Các tác phẩm văn học chống mĩ lớp 11 12 năm 2024

Các tác phẩm mỹ thuật được Bảo tàng giới thiệu dịp này thuộc nhiều chất liệu, thuộc nhiều mảng đề tài khác nhau nhưng đều xoay quanh cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.

Các tác phẩm văn học chống mĩ lớp 11 12 năm 2024
Tác phẩm Dân quân gái Ngư Thủy trưng bày tại triển lãm (Nguồn: vnfam.vn)

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975-30-4-2020), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu đến công chúng chùm tác phẩm đặc sắc về đề tài kháng chiến chống Mỹ tại trang thông tin điện tử vnfam.vn và Fanpage của Bảo tàng.

Các tác phẩm mỹ thuật được Bảo tàng giới thiệu dịp này thuộc nhiều chất liệu, thuộc nhiều mảng đề tài khác nhau nhưng đều xoay quanh cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.

Đó là những tác phẩm mỹ thuật đặc sắc, thể hiện thành công hình ảnh người vợ, người mẹ miền Nam tiễn chồng, con tập kết ra miền Bắc, hay những người mẹ nuôi quân trong kháng chiến, làm hậu phương vững chắc cho cán bộ, chiến sỹ ngoài mặt trận như “Nắm đất miền Nam” của Phạm Xuân Thi, “Mẹ kháng chiến” của Hoàng Trầm, “Trái tim và nòng súng” của Huỳnh Văn Gấm.

Đó cũng là những tác phẩm mỹ thuật khắc họa hình ảnh những cô gái tuổi thanh xuân hăng hái tham gia đội quân du kích, sẵn sàng vận chuyển đạn dược, cầm súng bảo vệ quê hương được khắc họa sinh động qua loạt tác phẩm “Dân quân gái Ngư Thủy” của Hoàng Trầm, “Bên chiến hào Vĩnh Linh” của Đào Đức, “Tải đạn” của Lê Thanh Trừ.

Các tác phẩm văn học chống mĩ lớp 11 12 năm 2024
Tác phẩm Tải đạn trưng bày tại triển lãm (Nguồn: vnfam.vn)

Hay một số tác phẩm thể hiện ý chí chiến đấu sắt đá cùng quyết tâm giành chiến thắng của toàn quân, toàn dân ta như “Đất này của tổ tiên ta” của Nguyễn Vĩnh Nguyên, “Qua Dốc Miếu” của Lê Quốc Lộc, “Trên chặng đường chiến dịch” của Nguyễn Thanh Châu, “Bộ đội về” của Lê Thanh Trừ.

Dưới nét bút tài tình của các nghệ sỹ, sự tàn khốc, đau thương của chiến tranh được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Giặc Mỹ” của Đặng Thị Khuê, bên cạnh đó là những giây phút rung động trước vẻ đẹp yên bình, lãng mạn dưới ánh trăng giữa khoảng lặng của cuộc chiến qua tác phẩm tranh lụa “Trăng trên cồn cát” của Nguyễn Văn Chung.

Lòng biết ơn và cảm phục trước những liệt sỹ, những người anh hùng đã hy sinh vì đất nước cũng đã được nhà điêu khắc Nguyễn Hải thể hiện đầy sâu lắng qua bức tượng đồng “Anh Nguyễn Văn Trỗi.”

Đặc biệt, nhiều tác phẩm khắc họa khoảnh khắc đoàn quân giải phóng tiến vào cửa ngõ Sài Gòn như “Nắng xuân 1975” của Nguyễn Quang Thọ và “Nắng tháng Năm” của Quách Phong thể hiện niềm hạnh phúc vô bờ và xúc cảm sâu sắc của người nghệ sỹ trong ngày vui giải phóng.

Lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, việc giới thiệu chùm tác phẩm này là hoạt động có ý nghĩa của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa Xuân 1975.

Đây cũng là dịp để hồi tưởng về một chiến công oanh liệt, vĩ đại trong lịch sử, thể hiện tình cảm, tấm lòng biết ơn của thế hệ hôm nay trước sự dũng cảm quên mình của thế hệ cha ông đã chiến đấu vì nền độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.

Hy vọng những tác phẩm nghệ thuật này sẽ đem đến cho người xem những ấn tượng tốt đẹp, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng và để lại trong mỗi chúng ta niềm tự hào về dân tộc Việt Nam anh hùng./.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 12

TÁC

PHẨM

TÁC GIẢ XUẤT XỨ HCST

Tuyên

Ngôn Độc

Lập – Hồ

Chí Minh

-Là vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà văn, nhà

thơ lớn của dân tộc.

-Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ

khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự

nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một

nhà chiến sĩ.

-Bác luôn chú trọng tính chân thật và

tính dân tộc của văn học.

-Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất

phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận

để quyết định nội dung và hình thức

của tác phẩm.

\>> Những tp của Người có tư tưởng

sâu sắc, nd thiết thực, hình thức nghệ

thuật sinh động đa dạng.

-Chiến tranh thế giới thứ hai kết

thúc. Phát xít Nhật đầu hàng

đồng minh. Nhân dân ta giành

được chính quyền trên cả nước.

- Ngày 26/8/1945,tại căn nhà số

48 Hàng Ngang, Người soạn

thảo Tuyên ngôn độc lập.

- Ngày 2/9/1945, tại quảng

trường Ba Đình, Hà Nội, Người

thay mặt Chính phủ lầm thời

nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập,

khai sinh ra nước Việt Nam mới.

Tây Tiến –

Quang

Dũng

-Ông học đến bậc Trung học ở Hà Nội.

Sau cách mạng tháng Tám ông tham

gia quân đội.

-Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành từ

cuộc kháng chiến chống Pháp.

-Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết

văn, vẽ tranh và soạn nhạc.

-Hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng

mạn, tài hoa – đặc biệt là khi ông viết

về người lính Tây Tiến của mình.

-Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng

Nhà nước về văn học nghệ thuật.

In trong tập

“Mây đầu

ô” (1986)

-Viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu

Chanh khi ông đã chuyển sang

đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ.

-Binh đoàn TT: thành lập năm

1947 Quang Dũng là đại đội

trưởng.

+Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội

Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào.

+Địa bàn: đồi núi TBB và

thượng Lào.

+Thành phần: sv, hs Hà Nội.

+ĐK sống: gian khổ, thiếu thốn.

+Tinh thần: hào hùng, lãng mạn,

lạc quan, yêu đời.

-Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ

Tây Tiến”

Việt Bắc –

Tố Hữu

-Sinh ra khi đấ nước chìm trong đêm

tối nô lệ.

-Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và

hăng say hoạt động cách mạng, kiên

cường đấu tranh trong các nhà tù thực

dân.

- Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị

trọng yếu trên mặt trận văn hóa và

In trong tập

thơ “Việt

Bắc” (1946

– 1954)

-Chiến thắng Điện Biên Phủ

thắng lợi. T7/1954, Hiệp định

Giơnevơ về Đông Dương được

kí kết. Hòa bình lập lại, một

trang sử mới mở ra cho toàn dân

tộc.

-T10/1954, những người kháng

chiến từ căn cứ miền núi trở về