Ăn xong hay bị đau bụng là bệnh gì

Trong hầu hết các trường hợp, dạ dày réo lên và đau khi một người đói cồn cào. Hiện tượng đau bụng này là bình thường và biến mất sau khi ăn xong. Nhưng đối với một số người, nó hoàn toàn ngược lại. Bụng của họ bắt đầu đau sau khi ăn. Đôi khi đau bụng sau khi ăn một bữa đầy đủ là bình thường, thế nhưng nó sẽ trở thành một vấn đề đáng quan tâm chỉ khi điều đó xuất hiện hàng ngày.

Đau dạ dày dữ dội và thường xuyên có thể là dấu hiệu của một mối lo ngại tiềm ẩn về sức khỏe và có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Dưới đây là năm lý do khiến dạ dày của bạn có thể bị đau sau khi ăn.

Ăn quá nhiều

Lý do phổ biến nhất của cơn đau dạ dày sau bữa ăn là do ăn quá nhiều. Khi bạn ăn quá nhiều thức ăn, dạ dày của bạn có thể bắt đầu đau. Đó là bởi vì trung bình dạ dày của chúng ta chỉ có thể chứa khoảng 1 hoặc 2 chén thức ăn, khi bạn ăn nhiều hơn nó sẽ mở rộng để tạo không gian cho thức ăn thêm. Điều này dẫn đến khó chịu và đau dạ dày.

Ăn quá nhanh

Một lý do chung khác dẫn đến đau dạ dày là do ăn quá nhanh. Khi bạn nuốt thức ăn quá nhanh, bạn sẽ nuốt thêm cả không khí. Khi thức ăn thừa đến dạ dày của bạn, nó sẽ gây ra đầy hơi. Điều đó càng làm cho bụng bạn trông to và khiến bạn có cảm giác khó chịu. Hơn nữa, việc ăn quá nhanh cũng có thể ngăn cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng.

Khó tiêu

Uống quá nhiều cà phê, rượu, thức ăn cay và citric, có thể dẫn đến chứng khó tiêu. Điều đó có nghĩa là những thực phẩm này có thể khiến cơ thể bạn khó tiêu hóa thức ăn và biến nó thành glucose.

Kết quả là, bạn cảm thấy đầy hơi và buồn nôn. Một số người thậm chí có thể gặp phải vấn đề khó tiêu do một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như hội chứng đau vùng thượng vị [EPS] và hội chứng đau sau ăn [PDS].

Sỏi

Sỏi mật là những chất lắng đọng nhỏ, cứng, giống như tinh thể được hình thành trong túi mật hoặc ống dẫn. Các tinh thể có thể bắt đầu lắng đọng do có quá nhiều cholesterol trong mật, hoạt động bất thường của túi mật hoặc do các nguyên nhân khác.

Những viên sỏi mật này có thể gây đau sau khi dùng bữa, đặc biệt nếu thức ăn của bạn có nhiều chất béo. Đau túi mật cũng có thể dẫn đến viêm và có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Không dung nạp thực phẩm

Co thắt dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa cũng là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không dung nạp thức ăn.

Không dung nạp thức ăn là tình trạng sức khỏe mà cơ thể không thể tiêu hóa một số thành phần từ thức ăn. Vì vậy, khi tiêu thụ những thực phẩm như vậy, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng, gây ra một loạt các vấn đề liên quan đến dạ dày. Đây là một tình trạng y tế nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế thích hợp./.

Đau bụng là cảm giác khó chịu ở vùng bụng, giữa xương sườn và xương chậu, không chỉ là những cơn đau do dạ dày thường gặp mà tùy vị trí đau [bên phải, bên trái, trên hay dưới rốn] mà có các bệnh lý khác nhau.

Đau bụng là gì?

