Bài tập thực hành về thành ngữ điển cố năm 2024

Thực hành về thành ngữ, điển cố tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có lời giải chi tiết phần Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 11 giúp các bạn học tốt môn Ngữ Văn 11 hơn. Mời các em cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Thành ngữ

Điển cố

Khái niệm

Là một cụm từ cố định

Câu chữ trong sách đời trước được trích dẫn

Đặc điểm

- Tính hình tượng

- Tính khái quát về nghĩa

- Tính biểu cảm

- Tính cân đối, có nhịp và có thể có vần

- Ngắn gọn

- Nội dung ý nghĩa hàm súc

- Dùng để nói về một điều tương tự

Tác dụng

Tạo tính dân dã, mộc mạc, bình dị

Tạo tính bác học, ước lệ tượng trưng, trang nhã, cổ kính

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm trong các câu thơ sau:

- Người nách thước kẻ tay dao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi

- Một đời được mấy anh hùng,

Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi

- Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trả lời:

- “Đầu trâu mặt ngựa”: thể hiện tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oan.

- “Cá chậu chim lồng”: thể hiện được cánh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.

- “Đội trời đạp đất”: thể hiện lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Thành ngữ này nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của nhân vật Từ Hải.

Bài 2: Hãy phân tích ý nghĩa của điển tích: nước cành dương, mạc cưa mướp đắng, mắt xanh

Trả lời:

nước cành dương

mạc cưa mướp đắng

mắt xanh

- Tính lịch sử: có người nước Thiên Trúc tên là Trừng rất giỏi các phép chữa bệnh của nhà Phật. Thạch Lộc nghe tiếng, mời đến chữa bệnh cho con đang ốm nặng. Trừng lấy cành dương nhúng vào nước trong rẩy lên mình người bệnh. Người bệnh tỉnh và sống lại.

- Tính biểu trưng: điển tích này dùng để chỉ nước phép chữa được bệnh.

- Tính lịch sử: có người lấy mạc cưa giả làm cám đem đi bán. Người ấy lại gặp một người khác lấy mướp đắng giả làm dưa chuột. Hai bên mua bán cho nhau

- Tính biểu tượng: điển tích này dùng để chỉ phường bịp bợm.

Tính lịch sử: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng của mắt).

Tính biểu trưng: thể hiện lòng quý trọng của chủ thể đối với một người nào đó.

Bài 3: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Gương vỡ lại lành, Xanh vỏ đỏ lòng, Đứt đuôi con nòng nọc, Một nắng hai sương, Tái ông thất mã, Kính nhi viễn chi, Khẩu xà tâm phật, Mẹ tròn con vuông, Da ngựa bọc thây, Lực bất tòng tâm, Thuận buồm xuôi gió.

Trả lời:

Thành ngữ

Tục ngữ

- Xanh vỏ đỏ lòng

- Gương vỡ lại lành

- Một nắng hai sương

- Tái ông thất mã

- Kính nhi viễn chi

- Da ngựa bọc thây

- Khẩu xà tâm phật

- Đứt đuôi con nòng nọc

- Lực bất tòng tâm

- Mẹ tròn con vuông

- Thuậm buồm xuôi gió

Bài 4: Giải thích ý nghĩa các điển cố (in đậm) trong các câu thơ sau:

  1. “Sầu đong các lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

  1. “Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà”

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

  1. Bấy lâu nghe tiếng má đào

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Trả lời:

a

b

c

- Điển cố này xuất phát từ câu trong Kinh Thi: một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu (Nhất nhật bất kiến như tam thu hề)

- Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng điển cố này nhằm diễn tả mối tương tư của Kim Trọng với Thúy Kiều. Một ngày không gặp Thúy Kiều, Kim Trọng có cảm giác lâu như đã ba năm.

- Điển cố này cũng xuất phát từ Kinh Thi. Chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, đó là: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.

- Điển cố này trong câu thơ nói đến việc Kiều nghĩ đến công ơn cha mẹ, trong khi nàng chưa có dịp báo đáp được

- Đời Tấn có người là Nguyễn Tịch Quý quý ai thì tiếp bằng mắt xanh, không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng

- Từ Hải dùng điển tích này để khẳng định tuy Thúy Kiều ở chốn lầu xanh nhưng tấm lòng vẫn trong trắng, phẩm giá vẫn đáng quý trọng và đáng được đề cao.

