Áp lực đông mạch phổi bình thường là bao nhiêu năm 2024

Tăng áp phổi là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, xảy ra khi áp lực trong động mạch phổi quá cao. Khi áp lực trong động mạch phổi cao làm cho máu từ tim phải bơm lên động mạch phổi khó khăn, dẫn đến suy tim phải. Tăng áp phổi sống được bao lâu là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc.

Áp lực đông mạch phổi bình thường là bao nhiêu năm 2024

Tổng quan về tăng áp phổi

Bình thường, tim bơm máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi, đến phế nang phổi để lấy oxy. Do máu không phải di chuyển xa nên áp lực ở bên tim phải và trong động mạch phổi thường thấp (thấp hơn nhiều so với huyết áp tâm thu hoặc tâm trương). Tuy nhiên, khi áp lực trong phổi quá cao, làm giảm lưu lượng máu đến phổi và giảm lượng oxy trong máu, gây suy tim phải và ảnh hưởng đến chức năng của tất cả các tế bào cơ quan trong cơ thể. (1)

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, có hai loại tăng áp phổi: nguyên phát và thứ phát.

Tăng áp phổi nguyên phát (hay tăng áp phổi vô căn), nghĩa là không có nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bệnh có tỷ lệ sống còn thấp; phổ biến ở những người trẻ tuổi và trung niên.

Tăng áp phổi thứ phát là do một căn bệnh tiềm ẩn gây ra (ví dụ như bệnh tim bẩm sinh có luồng thông, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết, HIV, suy tim trái, bệnh phổi mạn tắc nghẽn, thông nối động tĩnh mạch phổi,…). Ngoài ra, tình trạng cơ bản gây tăng áp phổi còn bao gồm: các cục máu đông trong phổi do tình trạng huyết khối thuyên tắc mạn tính (CTEPH).

Tăng áp phổi ảnh hưởng đến mọi cá nhân ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Thanh niên và phụ nữ có nhiều khả năng gặp tình trạng này hơn. Hầu hết các trường hợp tăng áp phổi nguyên phát không thể chữa khỏi; tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị thích hợp, các triệu chứng có thể được kiểm soát và giúp kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Áp lực đông mạch phổi bình thường là bao nhiêu năm 2024
Tăng áp phổi nguyên phát phổ biến ở những người trẻ tuổi và trung niên.

Áp lực trong động mạch phổi không dễ đo như huyết áp. Khi thăm khám nếu bác sĩ nghi ngờ có tình trạng tăng áp lực động mạch phổi, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm tim chẩn đoán và ước lượng áp lực động mạch phổi. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thông tim phải, đo kháng lực mạch máu phổi. (2)

Thông tim phải là thủ thuật đưa một ống nhỏ vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc chân, dẫn đến tâm nhĩ phải, qua van 3 lá vào thất phải và lên động mạch phổi. Thông tim được thực hiện bởi các chuyên gia về thông tim và thường mất khoảng một giờ để đo đạc các thông số.

Ngoài ra, còn số một số phương pháp cận lâm sàng khác giúp xác định nguyên nhân gây bệnh như xét nghiệm máu tìm bệnh tự miễn, viêm gan siêu vi, HIV, bệnh gan, xét nghiệm di truyền,…

Các nhóm tăng áp phổi thường gặp

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại tăng áp phổi thành 5 nhóm dựa trên nguyên nhân gây bệnh.

Nhóm 1: Tăng áp phổi do tăng áp động mạch phổi (PAH)

PAH do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ các bệnh lý có sẵn đến việc sử dụng một số loại thuốc. PAH làm cho các động mạch phổi trở nên hẹp, dày hoặc cứng. Máu chảy qua ít hơn, làm tăng áp lực trong động mạch phổi.

Dữ liệu gần đây từ các nước phát triển kinh tế cho thấy, tỷ lệ mắc PAH là 48 – 55 trường hợp/triệu người trưởng thành; phần lớn ảnh hưởng đến những người trẻ và chủ yếu là phụ nữ. Tuy nhiên, dữ liệu gần đây từ Hoa Kỳ và châu u cho thấy, PAH hiện nay thường được chẩn đoán ở những người bệnh lớn tuổi (những người ở độ tuổi ≥65, những người thường có bệnh lý tim mạch đi kèm, dẫn đến tình trạng phân bổ bình đẳng hơn giữa hai giới).

