Diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch là gì năm 2024

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang hướng tới một nền sản xuất bền vững, an toàn. Do đó, công tác phòng trừ sâu bệnh hại giảm sử dụng hóa chất là hướng được ưu tiên lựa chọn. Biện pháp sử dụng các loài côn trùng thiên địch để kiểm soát các loại sâu hại là một biện pháp có ưu thế an toàn, bền vững, giúp cân bằng hệ sinh thái.

Diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch là gì năm 2024
Trước thực tế đó, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã thực hiện mô hình “Sử dụng côn trùng thiên địch để hạn chế sâu hại ớt ngọt trong nhà kính”. Mô hình được triển khai từ tháng 7/2020 tại vườn nông hộ Nguyễn Phong Phú ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương với quy mô 0,2 ha. Đến nay, mô hình đạt hiệu quả rất tốt, là điểm để bà con nông dân tại địa phương đến tham quan, học tập nhân rộng.

Quá trình thả các loại côn trùng thiên địch được thực hiện khi xuống giống 6 tuần, khi cây ớt bắt đầu có hoa, lúc đó xuất hiện một số đối tượng gây hại như bọ trĩ, bọ phấn. Lúc này thả các loại thiên địch gồm các loại nhện có kích thước nhỏ có tên khoa học Amblyseius sp, các loài nhện này có tác dụng kiểm soát ấu trùng bọ trĩ, trứng và ấu trùng bọ phấn.

Khi có bọ trĩ trưởng thành thì thả loài côn trùng Orius spp, loài côn trùng này có tác dụng kiểm soát các loại bọ trĩ trưởng thành trên vườn cây. Lúc cây ớt có trái, chuẩn bị cho thu hoạch, lúc này trên vườn xuất hiện các loài nhện, vì vậy, tiến hành thả loại nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis, Neoseuiulus californicus khống chế nhện hai chấm, nhện trắng. Sau khi thả các loại côn trùng thiên địch, sẽ tiến hành kiểm tra theo dõi hàng tuần.

Kết quả kiểm tra cho thấy, trong khoảng 2 tuần đầu, các loại côn trùng thiên địch có mật độ giảm do chưa thích nghi với môi trường sống mới. Tuy nhiên, sau 2 tuần thì mật độ các loại thiên địch tăng dần và kiểm soát tốt các loại sâu hại như bọ trĩ, nhện đỏ, bọ phấn. Tỷ lệ kiểm soát các loại sâu hại lên tới 80% và nông hộ không cần phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào để phun trừ sâu hại. Sử dụng các loại côn thiên địch giúp nông hộ giảm chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật lên tới 10 triệu đồng/1.000 m2/vụ. Đồng thời sử dụng các loại côn trùng thiên địch còn giúp cây ớt có tỷ lệ đậu quả tăng hơn 3% so với trước đây nông hộ không sử dụng côn trùng thiên địch. Vì vậy, giúp tăng năng suất hơn 5% và tăng thêm được hiệu quả kinh tế 15 triệu đồng/1.000 m2/vụ.

Từ thành công của mô hình, có thể khẳng định việc sử dụng các loại côn trùng thiên địch là hướng đi mới, bền vững, thân thiện với môi trường, bảo vệ các loài thiên địch và sức khỏe con người. Mô hình là địa chỉ tin cậy để bà con nông dân đến học tập, trao đổi kinh nghiệm và phát triển nhân rộng trong thời gian tới. Thiên địch hiểu nôm na là các loài sinh vật được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng. Thiên địch gồm nhiều loài động vật (như côn trùng, nhện, chim, rắn...) và vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virut). Bao gồm các loài gây bệnh, loài bắt mồi và vật kí sinh.

Thiên địch hiểu nôm na là các loài sinh vật được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng. Thiên địch gồm nhiều loài động vật (như côn trùng, nhện, chim, rắn...) và vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virut). Bao gồm các loài gây bệnh, loài bắt mồi và vật kí sinh. Thành phần và số lượng của thiên địch cũng cho thấy vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Các côn trùng có lợi có sẵn trong tự nhiên sẽ giúp kiểm soát dịch hại, côn trùng bất lợi cho hệ thống canh tác.

Công dụng của thiên địch đã rất rõ ràng cho nên một số nơi đang ra sức phát huy. Nhà nông và doanh nghiệp tìm cách phát triển thiên địch nhằm bảo vệ cây trồng, phục vụ cung ứng rau, củ, quả an toàn trong thời đại thực phẩm bẩn tràn lan do dùng quá nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Tuy nhiên cũng không ít địa phương lại vô tư tận diệt thiên địch mà không nghĩ đến hậu quả. Người ta vô tư bắt trứng kiến vàng đem bán cho những người nuôi cá cảnh, hoặc làm mồi câu. Trong khi kiến vàng ngoài việc giúp cho quả bóng, ngọt thì còn trị một số bệnh trên cam, quýt như vàng lá gân xanh, sâu vẽ bùa, bệnh do bọ xít, nhện… Ngoài ra, qua kết quả thử nghiệm tại một số vườn trồng cam, quýt của Viện cây ăn quả Miền Nam cho thấy, khi nuôi thả kiến vàng trong vườn thì mật độ nhện xuất hiện rất ít.

Ngày nay, khi diện tích đất nông nghiệp giảm, chủ yếu với hệ thống canh tác thâm canh sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và canh tác nhiều vụ trong một năm... đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới các thiên địch, làm giảm mật số, giảm thành phần loài. Sự ô nhiễm cũng làm ảnh hưởng các thủy sinh động thực vật trong nước, các hệ động vật trong đất và chuỗi thức ăn của nhiều động vật bậc cao. Đặc biệt là việc con người tận diệt trực tiếp đến các loài thiên địch đã khiến các côn trùng gây hại cho hoa màu trỗi dậy, mạnh thêm, bị gián đoạn trong lưới thức ăn sinh vật, gây xáo trộn trong quần xã sinh vật. Vì vậy, bà con nông dân nên cân nhắc khi tận diệt thiên địch. Bởi vốn dĩ thuốc trừ sâu không tốt cho sức khỏe con người. Chính quyền địa phương, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tuyên truyền nhà nông bảo vệ, cũng như tìm ra giải pháp nhân rộng thiên địch, có hành động cụ thể trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Từ đó người tiêu dùng mới sử dụng lương thực, thực phẩm tự nhiên mà không phải lệ thuộc quá nhiều vào thuốc trừ sâu.