Bài tập tính xác suất sinh học 9 năm 2024

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.” .“Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực khách quan”. Theo tinh thần đó việc kiểm tra đánh giá được thực hiện theo định hướng đánh giá năng lực người học. Vì vậy hiện nay trong các kì thi đặc biệt là kì thi học sinh giỏi lớp 9 và thi Đại học sau này thì các câu hỏi vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh tăng lên đòi hỏi các em không được học tủ, học vẹt. Trong đó các bài tập của môn Sinh liên quan đến xác suất là những bài tập khó là những câu hỏi đánh giá học sinh theo mức vận dụng cao. Bởi nó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức vững chắc về các quy luật di truyền, đồng thời phải vận dụng kiến thức liên môn là môn toán xác suất linh hoạt để giải quyết một vấn đề thực tiễn như tính được xác suất mắc một hoặc một số bệnh di truyền nào đó ở đời con trong các gia đình qua phả hệ về bệnh này hoặc xác định tỉ lệ một kiểu hình

Qua thực tiễn giảng dạy, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn sinh học 9 của huyện dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh, các em học sinh và giáo viên dạy ở các trường chưa được tiếp cận nhiều với các dạng bài tập này, vì vậy còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích để giải. Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm ứng dụng toán xác suất để giải một số dạng bài tập di truyền Sinh học 9” thuộc chương trình sinh học 9 cấp THCS, hi vọng sẽ giúp các em học sinh tích cực chủ động vận dụng sáng tạo trong giải các bài tập di truyền có ứng dụng toán xác suất ở các đề thi, tài liệu. Từ đó giúp các em tự tin hơn khi giải bài tập xác suất trong di truyền, đồng thời tạo hứng thú học tập, hình thành cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh tri thức, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học của huyện nhà.

Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm ứng dụng toán xác suất để giải một số dạng bài tập di truyền Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Thuvientoan.net xin gửi đến bạn đọc tài liệu Phương Pháp Giải Toán Xác Suất Sinh Học của tác giả Phan Khắc Nghệ.

Cuốn sách Phương Pháp Giải Toán Xác Suất Sinh Học được viết bám sát chương trình thi tuyển sinh Đại học và thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia. Trong cuốn sách này chúng tôi đã phân loại các dạng bài tập xác suất, đưa ra quy trình giải ngắn gọn và dễ hiểu.

Nội dung cuốn sách được trình bày thành 5 chuyên đề, mỗi chuyên đề đều có 3 mục: Lưu ý lý thuyết, Các dạng bài tập [gồm các bài tập mẫu và phương pháp giải], Bài tập vận dụng [Bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm và đáp án chi tiết]. Mỗi bài tập mẫu là một dạng toán xác suất được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, dễ sử dụng. Hệ thống các bài tập vận dụng được soạn bám sát chương trình thi Đại học và thi học sinh giỏi các cấp.

Chúng tôi tin tưởng rằng, cuốn sách Phương Pháp Giải Toán Xác Suất Sinh Học này cùng với cuốn sách Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập sinh học của thầy Phan Khắc Nghệ là hai cuốn tài liệu cung cấp đầy đủ phương pháp giải các dạng toán sinh học, là những cuốn tài liệu tham khảo hữu ích giúp học sinh tự học và giáo viên tham khảo sử dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Những năm gần đây, trong các đề thi môn sinh học thì số lượng bài tập sinh học có sử dụng toán xác suất thống kê để giải ngày càng nhiều. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn vận dụng qui tắc cộng và qui tắc nhân xác suất để giải một số bài toán sinh học đơn giản. Từ đó các bạn có thể có thể vận dụng một các linh hoạt để giải quyết các bài toán sinh học có liên đế qui tắc cộng và qui tắc nhân xác suất.

Bài tiếp theo: Bài tập đột biến gen có vận dụng toán xác suất

1. Qui tắc cộng xác suất

Khi hai sự kiện không thể xảy ra đồng thời [hay còn gọi là hai sự kiện xung khắc], nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này loại trừ sự xuất hiện của sự kiện kia hay nói cạch khác xác suất của một sự kiện có nhiều khả năng bằng tổng xác suất các khả năng của sự kiện đó. p[A hoặc B] = P[A] + P[B]

Ví dụ 1: Ở chuột, màu lông do một gen có 2 laen, alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với b lông trắng. Cho phép lai P: Bb x bb. Tính xác suất thu được một con đen và một con trắng.

Theo đề thi có 2 khả năng thu được 1 con đen và một con trắng:

- Trường hợp 1: con thứ nhất là đen, con thứ hai là trắng với xác suất là: 1/2.1/2=1/4

- Trường hợp 2: con thứ nhất là trắng, con thứ hai là đen với xác suất là: 1/2.1/2=1/4

Vậy xác suất thu được một con đen và một con trắng trong một lứa có 2 con là: 1/4+1/4=1/2

2. Qui tắc nhân xác suất

Khi hai sự kiện độc lập nhau, nghĩa là sự xuất hiện của sự kiện này không phụ thuộc vào sự xuất hiện của sự kiện kia hay nói cách khác là tổ hợp của hai sự kiện độc lập có xác suất bằng tích các xác suất của từng sự kiện đó. P[A và B] = P[A].P[B]

Ví dụ 2: Cho cây AaBb tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ cây có kiểu gen giống bố mẹ?

Theo đề thì cặp gen A, a phân li độc lập với cặp gen B,b. Nên

- Aa x Aa = 1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa

- Bb x Bb = 1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb

Tỉ lệ cây con giống bố mẹ AaBb sẽ là 1/2.1/2=1/4

Chú ý:

- Đối với một sự kiện chưa biết xác suất, nếu đề bài đã cho biết một vài yếu tố về sự kiện này thì xác suất sẽ được tính dựa trên các yếu tố đã cho. Do đó, với hai sự kiện giống nhau nhưng đề bài cho các yếu tố khác nhau thì hai sự kiện này sẽ có xác suất khác nhau.

Ví dụ 3: Ở chuột, màu lông do 1 gen có 2 alen, alen B quy định lông đen trội hoàn toàn với alen b quy định lông trắng. Cho P: Bb x Bb

  1. Tính xác suất để thu được chuột $F_1$ có kiểu gen dị hợp?

Xác suất thu được chuột $F_1$ có kiểu gen di hợp sẽ là 2/4.100% = 50%.

  1. Tính xác suất để thu được chuột đen $F_1$ có kiểu gen dị hợp?

Xác suất thu được chuột đen $F_1$ có kiểu gen di hợp sẽ là 2/3.100% = 66,67%.

- Đối với sự kiện có quá nhiều sự kiện thì nên tính bằng cách lấy tổng xác suất các trường hợp trừ xác suất các trường hợp không phụ thuộc sự kiện cần tính.

Ví dụ 4: Ở một loài cây, màu hoa do một gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được hạt $F_1$. Lấy ngẫu nhiên 5 hạt $F_1$, hãy tính xác suất để có ít nhất 1 hạt cho cây là hoa trắng?

+ Theo đề ta có P: Aa x Aa => $F_1$: 3/4 A-:1/4aa

+

Xác suất để có 5 hạt cho cây toàn hoa đỏ là: $[3/4]^5$

Vậy xác suất ít nhất 1 hạt cho cây hoa trắng là: $1-[3/4]^5 = 781/1024$

Các bạn nhớ bản chất của hai quy tắc xác suất trên thì có thể giải nhanh được nhiều câu bài tập sinh học liên quan đến qui tắc cộng và qui tắc nhân xác suất.

Chủ Đề