Xem thêm: Tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nhóm 2: Tăng áp phổi do bệnh tim bên trái

Tim trái bơm máu đi khắp cơ thể và nếu có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng ngược dòng đến mạch máu phổi và sau cùng là tim phải. Máu ứ đọng trong tim trái, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch phổi, mao mạch phổi rồi đến động mạch phổi.

Năm 2013, nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã báo cáo 61,7 triệu trường hợp suy tim trên toàn thế giới, gần như tăng gấp đôi kể từ năm 1990. Ở châu u và Hoa Kỳ, 0,8% người bệnh ≥65 tuổi mắc suy tim.

Tăng áp phổi sau mao mạch, đơn độc hoặc kết hợp với một thành phần tiền mao mạch, là một biến chứng thường gặp trong suy tim phân suất tống máu bảo tồn (HFpEF), ảnh hưởng đến ít nhất 50% số người bệnh này. Tỷ lệ lưu hành tăng áp phổi tăng theo mức độ nặng của bệnh van tim trái. Tăng áp phổi có thể gặp ở 60-70% người bệnh mắc bệnh van hai lá nặng, có triệu chứng và lên đến 50% người bệnh hẹp van động mạch chủ có triệu chứng.

Nhóm 3: Tăng áp phổi do bệnh phổi hoặc thiếu oxy

Một số vấn đề về phổi khiến các động mạch trong phổi thắt lại. Máu chảy qua phổi ít hơn, làm tăng áp lực trong động mạch phổi.

Tăng áp phổi nhẹ thường gặp trong bệnh phổi mô kẽ và nhu mô tiến triển. Các nghiên cứu đã báo cáo rằng, có 1-5% người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với suy hô hấp mạn tính. Trong xơ phổi vô căn, áp lực động mạch phổi trung bình (mPAP) ≥25 mmHg đã được báo cáo ở 8-15% người mới mắc bệnh, với tỷ lệ cao hơn ở bệnh tiến triển (30-50%) và bệnh ở giai đoạn cuối (0,6%). Tình trạng thiếu oxy là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đối với khoảng 120 triệu người sống ở độ cao 2500m – những người sống ở độ cao này có nguy cơ phát triển bệnh tăng áp phổi.

Nhóm 4: Tăng áp phổi do huyết khối tắc nghẽn mãn tính trong phổi (CTEPH)

Các cục máu đông hoặc sẹo do cục máu đông ngăn máu chảy bình thường lên phổi. Điều này gây thêm áp lực cho tim phải và làm tăng áp động mạch phổi.

Số lượng người bệnh được chẩn đoán CTEPH ngày càng tăng, có thể chủ động tầm soát đối với tình trạng này ở những người bệnh vẫn còn khó thở sau thuyên tắc phổi (PE) hoặc những người có các yếu tố nguy cơ phát triển CTEPH như huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.

Dữ liệu đăng ký cho thấy, tần suất mắc CTEPH từ 26-38 trường hợp/triệu người lớn. Người bệnh mắc bệnh phổi thuyên tắc do huyết khối (CTEPD) không có tăng áp phổi chiếm một tỷ lệ nhỏ người bệnh được chuyển đến các trung tâm CTEPH.

Nhóm 5: Tăng áp phổi do rối loạn khác

Tăng áp phổi xảy ra cùng với các tình trạng khác như rối loạn đông máu và rối loạn chuyển hóa.

Các cơ chế chính xác về cách điều kiện kích hoạt tăng áp phổi không biết rõ.

Nguyên nhân thường do nhiều yếu tố và có thể là thứ phát tăng áp lực trước và sau mao mạch, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến mạch phổi. Tỷ lệ mắc và phổ biến của tăng áp phổi ở hầu hết những rối loạn này là không rõ.

Áp lực đông mạch phổi bình thường là bao nhiêu năm 2024
Những người mắc các bệnh thận, mô bào Langerhans, Sarcoidosis, bệnh tuyến giáp,… có nguy cơ tăng áp phổi cao hơn.

Tiên lượng tăng áp phổi sống được bao lâu?

