Báo cáo tự đánh giá phân bón

Kết quả thực hiện nhân rộng mô hình ứng dụng các biện pháp tổng hợp chống đổ ngã trong canh tác lúa Hè Thu giảm thất thoát sau thu hoạch tại ấp

8, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời

[Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến

năm 2050 ban hành kèm Quyết định số 2461/QĐ-UBND

ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh Cà Mau

Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-TTBVTV ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cà Mau về việc Thành lập Tổ quản lý thực hiện các Phương án sản xuất lúa, thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Thực hiện Phương án số 09/PA-TTBVTV ngày 17 tháng 5 năm 2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về việc nhân rộng ứng dụng các biện pháp tổng hợp chống đổ ngã trong canh tác lúa Hè Thu giảm thất thoát sau thu hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-SNN ngày 22/5/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Nhóm thực hiện báo cáo như sau:

  1. MỤC TIÊU CỦA PHƯƠNG ÁN

1 Mục tiêu chung:

Phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần làm giảm thất thu; nâng cao chất lượng, năng suất, giảm giá thành, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho nông dân nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% nông dân tham gia mô hình nắm vững các cơ chế gây đổ ngã, nguyên tắc chống đổ ngã để ứng dụng trong thời gian tới và có khả năng tuyên truyền cho nông dân khác làm theo.

- 70% nông dân tham gia có áp dụng biện pháp tổng hợp, phòng chống đổ ngã lúa vào đồng ruộng.

- Diện tích có áp dụng biện pháp tổng hợp giảm được đổ ngã 30 – 70%

- Giảm thất thoát sau thu hoạch 3 – 5 %

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Khảo sát điểm, chọn nông dân tham gia:

Phối hợp với UBND xã Khánh Bình Đông khảo sát chọn địa điểm, chọn nông dân ở vùng trồng lúa hàng năm thường bị đổ ngã, ngập úng để thực hiện. Qua khảo sát đã chọn ấp 8 để thực hiện, chọn 50 hộ dân tham gia với diện tích 65,5 ha, nhằm giúp nông dân nắm vững các cơ chế gây đổ ngã, nguyên tắc chống đổ ngã để ứng dụng trên đồng ruộng. Nông dân phải năng động và có khả năng tuyên truyền cho những nông dân khác làm theo để hạn chế đổ ngã, giảm thất thoát sau thu hoạch.

2. Tổ chức hội nghị triển khai:

Phối hợp với địa phương chọn thời gian, địa điểm, mời đại biểu, đài truyền thanh huyện và nông dân tổ chức hội nghị.

Thời gian triển khai ngày 13/6/2023, 50 hộ nông dân tham dự, đại biểu tham dự gồm: đại diện Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Trần Văn Thời, đại diện UBND xã Khánh Bình Đông. Thông qua kế hoạch triển khai với các nội dung [mục tiêu và yêu cầu; nguồn kinh phí; giải pháp thực hiện...]. Trong buổi hội nghị triển khai tất cả nông dân đều thống nhất tham gia thực hiện nhân rộng mô hình.

3. Tổ chức tập huấn

Tổ chức 02 kỳ tập huấn, có 100 lượt nông dân tham gia: Nội dung tập huấn bao gồm:

- Kỹ thuật làm đất.

- Giống, mật độ và phương pháp gieo sạ.

- Phân bón, kỹ thuật bón lót và một số lưu ý để hạn chế đổ ngã.

- Sử dụng phân Kali và một số chất kích thích sinh trưởng có liên quan.

- Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại…

- Thu hoạch, bảo quản.

4. Tổ chức thăm đồng:

- Hàng tuần cán bộ phụ trách phối hợp các tổ nông dân đi thăm đồng.

- Kiểm tra giám sát đồng ruộng với các nội dung như: Tình hình thời tiết, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa; phân bón, các sinh vật ngây hại, thiên địch, quản lý nước...

- Những nội dung trao đổi chính;

+ Sử dụng phân bón, bón phân cân đối, hơp lý giảm phân đạm…

+ Trao đổi, chia xẻ cách nhận biết một số loài thiên địch hiện diện trên đồng ruộng.

+ Cách nhận biết sinh vật gây hại và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ.

+ Sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sinh vật ngây hại.