Bụng là nơi chứa các cơ quan tiêu hóa, bao gồm dạ dày, gan, túi mật, tụy, ruột non, đại tràng. Đau bụng là triệu chứng bệnh lý khá phổ biến mà nhiều người mắc phải, có thể xuất phát từ sự bất thường của các cơ quan trong ổ bụng, hoặc các cơ quan nằm bên cạnh bụng, chẳng hạn như ngực, xương chậu hoặc lưng. Đau bụng có thể do các cơ quan bị viêm, căng giãn, hoặc do mất máu cung cấp cho các cơ quan.

Hầu hết các nguyên nhân gây đau bụng thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơn đau bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường có thể là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó cần được thăm khám và chẩn đoán. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ thăm dò thêm bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm ổ bụng để xác định rõ nguyên nhân.

Đau bụng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý

Các vị trí đau bụng nhận biết bệnh gì?

Bụng là nơi chứa nhiều cơ quan tiêu hóa khác nhau, đau bụng ở mỗi vị trí khác nhau sẽ gợi tý các cơ quan tổn thương khác nhau. Nếu đau phía hạ sườn phải có thể cho thấy gan hoặc túi mật có vấn đề. Đau ở trên rốn có khả năng liên quan đến dạ dày, tuyến tụy và lá lách…

Sau đây là bốn vị trí đau bụng, có thể liên quan đến bệnh lý cần chú ý:

1. Đau bụng hạ sườn trái

Cơn đau ở vị trí vùng bụng bên trái, thường liên quan đến lách, tuyến tụy và thận trái. Vị trí này bị đau liên quan đến các bệnh lý đi kèm như: lách to, viêm thận bể thận, sỏi thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đại tràng xuống, nhiễm trùng đường ruột…

2. Đau bụng hạ sườn phải

Bụng đau bên phải liên quan đến các cơ quan gan, túi mật, ống dẫn mật, đại tràng lên, thận phải. Những bệnh lý liên quan như viêm gan, sỏi mật, viêm túi mật, ung thư túi mật, ung thư gan, ung thư ống mật, sỏi và hẹp đường mật. Hoặc cũng có thể một vấn đề liên quan đến đại tràng lên, thận phải như: sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm thận bể thận…

3. Đau bụng trên rốn

Đau vùng bụng trên rốn liên quan đến các cơ quan dạ dày, gan trái, tim, đại tràng ngang, tụy. Nếu cơn đau đến từng cơn quằn quại, dữ dội có thể do ngộ độc thực phẩm, viêm loét dạ dày, viêm tụy cấp. Cơn đau này thường đi kèm với tình trạng xanh xao, mệt mỏi, nôn mửa nhiều.

4. Đau bụng dưới rốn

Vị trí dưới rốn chủ yếu là ruột non, đại tràng. Đau bụng dưới rất có thể liên đến các bệnh về tiêu hóa, niệu quản, buồng trứng và tử cung. Các bệnh lý liên quan như: hội chứng ruột kích thích, viêm ruột [viêm loét đại tràng], tắc ruột, ung thư ruột non, phình động mạch chủ bụng, viêm phúc mạc. Nếu cơn đau xuất phát từ các cơ quan vùng chậu có thể do lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng chậu, có thai ngoài tử cung, ung thư tử cung.

Nguyên nhân gây đau bụng

Tùy vào vị trí cũng như cơn đau khác nhau, mà nguyên nhân gây ra những cơn đau ở bụng cũng khác nhau, có thể do cơn đau dạ dày, từ các bệnh ngắn hạn như rối loạn tiêu hóa đến các bệnh mãn tính như viêm ruột mãn tính và một số bệnh ung thư. Hoặc có thể một số loại thực phẩm nhiễm khuẩn, cơ thể không dung nạp một số chất trong thực phẩm cũng có thể gây đau bụng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn đau ở bụng:

  • * Đầy bụng, khó tiêu
    • Hội chứng ruột kích thích
    • Ngộ độc thực phẩm
    • Dị ứng thực phẩm
    • Rối loạn tiêu hóa
    • Viêm vùng chậu
    • Sỏi mật
    • Viêm tụy
    • Viêm túi mật
    • Lạc nội mạc tử cung
    • Thoát vị
    • Nhiễm trùng đường tiết niệu
    • Trào ngược dạ dày thực quản
    • Viêm ruột thừa
    • Bệnh ung thư
    • Bệnh lý Crohn
    • Không dung nạp lactose
    • Đau bụng kinh

Triệu chứng đau bụng cần chú ý?