Các tài liệu liên quan:

  • Soạn bài Thực hành về thành ngữ, điển cố
  • Soạn văn 11 bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Thực hành về thành ngữ, điển cố. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 11, Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Bài giảng được xây dựng trên ý tưởng một chuyến bay đi tìm hiểu về thành ngữ và điển cố. Vì thế một số lời dẫn, hoạt động trong bài được xây dựng cho phù hợp với ý tưởng. 1. HỌAT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1.1 Mục tiêu - Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh - Thu hút học sinh sẵn sàng tham gia thực hiện các nhiệm vụ - Học sinh xác định được chủ đề, nội dung cần tìm hiểu 1.2. Nội dung - Học sinh tham gia trò chơi ghép các ô lại với nhau để có một câu thành ngữ và điển cố phù hợp. - Vượt qua thử thách này, học sinh sẽ có một vé máy bay để tham gia cuộc hành trình đi tìm hiểu thành ngữ, điển cố

1.3. Sản phẩm Sau khi học sinh ghép thành công thì sẽ có những thành ngữ và điển cố hoàn chỉnh 1.4. Tổ chức thực hiện - Giáo viên thiết kế câu hỏi tương tác mảnh ghép thông qua Quiz trong ứng dụng iSpring Suite 10

  • Học sinh thực hiện thao tác và bấm nộp bài sẽ có kết quả
  • Đối với bài tập này học sinh được làm lại nếu ghép chưa chính xác

    2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Giáo viên giới thiệu bài: Video giới thiệu bài tự biên tập Xin chào các em! Xin chúc mừng các em đã vượt qua thử thách đầu tiên để có vé máy bay cho chuyến đi đặc biệt này nhé. Có phải các em không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành bài tập ở trên không? Vì đó là thành ngữ, một trong những đơn vị ngôn ngữ mà chúng ta vẫn thường sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Không những thế thành ngữ còn được các thi sĩ dùng làm chất liệu để đưa vào tác phẩm của mình tiêu biểu như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Trần Tế Xương. Bên cạnh thành ngữ thì khi tiếp cận các bài thơ trong văn học trung đại các em cũng gặp rất nhiều điển cố, mỗi điển cố lại thể hiện một ý nghĩa sâu sắc, thâm thúy. Chuyến bay ngày hôm nay sẽ đưa các em về quá khứ để tìm hiểu về thành ngữ và điển cố. Để xem các em biết được bao nhiêu thành ngữ và đằng sau những điển cố là câu chuyện gì nhé! 2.1. Mục tiêu: Học sinh giải quyết các bài tập về thành ngữ và điển cố 2.2. Nội dung: Học sinh làm các bài tập thông qua các trò chơi được thiết kế với Quiz trong iSpring để nhận biết giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố. Ngoài ra, học sinh còn đặt câu với thành ngữ và điển cố thông qua đường lonk Google forms. 2.3. Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các bài tập, rút ra được các giá trị nghệ thuật và đặt câu có chứa những thành ngữ và điển cố thông dụng. 2.4. Tiến trình thực hiện 2.4.1.Tìm hiểu về thành ngữ - Ở đây chủ yếu tập trung vào tính hàm súc, biểu tượng và biểu cảm của thành ngữ. Vì khái niệm thành ngữ học sinh đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 7. - Học sinh lần lượt hoàn thành các câu hỏi tương tác

    Sau khi học sinh đã ôn được lại thành ngữ thì bắt đầu phân tích giá trị nghệ thuật của thành ngữ mang lại thông qua những câu thơ được trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du (SGK Ngữ văn 11/ trang 66).
  • Học sinh sẽ giải thích thành ngữ trong các câu thơ bằng cách ghép thành ngữ và ý nghĩa của thành ngữ tương ứng qua câu hỏi tương tác trong Quiz của phần mền iSpring Suite 10
  • Giáo viên chốt lại giá trị nghệ thuật của thành ngữ thông qua bài tập trên bằng một video có lời giảng của giáo viên tự biên tập trên phần mềm Camtasia 9

2.4.2. Tìm hiểu về điển cố Để phù hợp với ý tưởng một chuyến bay, giáo viên thêm lời dẫn dắt có giọng nói của giáo viên và nhạc nền.

