Phát triển đội ngũ giảng viên là làm gì năm 2024

Phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Đó là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu, có chất lượng cao, hoàn thiện về phẩm chất, năng lực. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học đáp ứng đổi mới giáo dục cần phải tập trung đến công tác quy hoạch; tuyển chọn, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá; xây dựng các chính sách, tạo môi trường làm việc và động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để nghiên cứu thực tiễn và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay.

Tham khảo:

[1] Ban Chấp hành Trung ương, (04/11/2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

[2] Nadler, L., & Nadler, Z, (1989), Developing human resources, Jossey-Bass

[3] Cao Tuấn Anh, (12/2014), Một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giảng viên nữ các trường đại học sư phạm theo quan điểm bình đẳng giới, Tạp chí Giáo dục, số 348, kì 2, tr.5-8.

[4] Nguyễn Văn Thái, (2020), Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong các nhà trường quân đội, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 10, tr.62-64.

[5] Bùi Hiền - Nguyễn Văn Giao - Nguyễn Hữu Quỳnh - Vũ Văn Tảo, (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[6] Phạm Phương Tâm - Bùi Thị Mùi - Nguyễn Tấn Phát, (8/2022), Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp: nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Tây Đô, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tr.62-69

[7] Nguyễn Bách Thắng, (2015), Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học An Giang theo tiếp cận quản lí nhân lực, Luận án Tiến sĩ Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

[8] Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan, (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[9] Nguyễn Văn Đệ, (2010), Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

[10] Ngô Thị Hiếu - Trần Công Phong - Nguyễn Thanh Hưng - Ngô Thị Huyền, (4/2021), Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội, Tạp chí Giáo dục, số 499, kì 01, tr.26-31.

[11] Nguyễn Thanh Xuân, (2020), Phát triển đội ngũ giảng viên lĩnh vực khoa học tự nhiên trong các đại học theo định hướng nghiên cứu, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

[12] Nguyễn Đức Huy, (2020), Phát triển đội ngũ giảng viên cao cấp ở các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

[13] Hoàng Thị Cương, (2022), Phát triển đội ngũ giảng viên chương trình đào tạo tiên tiến ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

(6) Thanh Hùng: Tỷ lệ giảng viên đại học có chức danh giáo sư ở Việt Nam chỉ đạt 0,89%https://vietnamnet.vn/ty-le-giang-vien-dai-hoc-co-chuc-danh-giao-su-o-viet-nam-chi-dat-0-89-2059801.html, truy cập ngày 29-12-2022. Giảng viên nội bộ là đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Đào tạo và Phát triển tại mỗi doanh nghiệp. Không chỉ giúp doanh nghiệp có được sự chủ động trong các hoạt động đào tạo, đội ngũ giảng viên nội bộ còn góp phần quan trọng giúp phát triển văn hóa học tập tại tổ chức. Dưới đây là 6 bước giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển một đội ngũ Giảng viên đào tạo vững mạnh:

Bước 1: Xây dựng nền tảng

  • Xây dựng Quản trị đào tạo: Hệ thống quản trị đào tạo bao gồm các quy trình, quy chế, các quy định về tương tác giữa các phòng ban và phòng đào tạo. Quy chế có thể bao gồm một số nguyên tắc trong xây dựng giáo trình, sự dụng chi phí đào tạo, quy định khi lựa chọn đối tác thuê ngoài,... Đặc biệt, trong quy chế bộ phận đào tạo nên lưu ý các quy định của học viên và quy định của giảng viên khi tham gia đào tạo. Các quy chế này sẽ tạo ra sự ràng buộc cho học viên và giảng viên, giúp nâng cao vị thế của phòng đào tạo trong công ty.
  • Xây dựng sự ủng hộ từ ban lãnh đạo: ngay từ ban đầu, bộ phận đào tạo phải kêu gọi được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty với công tác đào tạo.
  • Xây dựng sự đồng hành của quản lý cấp trung: bộ phận đào tạo phải cho cán bộ quản lý cấp trung thấy được vai trò của họ trong công tác đào tạo.
  • Xây dựng sự tuân thủ từ toàn thể CBNV: Trong giai đoạn đầu, bộ phận đào tạo có thể áp dụng các quy định, quy chế để học viên tham gia đào tạo. Tuy nhiên, để duy trì và hình thành văn hóa hoc tập trong các CBNV, bộ phận đào tạo cần đưa ra các nội dung ứng dụng, giúp các học viên thấy được kết quả ngay.
  • Sự vào cuộc của truyền thông nội bộ