+ Cách quản lý nước trên đồng ruộng…

  1. Các giải pháp kỹ thuật đã ứng dụng:

5.1. Làm đất: 100% nông dân cày ải phơi đất trong mùa khô và bừa trục kỹ trước khi xuống giống.

5.2. Thời gian xuống giống: Từ 10/6/2023 – 20/6/2023.

5.3. Giống lúa, mật độ và phương pháp gieo sạ:

- Giống lúa: Sử dụng giống lúa ST 24, OM 18 có đặc tính cứng cây, ít đổ ngã, thích nghi với đất đai tại địa phương và được nhiều thương lái thu mua.

- Mật độ gieo sạ trung bình 120 kg/ha [15 kg/công lớn].

- Phương pháp gieo sạ: Sạ gát 100%.

5.4. Quản lý nước: Trong giai lúa làm đòng do mưa lớn kéo dài nên mực nước trên ruông rất cao 40 – 50cm [có nơi 60cm]. Tuy nhiên nông dân đã dùng máy bơm để bơm tát nước ra nên không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của cây lúa.

5.5. Bón phân:

- Công thức khuyến cáo chung cho tỉnh là tùy điều kiện thời tiết, đất đai có thể bón phân theo 1 trong 2 công thức phân bón như sau:

+ Công thức 1: Áp dụng cho những vùng đất gò, cao, ít nhiễm phèn, lượng phân bón: 70 kg N [đạm] - 40 kg P2O5 [lân] - 30 kg K2O [kali] nguyên chất/ha [tương đương 152 kg phân Urê [46%N] + 250 kg phân Lân [16%P2O5] + 50 kg phân KCl [60%K2O]/ha.

+ Công thức 2: Áp dụng cho những vùng đất trũng, thấp, nhiễm phèn nặng, lượng phân bón: 60 kg N [đạm] - 60 kg P2O5 [lân] - 30 kg K2O [kali] nguyên chất/ha [tương đương 130 kg phân Urê [46%N] + 375 kg phân Lân [16%P2O5] + 50 kg phân KCl [60%K2O]/ha.

- Qua khảo sát thực tế, công thức bón phân tại ấp 8 là: 53 N – 34 P205 - 33 K20/ha [115kg ure + 170 kg dolomite hoặc 212,5 kg Lân + 54 kg kali]

Qua công thức trên cho thấy nông dân ấp 8 sử dụng rất ít phân lân. Tuy nhiên nông dân đã tăng sử dụng nhiều phân kali nhất là thời điểm bón phân đón đòng [bón lần 3] từ đó giúp lúa cứng cây, hạn chế đổ ngã.

5.6. Sinh vật gây hại: Sâu cuốn lá gây hại trên diện rộng giai đoạn lúa làm đòng – trỗ nông nông phải phun thuốc từ 1 - 2 lần. Ngoài ra rầy nâu, bệnh đạo ôn, có xuất hiện cục bộ không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả sản xuất

+ Diện tích gieo sạ: 65,5 ha.

+ Số hộ tham gia: 50 hộ.

+ Giống gieo sạ: ST 24, OM 18.

+ Thời gian xuống giống: Từ 01 - 15/6/2023, tập trung 05 – 10/6/2023.

+ Mật độ gieo sạ: Trung bình 120 kg/ha.

+ Phương pháp gieo sạ: Sạ gát.

+ Công thức 53 N – 34 P205 - 33 K20/ha

+ Sử dụng thuốc BVTV: Phun rải thuốc trừ cỏ đầu vụ, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn cổ bông.

2. Hiệu quả về kinh

- Năng suất bình quân : 30 giạ/công lớn, tương đương 4.63 tấn/ha.

- Giá bán: 7.200 đồng/kg

- Tổng thu: 4.630kg x 7.200 đồng/kg = 33.336.000 đồng/ha

- Tổng chi phí: = 16.042.000 đồng/ha.

- Lợi nhuận: = 17.294.000 đồng/ha

  1. Hiệu quả xã hội

Nhân rộng mô hình ứng dụng các biện pháp tổng hợp chống đổ ngã trong canh tác lúa Hè Thu giúp nông dân giảm thất thoát sau thu hoạch và nâng cao giá trị của lúa, tăng thu nhập cho nông dân…, đồng thời là nền tảng phát triển sự đoàn kết cộng đồng ở địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới.

