Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Vị trí: Tọa lạc trong khu di tích Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng hơn 80 km về phía đông. Đặc điểm: Đền mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn, thờ thầy giáo Chu Văn An (1292 - 1370).

Vùng đất Chí Linh được người xưa coi là một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, với thế đất “Lục thuỷ tứ linh”, sáu con sông giao hoà một mối gọi là Lục Đầu Giang. Bốn dãy núi trùng điệp xếp lại thành một bức tranh tuyệt hảo gọi là tứ linh: Long-Ly-Quy-Phượng. Nơi đây còn có dãy núi Phượng Hoàng bao gồm 72 ngọn, tượng trưng cho 72 con chim phượng hoàng tung cánh. Phượng Hoàng là biểu tượng cho trí tuệ và tài năng, còn gọi là “Tiều ẩn cổ bích” (tường nhà cổ), nơi ở ẩn của thầy giáo Chu Văn An mà theo sách “Phượng Sơn từ chí lược” của Nguyễn Định Phủ viết “Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư sứ”.

Chu Văn An quê gốc ở làng Văn Thôn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là người có công lớn đầu tiên trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng Giáo ở Việt Nam. Năm 16 tuổi, ông đã đỗ “Đình Thí” (khoa Thi đình) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung nằm gần làng Văn Thôn. Ngoài 20 tuổi, ông được Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329) mời làm tư nghiệp Quốc tử giám dạy học cho Thái tử. Đến đời Vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369), vì không chịu nổi bọn gian thần ác bá, ông đã trao ấn từ quan về ở ẩn trên núi Phượng Hoàng, lấy hiệu là “Tiều ẩn” (tiều phu), chỉ chuyên dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược cho tới khi mất.

Sau khi Chu Văn An qua đời (1370), tại nơi thầy làm nhà dạy học đã được dựng ngôi đền thờ thầy. Tuy nhiên, trải qua sự nghiệt ngã của thời gian, sự khốc liệt của bom đạn chiến tranh, đến những năm 80 của thế kỷ trước đền đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Trước thực trạng đó, những năm 90 của thế kỷ trước, được sự nhất trí của chính quyền các cấp, Bảo tàng Hải Dương, UBND phường Văn An và ngành Giáo dục cùng bà con địa phương đã tiến hành một cuộc đại trùng tu và tôn tạo lại đền. Kết quả sau 2 giai đoạn trùng tu, năm 2008 đền thờ Chu Văn An đã trở thành quần thể kiến trúc bề thế trang nghiêm bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính.

Đền thờ chính tọa lạc trên thế đất cao, rộng, theo phong thủy, đây chính là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền được xây dựng theo hình chữ Nhị (二), kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Chính giữa tiền tế đặt ban thờ công đồng, ngay phía sau là ban thờ gia tiên họ Chu, bên phải là ban thờ sơn thần núi Phượng Hoàng, bên trái là ban thờ các môn sinh của thầy. Trong hậu cung đặt tượng thờ thầy bằng đồng, nặng 100kg. Nghệ thuật trang trí trong đền theo đề tài tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Các bức y môn sơn son thếp vàng trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”. Phía trước đền là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần…

Trong không gian quần thể đền Chu Văn An uy nghi, thanh tịnh nằm ẩn mình giữa khu rừng thông xanh ngút ngàn, nổi bật lên hàng chữ “Vạn thế sư biểu”, đặc biệt là bảng khắc chữ “Học” rất lớn theo nét bút thư pháp ở trên con đường vào đền. Đây là sự thể hiện tấm lòng tri ân của bao thế hệ người Việt đối với người thầy giáo mẫu mực Chu Văn An. Một điểm rất khác biệt nữa ở đền Chu Văn An, mỗi khi du khách vào đền, ngoài việc dâng lễ chay, lễ mặn còn dâng cả bút, sách, vở để cầu công danh, thi cử, học hành.

Đền thờ Chu Văn An là điểm du lịch tâm linh và giáo dục truyền thống của rất nhiều du khách, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên cả nước. Hàng năm, tại đây diễn ra lễ khai bút đầu xuân (nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học) vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính-Học-Thuần-Hành, với 10 chữ Quốc ngữ: Tâm-Đức-Chí-Nghĩa-Trung/Tài-Minh-Trí-Thành-Vinh; lễ hội mùa thu từ 1 – 25/8 âm lịch (chính hội ngày 25); lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 dương lịch; lễ hội về nguồn từ 24 – 26/11 âm lịch (chính hội ngày 26).

(VOV5) - Đền thờ Chu Văn An là nơi thờ phụng người thầy giáo với tấm gương mẫu mực về tâm đức sáng ngời.