Theo ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều, vì bệnh thường không được chẩn đoán sớm nên tỷ lệ sống sót do tăng áp phổi thấp. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian sống còn của người bệnh tăng áp phổi từ 1-5 năm sau khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, tuổi thọ đã được cải thiện trong những năm gần đây do có các phương tiện chẩn đoán mới để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cũng như có các phương pháp điều trị mới (như sử dụng thuốc nhắm mục tiêu,…). (3)

Thời gian sống còn trung bình sau khi chẩn đoán đối với những người mắc tăng áp phổi nhóm 1 là hơn 5 năm. Nó được cải thiện rõ rệt kể từ những năm 1980. Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh PAH vô căn và bệnh mô liên kết có thể có thời gian sống ngắn hơn. Các nhóm khác đều có tỷ lệ tử vong khác nhau.

Theo một nghiên cứu năm 2022 ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong của tăng áp phổi nhóm 2 và nhóm 3 cao hơn so với nhóm 1. Từ năm 1999 đến 2019, tỷ lệ tử vong của tăng áp phổi nhóm 2 đã tăng gần gấp đôi so với tỷ lệ tử vong của tăng áp phổi nói chung.

Một nghiên cứu năm 2019 tại Pháp cho thấy, những người có tăng áp phổi nhóm 2 và tăng áp phổi nhóm 3 có tỷ lệ sống sót sau 5 năm thấp hơn so với những người thuộc ba nhóm còn lại, lần lượt là 70% và 62%; trong khi các tỷ lệ khác dao động từ 75-85%.

Trong những năm qua, so với các nhóm tăng áp phổi khác, tỷ lệ tử vong của những người có tăng áp phổi nhóm 2 và nhóm 3 lần lượt tăng gấp đôi và gấp ba lần.

Tăng áp động mạch phổi có chữa khỏi hoàn toàn được không?

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều cho biết, tăng áp phổi nguyên phát không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và giúp người bệnh kiểm soát tình trạng của mình. Bệnh thường trở nặng hơn theo thời gian, nếu không được điều trị có thể dẫn đến suy tim, tử vong. Do vậy, việc bắt đầu điều trị ngay sau khi chẩn đoán rất quan trọng để cải thiện tiên lượng. (4)

Nếu xác định được nguyên nhân gây ra tăng áp phổi thì cần điều trị nguyên nhân trước. Điều này giúp ngăn ngừa các động mạch phổi bị tổn thương vĩnh viễn.

Các phương pháp điều trị tăng áp phổi bao gồm thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ đông máu (cục máu đông) và thuốc lợi tiểu khi có suy tim ứ dịch. Bác sĩ có thể dùng thuốc giãn mạch phổi, giảm triệu chứng cho người bệnh. Những loại thuốc này làm chậm sự tiến triển của tăng áp phổi và thậm chí đảo ngược một số tổn thương đối với tim và phổi. Điều trị oxy tại nhà cũng được chỉ định nếu mức oxy trong máu thấp.

Phẫu thuật ghép phổi, ghép tim là những lựa chọn cho một số người bệnh ở giai đoạn cuối của bệnh. Nếu có cục máu đông mạn tính trong phổi, phẫu thuật cắt bỏ huyết khối phổi (PTE) được sử dụng để điều trị tăng áp phổi do huyết khối tắc mạch mạn tính.

Một số phương pháp điều trị khác:

  • Nong mạch phổi bằng bóng: Thủ thuật sử dụng một quả bóng nhỏ và dẫn vào động mạch, thổi phồng trong vài giây để đẩy chỗ tắc nghẽn sang một bên và khôi phục lưu lượng máu đến phổi.

Phương pháp này được xem xét nếu phẫu thuật gỡ bỏ nội mạc phổi không phù hợp và đã được chứng minh là làm giảm huyết áp trong động mạch phổi, cải thiện hô hấp và tăng khả năng gắng sức.

  • Đục vách liên nhĩ: Một lỗ nhỏ được tạo ra trên vách ngăn giữa tâm nhĩ trái và phải của tim bằng cách sử dụng ống thông tim (một ống mỏng, linh hoạt được đưa vào buồng tim hoặc mạch máu), làm giảm áp lực ở phía bên phải của tim. Do vậy, tim bơm hiệu quả hơn và lưu lượng máu đến phổi được cải thiện.
    Áp lực đông mạch phổi bình thường là bao nhiêu năm 2024
    Người bệnh tăng áp phổi có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Cách kéo dài tuổi thọ cho người bệnh

Ngoài các biện pháp can thiệp y tế đối với chứng tăng áp phổi, theo ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều, người bệnh nên thay đổi lối sống nhằm cải thiện sức khỏe tổng thể của tim và từ bỏ các thói quen có hại cho tim.

1. Tiêm chủng phòng bệnh

Việc chích ngừa vắc xin phòng bệnh cúm và viêm phổi do phế cầu cũng giúp phòng biến chứng nguy hiểm của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là làm tăng nặng bệnh tăng áp phổi.

2. Tập thể dục thường xuyên

Mặc dù tình trạng mệt mỏi do bệnh tăng áp phổi có thể có thể khiến nhiều người không muốn tập thể dục, nhưng việc tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện năng lượng cho cơ thể. Các bài tập nhẹ nhàng (như đi bộ, đi xe đạp) luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần thảo luận với bác sĩ về loại bài tập phù hợp.

3. Ngủ đủ giấc, cân nặng hợp lý

Đặc biệt ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ giúp tim có thời gian phục hồi sau các hoạt động trong ngày và giúp giảm thiểu cảm giác mệt mỏi vào ban ngày. Ngoài ra, người bệnh cần duy trì cân nặng khỏe mạnh và có chế độ ăn uống lành mạnh.

Áp lực đông mạch phổi bình thường là bao nhiêu năm 2024
Ngủ sâu, đủ giấc cũng giúp tim, phổi phục hồi sau các hoạt động vào ban ngày

4. Dinh dưỡng phù hợp

Cũng giống như huyết áp cao toàn thân, người bệnh tăng áp phổi nên tránh một số loại thực phẩm như: thực phẩm chế biến sẵn, giàu chất béo, thực phẩm nhiều cholesterol, giàu natri, không hỗ trợ sức khỏe tổng thể của tim. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng, việc thiếu chất sắt có thể dẫn đến tăng áp phổi nặng hơn.

5. Ngưng hút thuốc lá

Khi phổi gặp khó khăn trong việc cung cấp lượng oxy cho máu, việc hút thuốc sẽ khiến tình trạng nặng nề hơn. Do đó, ngừng hút thuốc giúp cải thiện sức khỏe của cả tim và phổi.

6. Tránh độ cao và mang thai

Người bệnh hoạt động trong môi trường độ cao có thể làm tăng huyết áp. Nếu phải di chuyển đến nơi có độ cao lớn, cần bổ sung oxy để làm giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, người bệnh tăng áp phổi cần tham vấn bác sĩ nếu có ý định mang thai cũng như dùng thuốc tránh thai. Việc mang thai có thể đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi; trong khi đó thuốc tránh thai làm tăng khả năng hình thành cục máu đông.

Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị tăng áp phổi với bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hiện nay, tiên lượng tăng áp phổi sống được bao lâu dù chưa cao nhưng có nhiều lựa chọn để giúp kiểm soát bệnh. Sự tiến bộ trong việc chẩn đoán và điều trị đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống còn cho người bệnh. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và thực hành những thói quen có lợi để cải thiện hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng sống.

Áp lực động mạch phổi bình thường là bao nhiêu?

Huyết áp động mạch phổi bình thường lúc nghỉ ngơi là 15mmHg, gọi là tăng áp lực động mạch phổi khi huyết áp động mạch phổi trung bình của người lớn lúc nghỉ ngơi >25mmHg (được đánh giá qua thông tim).

Áp lực động mạch phổi là gì?

Tăng áp động mạch phổi là sự tăng bất thường áp lực động mạch phổi, đây có thể là hậu quả của chứng suy tim trái, tổn thương nhu mô phổi hoặc do bệnh lý mạch máu, huyết khối tắc mạch hoặc do sự kết hợp của các yếu tố trên.

Áp lực động mạch là gì?

Huyết áp (HA) là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi là huyết áp động mạch). Khi tim co bóp, máu sẽ được tống ra ngoài và ép vào thành động mạch làm thành mạch căng ra. Số đo sức căng thành động mạch khi máu dội vào là huyết áp tâm thu hay huyết áp cao nhất.

Cao áp phổi tiếng Anh là gì?

Tăng áp phổi hay tăng áp lực động mạch phổi (pulmonary hypertension - PH hoặc PHTN) là tình trạng tăng huyết áp trong các động mạch phổi.