Bước 2: Xây dựng ngân hàng dữ liệu

Ngân hàng dữ liệu có thể hiểu là tập hợp các tài liệu, nội dung phục vụ cho công tác đào tạo, giúp bộ phận đào tạo quản trị dữ liệu một cách tập trung. Trong bước xây dựng ngân hàng dữ liệu, bộ phận đào tạo có 2 mảng công việc chính, bao gồm:

  • Chuẩn hoá hệ thống tài liệu theo quy định: đóng gói bộ tài liệu theo tiêu chuẩn, đảm bảo các trainer có thể đào tạo được ngay từ các tài liệu đó
  • Triển khai xây dựng và cập nhật các tài liệu mới

Bước 3: Lựa chọn đội ngũ giảng viên

  • Xây dựng tiêu chí đánh giá: tại bước này bộ phận đào tạo có thể ứng dụng một số mô hình như ASK, ASKO,... để có các tiêu chuẩn lựa chọn đội ngũ
  • Lựa chọn danh sách giảng viên nội bộ dựa trên các tiêu chí đánh giá
  • Đánh giá và Phân cấp Giảng viên nội bộ: đánh giá cấp bậc, phân cấp các giảng viên nội bộ, phân loại các giảng viên thành các nhóm: nhóm có thể đứng lớp ngay, nhóm giảng viên cần được đào tạo và theo dõi thêm.
  • Xây dựng lộ trình huấn luyện Giảng viên

Bước 4: Phát triển năng lực giảng viên

  • Triển khai lộ trình huấn luyện các năng lực
  • Tổ chức các chương trình giảng demo
  • Xây dựng và đôn đốc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo tạo của đơn vị, ví dụ: quy định quy chế yêu cầu về một số tiêu chí, kiểm soát số lượng, nội dung các buổi đào tạo,...

Bước 5: Triển khai đào tạo

Trong quá trình triển khai đào tạo, bộ phận đào tạo sẽ theo sát các giảng viên nội bộ trong cả trước-trong-sau đào tạo.

Trước đào tạo:

  • Thống nhất mục tiêu và nội dung chương trình
  • Tư vấn các hoạt động đào tạo và phương pháp triển khai
  • Hỗ trợ xây dựng, chuẩn hoá và đóng gói tài liệu

Trong quá trình đào tạo:

  • Hỗ trợ hậu cần triển khai chương trình
  • Đồng hành/Dự giảng/cử cán bộ trực lớp
  • Làm công tác truyền thông: chụp ảnh, viết bài, đưa tin…

Sau đào tạo:

  • Thực hiện báo cáo sau đào tạo
  • Đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm, cải tiến chương trình

Bước 6: Duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ

Sau khi xây dựng đội ngũ giảng viên nội bộ, bộ phận đào tạo sẽ phụ trách duy trì và phát triển đội ngũ thông qua một số hoạt động:

  • Theo dõi và ghi nhận kế hoạch đào tạo đã đề ra
  • Triển khai đánh giá chất lượng và xếp hạng giảng viên để tạo ra động lực cho mỗi giảng viên
  • Tổ chức các chương trình thi đua, tạo ra các danh hiệu thi đua Thực hiện chế độ đãi ngộ hấp dẫn, chuyên biệt, đưa ra chế độ lương phụ cấp, lương ngoài giờ, đối xử với họ một cách khác biệt (quà 20/11), tổ chức các chương trình phát triển năng lực dành riêng cho giảng viên nội bộ.