Đau bụng là tình trạng phổ biến, thường sẽ điều trị khỏi. Tuy nhiên, đau bụng có những triệu chứng đi kèm sau đây, mọi người cần chú ý, cần gặp bác sĩ:[1]

  • * Không thể đại tiện, kèm nôn ói
    • Thường xuyên đi tiểu buốt, tiểu rắt
    • Đau khi sờ vào bụng
    • Cơn đau kéo dài vài giờ
    • Khó thở
    • Đau ngực
    • Đại tiện ra máu hoặc phân đen
    • Cơn đau bụng đến đột ngột và đau dữ dội
    • Nôn ra máu
    • Đau bụng xảy ra ở thai kỳ
    • Sốt

Đây là những dấu hiệu nghiêm trọng cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Đau bụng kèm triệu chứng khó thở cần nên thăm khám sớm

Đối tượng nào dễ bị đau bụng?

Đau bụng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, có thể xảy ra bất cứ ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở những đối tượng nguy cơ như:

  • * Thường xuyên uống quá nhiều rượu bia
    • Hút thuốc lá
    • Ăn thức ăn nhanh, kém vệ sinh
    • Ăn quá nhiều chất béo
    • Ăn thực phẩm nhiễm độc
    • Uống không đủ nước mỗi ngày
    • Người lớn tuổi, trẻ con.

Đau bụng được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng lâm sàng để xác định nguyên nhân của đau bụng. Đồng thời, khám toàn diện, đặt ra các câu hỏi về tình trạng đau của người bệnh. Thông qua các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có những đánh giá ban đầu, và tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh để đưa ra kết luận chính xác về bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải như sỏi mật, viêm ruột thừa, viêm tụy, ung thư tụy, viêm ruột thừa, viêm túi mật, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn.

Các cận lâm sàng để chẩn đoán đau bụng bao gồm: xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, nội soi dạ dày – đại tràng toàn bộ, chụp X-quang bụng hoặc đường tiêu hóa, siêu âm ổ bụng, siêu âm tử cung buồng trứng, chụp cắt lớp ổ bụng có tiêm thuốc, điện tim thường, siêu âm tim.

Làm sao để điều trị đau bụng?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng, bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị thích hợp như dùng thuốc điều trị viêm, loét dạ dày – tá tràng; thuốc kháng sinh cho các loại nhiễm trùng, hoặc chỉ đơn giản là thay đổi thói quen ăn uống, sử dụng thực phẩm đúng cách. Bên cạnh đó một số trường hợp phải cần đến phẫu thuật để điều trị như viêm ruột thừa, sỏi thận, sỏi đường mật.[2]

Còn nếu cơn đau bụng có liên quan đến tiêu hóa, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như Berberin [có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột, làm giảm các triệu chứng tiêu chảy], Loperamid [thuốc cầm tiêu chảy khi các triệu chứng tiêu chảy mà không rõ nguyên nhân], dung dịch Oresol [bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy]. Các nhóm thuốc dùng khi bị buồn nôn, khó tiêu, trào ngược dạ dày…; thuốc trị đầy bụng, ợ hơi, táo bón; thuốc trị khó tiêu, đầy bụng đi cùng với đó là ợ chua do thừa axit dịch vị; thuốc trị nôn hoặc có cảm giác buồn nôn, chống trào ngược dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, người bệnh nên cho ruột nghỉ ngơi, chỉ ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, súp, chuối, hay vài miếng bánh quy giòn; uống nhiều nước; dùng khăn ấm hay túi giữ nhiệt chườm lên bụng để giảm đau; massage, xoa nhẹ vùng bụng bị đau để hỗ trợ tuần hoàn máu giúp giảm đau. Ngoài ra, có có dùng một ly trà gừng, cam thảo hoặc bạc hà để chữa chứng đầy hơi, khó tiêu, giúp cơ ruột được thư giãn.