  • Học sinh hoàn thành bài tập về điển cố thông qua câu hỏi nhiều lựa chọn trên Quiz. Bài tập trong SGK Ngữ văn 11/ trang 66.
  • Vì mỗi điển cố là một câu chuyện nên sau khi học sinh hoàn thành bài tập, giáo viên giải thích điển cố đó. Ở phần này giáo viên xuất hiện thông qua video tự biên tập bằng phần mềm Camtasia 9 -Giường treo: Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên. -Đàn kia: Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là người chơi đàn giỏi. Tử Kì có tài nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được điều Bá Nha đang nghĩ. Người ta gọi đó là bạn tri âm (biết được tiếng đàn). Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.Có thuyết nói là Bá Nha treo đàn không gảy nữa. Ý nghĩa: Tác giả dùng 2 điển cố này để nói lên tình bạn tri âm tri kỉ giữa tác giả và Dương Khuê, luôn đồng cảm, thấu hiểu nhau ,sẻ chia với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn. Các em có thể thấy, điển cố thật hàm súc và thâm thúy đúng không nào? Chỉ cần Hai từ “giường treo”, “đàn kia” mà người đọc có thể hiểu được tình bạn thắm thiết, tri âm tri kỉ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Hơn hết là sự tiếc thương đến tột cùng khi người bạn của mình đã ra đi mãi mãi.
  • Chốt lại điển cố và những giá trị nghệ thuật của điển cố bằng sơ đồ tư duy (Có giọng đọc của giáo viên)
  • Để củng cố cũng như cung cấp cho học sinh thêm những ý nghĩa của điển cố. Học sinh hoàn thành bài tập kéo thả điển cố có sẵn vào phần ý nghĩa sao cho phù hợp. 3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG 3.1. Mục tiêu - Học sinh đặt câu với những thành ngữ, điển cố - Biết sử dụng đúng thành ngữ, điển cố trong giao tiếp hằng ngày 3.2. Nội dung: Học sinh đặt câu trên link Google Forms cung cấp sẵn 3.3. Sản phẩm: Câu có sử dụng hiệu quả thành ngữ, điển cố 3.4. Tiến trình thực hiện - Học sinh nhấp vào “kết thúc chuyến bay” để dẫn đến Google Forms đã được thiết kế sẵn các câu hỏi

- Học sinh đặt câu và gửi lại

- Học sinh sẽ được nhận phản hồi từ giáo viên sau khi hoàn thành xong bài tập

Trước khi kết thúc bài giảng, giáo viên xuất hiện chốt lại kiến thức đồng thời giáo dục cho học sinh thêm yêu và tự hào về tiếng Việt. (Video tự biên tập có nhạc nền bài “Thương ca tiếng Việt”) Khi nhắc đến văn hóa Việt Nam, chúng ta không thể không tự hào về sự sáng tạo của ông cha ta về ca dao, tục ngữ, thành ngữ và tiếp thu điển cố của người xưa. Những giá trị đó là hành trang mang theo bên mình của mỗi người Việt. Chúng ta – những người trẻ của đất nước thật tự hào khi được thừa hưởng những giá trị tinh thần to lớn như thế. Cô mong khi chuyến bay này kết thúc, các em thêm yêu tiếng Việt, biết giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt ân tình lắm, giống như những lời thơ của nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà văn Lưu Quang Vũ đã từng viết:. Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi, tiếng Việt ân tình

Thông tin bài học

Thực hành về thành ngữ, điển cố là một bài giúp học sinh nâng cao sử dụng thành ngữ, điển cố. Học sinh không những nhận diện mà còn hiểu hơn về giá trị nghệ thuật mà thành ngữ, điển cố mang lại. Từ đó thêm yêu và tự hào hơn về tiếng Việt - giá trị tinh thần to lớn của dân tộc Việt.

Thuộc chủ đề:Học liệu số Gửi lên:06/09/2022 Lớp:Lớp 11 Môn học:Ngữ văn Xem:733

Thông tin tác giả

Họ và tên: Phạm Nguyễn Thúy Ly Đơn vị công tác: THPT Marie Curie Địa chỉ: 1/1, đường 42, Tân Quy, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh