Bà nà có bao nhiêu thực vật làm dược liệu năm 2024

Bảy Núi là tên gọi chung của vùng đồi núi phía Tây Nam, thuộc địa giới hành chính của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, lại có địa hình đa dạng (đồi núi và đồng bằng) nên có hệ thực vật rất đa dạng, trong đó có nhiều loài cây dược liệu.

Thảm thực vật rừng ở An Giang có 815 loài thuộc 501 chi của 145 họ, có 415 loài cây có thể dùng làm thuốc. Vùng Bảy Núi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống như người Khmer, người Chăm, người Hoa,… trong đó, người Khmer là đông nhất.

Bà nà có bao nhiêu thực vật làm dược liệu năm 2024

Vùng Bảy Núi. Ảnh: gody.vn

Tài nguyên cây làm thuốc đa dạng

Nhóm tác giả Đặng Minh Quân, Trần Ngọc Thuận (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết: Từ lâu đời, người Khmer đã có truyền thống chữa bệnh bằng cây cỏ, cùng với mạng lưới các cơ sở của Hội Y học dân tộc và Hội chữ thập đỏ, việc sử dụng cây cỏ làm thuốc ngày càng được mở rộng. Ở vùng Bảy Núi, cây thuốc được thu hái không chỉ để trị bệnh tại nhà, tại địa phương mà còn cung cấp cho người dân các tỉnh lân cận và các công ty dược phẩm.

Tài nguyên cây làm thuốc của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi tỉnh An Giang rất đa dạng, với 356 loài thực vật bậc cao thuộc 270 chi của 101 họ trong 3 ngành, trong đó, có 22 loài cây có số lượt người dân tộc Khmer sử dụng nhiều nhất. Có 8 loài cây quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 32/CP/2006: Trầm hương, hà thủ ô đỏ, kì nam, giáng hương, bình vôi trắng, cà na, thạch hộc, mặc nưa.

Các cây thuốc phân bố trong 6 sinh cảnh khác nhau, nhưng đa dạng nhất là ở sinh cảnh vườn nhà, vườn cây ăn trái với 246 loài, chiếm 69,10% số loài. Dạng sống chủ yếu của các loài cây thuốc là thân cỏ với 147 loài, chiếm 41,29%. Các cây thuốc thu được có thể phòng và chữa trị cho 21 nhóm bệnh.

22 loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Khmer sử dụng nhiều nhất

Từ kết quả điều tra, phỏng vấn các lương y, người đi hái thuốc, các thầy bốc thuốc nam ở các chùa, các hộ trồng và kinh doanh cây thuốc tại địa phương, đã thống kê được 22 loài cây thuốc có số lượt người Khmer sử dụng nhiều nhất trong tổng số 356 loài khảo sát được, đó là: Nhãn lồng, chó đẻ thân xanh, bồ ngót, dây cam thảo, cỏ cứt lợn, màn màn tím, ngải cứu, cỏ sữa lá lớn, đinh lăng, cỏ mần trầu, trinh nữ hoàng cung, cối xay, cây cứt quạ, mướp, cà gai leo, hà thủ ô trắng, bá bệnh, nghệ vàng, xuyên tâm liên, sả, mía đỏ, bưởi.

Kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Khmer nơi đây rất phong phú. Chính vì vậy, việc điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Khmer là rất cần thiết, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đồng thời góp phần trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế nông nghiệp cho người dân địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu lớn nào về cây thuốc ở vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống cũng như tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của đồng bào.

Bà nà có bao nhiêu thực vật làm dược liệu năm 2024

Trầm hương. Ảnh: Trọng Tín

Xây dựng, bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh An Giang, vùng Bảy Núi có nhiều loài cây dược liệu bản địa quý như: đinh lăng, nghệ vàng, nghệ xà cừ, ba kích, hà thủ ô đỏ, kim tiền thảo, huyết rồng, thần xạ hương, sâm hồng… Trong đó có 6 loài dược liệu ở Bảy Núi thuộc "Sách đỏ cây thuốc Việt Nam".

Do đất đai, khí hậu của địa phương phù hợp với nhiều loại cây dược liệu quý, chất lượng sản phẩm được đánh giá cao như cây dó bầu để lấy trầm hương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn dược liệu tự nhiên bị khai phá nhiều, mức độ tái sinh trong môi trường tự nhiên rất chậm. Vì vậy, việc xây dựng vùng nguyên liệu dược liệu nơi đây rất cần thiết, không chỉ để bảo vệ và khôi phục các loài dược liệu quý hiếm mà còn góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống để người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng bền vững…

Những ngày này, về “cổng trời” An Toàn, sẽ thấy những cánh “rừng” dược liệu xanh ngắt, nằm thấp thoáng dưới tán rừng đặc dụng. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, khí hậu và điều kiện tự nhiên tại An Toàn giúp cho các loại cây dược liệu “tích” được nhiều hoạt chất quý, đây là điều kiện tiên quyết khi nhà sản xuất muốn có các loại thuốc nam dược và thực phẩm chức năng chất lượng.