Chườm nóng là cách giúp xoa dịu cơn đau bụng hiệu quả

Cách phòng tránh bị đau bụng

Đau bụng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến yếu tố bên trong và bên ngoài. Tùy nguyên nhân gây bệnh sẽ có biện pháp phòng ngừa khác nhau. Với những bệnh thông thường liên quan đến đường tiêu hóa, cần xây dựng lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, chọn lựa thức ăn kỹ càng, vệ sinh, nhai kỹ, tăng cường rau xanh, trái cây, uống đủ nước [2-2,5 lít nước/ngày], bổ sung các thực phẩm chứa men vi sinh có lợi cho đường ruột [sữa chua, kim chi, dưa muối…]. Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, kiểm soát stress.[3]

Bên cạnh chế độ ăn uống, nên duy trì chế độ tập luyện [150 phút/tuần] giúp tăng cường trao đổi chất và khả năng miễn dịch của cơ thể; hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng, nói không với thuốc lá; tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ.

Ngoài ra, mọi người cần thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện bệnh lý [nếu có] để có thể điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Và hơn hết, khi bản thân có những triệu chứng bất thường, không thể điều chỉnh, cần thăm khám sớm, tránh bệnh tiến triển nặng, gây khó khăn cho điều trị và tốn kém hơn.

Chứng đau bụng có gây nguy hiểm không?

Đau bụng là triệu chứng bệnh thường gặp, có thể phát hiện và điều trị được. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do vậy, đau bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường thì cần thăm khám, xác định bệnh để có hướng điều trị hợp lý.

Khoa Tiêu hóa – Gan mật tụy [BVĐK Tâm Anh Hà Nội] và Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa [BVĐK Tâm Anh TP.HCM] là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng [gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…]. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Đau bụng là một triệu chứng thường xuất hiện ở khu vực bụng dưới hoặc xung quanh vùng bụng. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cần chú ý nếu đau bụng kéo dài cần đến gặp chuyên gia để thăm khám và điều trị.

Tại sao ăn cơm xong lại bị đau bụng?

Đau bụng sau ăn có thể do ăn quá nhanh, không dung nạp thực phẩm, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, sỏi mật, viêm tụy. Đau sau ăn thường là đau dạ dày hoặc bụng trên. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể là triệu chứng của một số bệnh rối loạn tiêu hóa.

Tại sao khi đói ăn vào lại đau bụng?

Cụ thể, dạ dày tiết ra axit dịch vị và co bóp tiêu hóa thức ăn, khi lượng dịch vị tiết ra nhiều hoặc ít hơn nhu cầu thì sẽ kích thích các hoạt động co bóp mạnh hay yếu của dạ dày. Đây chính là tác nhân gây nên cơn đau dạ dày khi đói.

Vừa ăn xong bị đau bụng phải làm sao?

Cách cải thiện tình trạng ăn xong đau bụng.

Chườm ấm..

Uống nhiều nước trước và trong khi ăn..

Bổ sung lợi khuẩn..

Ăn khoảng nửa quả chuối..

Uống trà gừng hoặc trà quế..

Ngồi dựa lưng vào gối. Hạn chế nằm xuống sau khi ăn để tránh trào ngược dạ dày..

Chia khẩu phần ăn vừa phải. ... .

Luyện các bài tập giảm căng thẳng..

Tại sao cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài?

Một số nguyên nhân khiến bạn ăn xong đau bụng khó tiêu hoặc ăn xong bị đi ngoài gồm: Dị ứng thức ăn; Ngộ độc thực phẩm; Mắc hội chứng ruột kích thích; Cơ thể không dung nạp Lactose; Viêm loét dạ dày; Viêm ruột thừa; Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa...

Chủ Đề