6. Hiệu quả về môi trường

Nhân rộng mô hình ứng dụng các biện pháp tổng hợp chống đổ ngã trong canh tác lúa Hè Thu giảm thất thoát sau thu hoạch sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường đất nước do giảm sử dụng phân đạm và thuốc BVTV.

IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN

1. Đánh giá từng mục tiêu:

Qua kiểm tra thực tế những hộ thực hiện mô hình nhân rộng, kết quả cho thấy:

- 100% nông dân tham mô hình nắm vững các cơ chế gây đổ ngã, nguyên tắc chống đổ ngã để ứng dụng trong thời gian tới và có khả năng tuyên truyền cho nông dân khác làm theo. Đạt mục tiêu đề ra.

- 70% nông dân tham gia có áp dụng biện pháp tổng hợp, phòng chống đổ ngã lúa vào đồng ruộng. Đạt mục tiêu đề ra.

- Diện tích có áp dụng biện pháp tổng hợp giảm được đổ ngã trên 30 - 70%. Đạt mục tiêu đề ra. [trong vụ Hè Thu vừa qua, các ruộng tham gia thực hiện không có ruộng lúa nào bị đổ ngã].

- Giảm thất thoát sau thu hoạch 3 - 5 %. Đạt mục tiêu đề ra.

2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn:

- Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV, sự phối hợp của Phòng Nông Nghiệp và PTNT huyện Trần Văn Thời, UBND xã Khánh Bình Đông, ban Nhân dân ấp 8 đã phối hợp tốt trong công tác tổ chức sản xuất như chọn địa điểm, chọn hộ và công tác tuyên truyền vận động hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình.

Đa số nông dân tham gia mô hình đều tuân thủ quy trình sản xuất theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Ngoài ra nông dân đã có ý thức trong bảo vệ môi trường, bón phân cân đối và tiết kiệm, không bón thừa đạm, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ thời gian cách ly.

Thông qua việc thực hiện mô hình, nông dân đã được tập huấn và áp dụng trên đồng ruộng như làm đất, giảm giống, bón phân cân đối, không thừa đạm, quản lý nước hợp lý, phòng chống sinh vật gây hại hiệu quả, sản phẩm lúa gạo đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Nông dân tham gia đã rất mạnh dạn trao đổi và chia xẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập và sản xuất.

- Khó khăn

Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều nước sâu làm ảnh hưởng đến việc bón phân và phòng trừ SVGH ở giai đoạn đòng – trỗ.

Sự tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân còn chậm, chưa đồng nhất, vẫn còn một số nông dân chưa mạnh dạn trao đổi chia xẻ kinh nghiệm với nông dân khác trong và ngoài mô hình.

Một số nông dân sử dụng Drone để phun thuốc BVTV. Do lượng nước phun quá ít nên hiệu quả phòng trừ chưa cao, phải phun lại nhiều lần làm tăng chi phí sản xuất và dễ xảy ra nguy cơ lúa bị ngộ độc thuốc và tăng dư lượng thuốc.

Giá vật tư nông nghiệp [giống, phân bón, thuốc BVTV…] vẫn còn cao nên lợi nhuận chưa cao, chưa tạo nên sự phấn khởi trong sản xuất của nông dân.

  1. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Mô hình ứng dụng các biện pháp tổng hợp chống đổ ngã trong canh tác lúa Hè Thu giảm thất thoát sau thu hoạch tại ấp 8, xã Khánh Bình Đông đã thực hiện đạt kết quả tốt [đã thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra, đã áp dụng đúng quy trình sản xuất, lúa làm ra đạt chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng], nâng cao giá trị lúa, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững….

2. Kiến nghị

- Nông dân cần duy trì diện tích canh tác lúa chống đổ ngã, đồng thời trao đổi chia xẻ kinh nghiệm với các nông dân khác để ngày càng phát triển diện tích ứng dụng.

- Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng và mở rộng ra các vùng lân cận; đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho các thương lái, doanh nghiệp thu mua lúa nguyên liệu.

- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp tục thực hiện Kế hoạch nhân rộng mô hình, mở các lớp tập huấn cho nông dân khác trong vùng và đầu tư các mô hình trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay.

Trên đây là báo cáo Kết quả thực hiện Nhân rộng mô hình ứng dụng các biện pháp tổng hợp chống đổ ngã trong canh tác lúa Hè Thu giảm thất thoát sau thu hoạch tại ấp 8, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời năm 2023./.

Chủ Đề