Không xa Hà Nội có một khu di tích, hàng năm vào những ngày này, người dân khắp nơi đến thăm viếng với sự kính cẩn tôn nghiêm. Đó là đền thờ Chu Văn An, nơi thờ phụng người thầy giáo với tấm gương mẫu mực về tâm đức sáng ngời, tọa lạc trên núi Phượng Hoàng thuộc phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Chu Văn An, tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, quê ở thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông đã từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường Huỳnh Cung bên kia sông Tô Lịch để dạy học. Sau này, ông được Vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy cho các Thái tử và phò giúp nhà vua. Đến thời Trần Dụ Tông, triều đình rối ren, Chu Văn An khuyên can giúp nhà vua vững con thuyền an dân, còn dâng “thất trảm sớ” nhưng đều bất thành. Ông cáo quan về núi Phượng Hoàng ở ẩn, dạy học, viết sách, tìm thuốc chữa bệnh cho dân cho tới khi mất. Khi qua đời ông được Vua Trần Nghệ Tông phong tước Văn Trinh Công, tước phẩm cao nhất trong hạng tước và được thờ tự ở Văn Miếu.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Khu di tích danh thắng Phượng Hoàng – nơi thầy Chu Văn An về ở ẩn và dạy học, trải qua các triều đại được trùng tu, tôn tạo, xây dựng gồm nhiều hạng mục công trình nhưng qua thời gian và chiến tranh tàn phá đều bị hư hại. Từ năm 1997, chính quyền tỉnh Hải Dương bắt đầu từng bước khai quật khảo cổ và trùng tu tôn tạo, xây mới. Hiện nay, khu di tích tưởng niệm gồm 3 khu chính là Đền thờ, Lăng mộ thầy Chu Văn An và Điện Lưu Quang - nơi thầy Chu Văn An dạy học thuở xưa.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Toàn bộ công trình được trùng tu xây dựng đồng bộ, kiên cố theo đúng lối kiến trúc cổ. Bước lên hơn 100 bậc đá là ngôi đền thờ thầy giáo Chu Văn An. Đền thờ gồm tiền tế và hậu cung, có kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Ngay trước đền là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần được chạm khắc tỉ mỉ, uy nghi.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Vẻ đẹp thiên nhiên của vùng này đã đi vào thơ ca: “Kiệt sơn thất thập nhị phong. Phượng Hoàng bậc nhất trong vùng Chí Linh”.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Đường lên lăng mộ thầy giáo Chu Văn An nay đã được làm toàn bộ bậc đá, có lan can, hoà vào phong cảnh hai bên bạt ngàn rừng thông vi vu reo hát.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024
Lăng mộ thầy giáo Chu Văn An nằm tĩnh lặng trong khói hương thơm ngát, trên đỉnh phía đông núi Phượng Hoàng, được làm bằng chất liệu đá xanh, chạm khắc theo mẫu trang trí hoa văn thời Trần.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024
Cách khu lăng mộ khoảng 50m về phía tây có giếng Ngọc. Tương truyền, khi thầy giáo Chu Văn An mất, suốt cả năm trời hương khói bên mộ thầy trên đỉnh núi, các học trò đã tìm ra mạch nước và khơi thành giếng để giữ nguồn nước phục vụ cho việc thờ phụng thầy.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Giếng Ngọc đặc biệt ở chỗ lúc nào cũng đầy nước. Thành giếng được ốp đá cao hơn 1m, chạm trổ hình “lưỡng long chầu nguyệt”. Nhiều người dân đến thăm viếng đều xin một gáo nước ở nguồn nước thiêng để rửa mặt.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Tên tuổi của Chu Văn An đã đi vào lịch sử dân tộc như một bậc nho học tiêu biểu của nước Việt, một tấm gương sáng về đạo làm người. Hàng năm, tại khu di tích, “Lễ khai bút đầu xuân” vào ngày 8 tháng Giêng (âm lịch) và “Lễ hội về nguồn” vào ngày 26 tháng 11 (âm lịch) đã trở thành nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của nhân dân cả nước, đặc biệt là trong giáo viên và học sinh, sinh viên.

Ban quản lý đền thờ chu văn an năm 2024

Khu di tích danh thắng này không chỉ là nơi giáo dục truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà còn trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách cả nước.

Đến Chu Văn An thờ ai?

Đền thờ thầy Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây với phong cảnh tuyệt đẹp, cũng là nơi nhiều người dân đến xin chữ mỗi khi dịp Tết đến xuân về, cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, học hành thi cử đỗ đạt.

Đền thờ thầy giáo Chu Văn An được xây dựng từ bao giờ?

Đình thờ Danh nhân tiên triết Chu Văn An ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1989. Đình được xây dựng năm Ất Dậu (1765).

Chu Văn An An cư ở đâu?

Chu Văn An, tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, quê ở thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Lễ hội đền thờ thầy giáo Chu Văn An vào thang máy trong năm?

Nhiều sở giáo dục, phòng giáo dục, nhiều trường đến đền Thầy làm lễ dâng hương, phát thưởng, xin chữ Thánh Hiền cho Giáo viên và học sinh. - Lễ hội Về Nguồn: diễn ra vào 26 tháng 11 – tưởng niệm ngày mất của Thầy. - Những năm gần đây, Ngày 20 – 11, rất nhiều du khách đến dâng hương Thầy.