Hiện 4 loại dược liệu do Bidiphar trồng đã đạt chứng nhận GACP-WHO, gồm: Đương quy, chè dây, thìa canh và cà gai leo. Tính đến nay, Bidiphar đã có trên 10 sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng sản xuất từ dược liệu đã được Bộ Y tế cấp phép, lưu hành trên thị trường; trong đó các sản phẩm Dưỡng can BIDIPHAR và Hebamic được sản xuất bằng nguồn dược liệu sạch từ vườn dược liệu được trồng tại “cổng trời” An Toàn.

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Bidiphar, khẳng định: Việc công ty trồng dược liệu thuần tự nhiên là để có nguyên liệu tốt. Do đó, Công ty tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác, không sử dụng hóa chất kích thích sinh trưởng, thuốc BVTV cũng như chất bảo quản. Khi cây có bệnh, đội ngũ cán bộ kỹ thuật cứu chỉnh bằng phương pháp canh tác, chỉ trường hợp xấu nhất mới dùng thuốc sinh học.

Bên cạnh đó, Công ty không ngừng dồn nỗ lực đầu tư vào nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu... Trách nhiệm của Bidiphar là phải chuyển giao quy trình trồng đúng chuẩn cho bà con, cung cấp giống đúng chuẩn cho bà con; và nhiệm vụ quan trọng hơn nữa, là thu mua toàn bộ dược liệu do bà con trồng ra.

Bà nà có bao nhiêu thực vật làm dược liệu năm 2024
Công ty Bidiphar tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng cây dược liệu cho đồng bào DTTS xã An Toàn

Sinh kế mới của đồng bào vùng cao

Tại vùng rừng núi An Toàn có một số loài cây dược liệu đang sinh trưởng, phát triển rất tốt. Nếu khai thác tiềm năng, lợi thế về đặc điểm đất đai và thời tiết khí hậu của địa phương, thì cây dược liệu sẽ mở ra hướng sản xuất mới, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân...

Trước thực tế trên, dự án trồng cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO của Bidiphar triển khai tại An Toàn là hướng sinh kế mới cho người dân ở đây. Theo bà Phạm Thị Thanh Hương, làm sao để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững với cây dược liệu, nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào DTTS là một trong ba mục tiêu của Bidiphar, khi thực hiện dự án trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Tháng 10/2020, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu và Bidiphar đã phối hợp UBND huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện An Lão, khởi động chuyển giao kỹ thuật trồng cây thuốc bản địa chè dây cho đồng bào DTTS xã An Toàn.

Dự án chuyển giao kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng, triển khai trong 30 tháng, với mục tiêu nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS tại địa phương về bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn dược liệu bản địa, gắn với chuyển giao kỹ thuật trồng, thu hái, bảo tồn chè dây bản địa theo GACP-WHO; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chè dây bền vững, hiệu quả giữa người dân xã An Toàn với Bidiphar.

Mục tiêu là nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS tại địa phương trong bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn dược liệu; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chè dây bền vững, hiệu quả với Công ty Bidiphar.

Thời gian qua, Dự án đã tổ chức 3 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật ươm giống, trồng thâm canh và khoanh nuôi cây chè dây dưới tán rừng, thu hút 90 hộ dân đồng bào Ba Na ở 3 thôn của xã An Toàn tham gia.

Hiện, nông dân xã An Toàn đã thành lập 3 tổ liên kết bảo vệ chè dây mọc tự nhiên; trồng 2.000 m2 chè dây tại rẫy; khoanh nuôi dưới tán rừng 5.000 m2 chè dây.

Chị Đinh Thị Nớ, người dân địa phương cho biết: Hiện nay, đồng bào Ba Na đã biết quy trình trồng, chăm sóc chè dây và các cây dược liệu khác theo hướng hữu cơ.

“Nhờ các anh Công ty Dược chỉ dẫn nên hiểu phần nào, chăm sóc cũng tạm ổn. Bây giờ mình chăm sóc, làm cỏ xong xuôi rồi làm thí nghiệm thử. Ước mong sau này có thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình khấm khá”, chị Nớ chia sẻ thêm.

Bên cạnh dự án này, Bidiphar cũng triển khai dự án Nuôi trồng dược liệu sạch theo tiêu chuẩn thực hành tốt, nuôi trồng và thu hái dược liệu, trên diện tích hơn 75 ha, tổng kinh phí 85 tỷ đồng.

Dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu, trồng chế biến dược liệu giai đoạn 1 gần 12 ha và khu trồng, chế biến dược liệu giai đoạn 2 là hơn 63 ha. Khi dự án kết thúc sẽ được chuyển giao cho bà con trồng đại trà thông qua mô hình khuyến nông, sản phẩm được Bidiphar cam kết bao tiêu.

Ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ: Dự án không những giúp cho Bidiphar chủ động được nguyên liệu trong sản xuất nam dược, mà còn mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp của huyện An Lão, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời mở ra cơ hội thoát nghèo cho đồng bào DTTS tại địa phương.

“UBND tỉnh sẵn sàng hỗ trợ về cơ chế chính sách để phát triển nơi đây trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất các giống dược liệu của tỉnh”, Chủ tịch tỉnh Nguyễn Phi Long nhấn mạnh.