàu chất dinh dưỡng như tinh bột, vitamin nhóm B, các chất chống oxy hóa anthrocyamin tốt cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa.

Kích thích tiêu hóa

Cơm rượu nếp cẩm, nếp cái có thể thưởng thức cả phần nước lẫn cái. Cơm rượu được lên men nhờ khuẩn lactic, chuyển hóa tinh bột thành đường. Quá trình lên men này tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện vấn đề táo bón, góp phần ngăn ngừa một số bệnh đường ruột.

Hương vị lên men nhẹ, chua chua ngọt ngọt của cơm rượu nếp cẩm được xem là món ăn yêu thích của nhiều người. Các chất xơ và axit trong cơm rượu hỗ trợ ngăn ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu, cải thiện tiêu hóa... Chuyên viên dinh dưỡng Thu Huyền khuyên, những người chán ăn, tiêu hóa kém có thể ăn một lượng nhỏ cơm rượu giúp đường ruột vận động trơn tru, kích thích tiêu hóa.

Ăn cơm rượu lúc nào là tốt nhất năm 2024

Cơm rượu lên men có lợi cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Quỳnh Trần

Thải độc gan

Uống nhiều rượu gây hại cho gan, nhưng trong cơm rượu nếp thường có nồng độ cồn thấp và chứa nhiều vitamin tốt cho gan như vitamin B, E. Các loại vitamin này hỗ trợ chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường thải độc giúp gan khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải sử dụng với mức độ hợp lý, không ăn quá nhiều.

Tăng cường sức khỏe đường ruột

Cơm rượu nếp qua quá trình lên men tạo thành món ăn. Do đó, những người bị hội chứng ruột kích thích, khó tiêu, táo bón... có thể thưởng thức cơm rượu nếp cùng các món ăn lành mạnh khác như rau xanh, các loại quả. Nhờ sự hỗ trợ của men trong cơm rượu, hệ tiêu hóa được tăng cường sức khỏe.

Chuyên viên dinh dưỡng Thu Huyền lưu ý, tuy cơm rượu nếp có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải là món ăn nên thưởng thức thường xuyên. Bạn nên ăn món ngon này sau bữa sáng. Tránh ăn cơm rượu nếp khi bụng đói do vị chua của món ăn dễ làm tăng axit khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, tăng nguy cơ ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, cơm rượu càng ủ lâu, quá trình lên men càng mạnh khiến nồng độ cồn tăng cao. Bạn nên ăn với một lượng nhỏ để tránh bị say, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt thường ngày, nhất khi lái xe.

Do một kg gạo nếp thường cho ra thành phẩm khoảng 1,2-1,4 kg cơm rượu nên món ăn chứa một lượng lớn đường. Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 50 g cơm rượu nếp cho mỗi lần ăn, nếu ăn ngay sau bữa cơm thì cần giảm lượng 1/3 số lượng cơm trong bữa ăn. Vào mùa hè nóng nực, trẻ nhỏ hoặc những người đang gặp vấn đề về dạ dày, dị ứng, người mắc bệnh chàm... không nên ăn nhiều cơm rượu nếp vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Đánh dấu đã đọc

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người nên sử dụng cơm rượu màu đen hay màu vàng sẽ tốt hơn và ăn bao nhiêu là đủ? TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ tư vấn về vấn đề này.

Ăn cơm rượu lúc nào là tốt nhất năm 2024

Ăn cơm rượu lúc nào là tốt nhất năm 2024

Thu Thanh (36 tuổi, Nam Định) (thanhtn***@gmail.com)

Trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch), mọi người thường hay dùng cơm rượu nếp để ăn, thực tế tôi thấy có hai loại được bán nhiều nhất đó là cái rượu màu đen và màu hơi vàng.

Vậy ăn cơm rượu nếp màu nào thì tốt hơn? Ngoài ra, tôi thấy mọi người vẫn khuyên không uống rượu, nhưng sao đến ngày này (5/5) nhiều người lại ăn cái rượu đến vậy? Liệu ăn nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Ăn cơm rượu lúc nào là tốt nhất năm 2024

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng

Rượu nếp mọi người sử dụng trong dịp 5/5 hay còn gọi là Tết Đoan Ngọ không phải là rượu đã được chưng cất. Đây là cơm rượu mới được ủ lên men nên khi sử dụng sẽ có nhiều tác dụng với sức khỏe. Còn nếu uống rượu nếp đã qua chưng cất với số lượng nhiều, thường xuyên sẽ gây hại.

Đối với cơm rượu màu vàng và màu đen thực chất là khác nhau về loại gạo. Cơm gạo màu vàng là dùng nếp cái hoa vàng (còn nguyên cám) để nấu thành cơm và ủ lên men, còn gạo màu đen là dùng gạo nếp cẩm để nấu và ủ. Tất nhiên, mỗi loại gạo sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau, nếu chỉ ăn thưởng thức với liều dùng ít và không thường xuyên thì điều này không quá quan trọng, mọi người có thể ăn theo sở thích.

Về cơm rượu, khoa học đã chứng minh nó có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa, tim mạch và giúp hạ cholesterol máu. Ví dụ như rượu nếp cái hay nếp cẩm khi ăn cả cái lẫn nước sẽ giúp bồi bổ cơ thể, ăn ngon miệng và kích thích tiêu hóa. Trong cuộc sống, có những món ăn “quốc dân” được nhiều người ưa thích có thành phần từ nếp cẩm, điển hình là sữa chua nếp cẩm, món ăn này cũng rất tốt cho tiêu hóa, trẻ nhỏ có thể ăn được.

Ăn cơm rượu lúc nào là tốt nhất năm 2024

Nếu không ăn thường xuyên thì ăn cơm gạo màu vàng hay màu đen đều tốt cho sức khỏe, nhưng không nên ăn nhiều.

Ngoài ra, nếp cẩm còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Trong gạo nếp, nhất là nếp cẩm cũng chứa hàm lượng sắt khá cao, do vậy nếu ăn gạo nếp cẩm thường xuyên cũng sẽ phòng được các bệnh thiếu sắt.

Dù khả năng gây say của cơm rượu không cao, vì hàm lượng cồn khá thấp, nhưng mọi người cũng không nên sử dụng nhiều, mỗi lần chỉ nên dùng 80-100g cả nước lẫn cái. Đặc biệt, chỉ nên sử dụng cơm rượu ủ trong khoảng 3 ngày, vì thời gian ủ càng lâu lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn. Khi đó, nếu có ăn cơm rượu cũng có thể bị say hoặc vi phạm luật giao thông vì tồn dư lượng cồn trong hơi thở.

Ăn cơm rượu lúc nào là tốt nhất năm 2024

Một phụ nữ 30 tuổi bị suy buồng trứng sớm nghiêm trọng, bác sĩ ban đầu không tìm ra nguyên nhân bệnh lý cụ thể nhưng cuối cùng thủ phạm hóa ra là món cá sống.