Báo chí về an sinh xã hội là gì

Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội của nước ta trong thời gian qua đã góp phần làm cho vấn đề về an sinh xã hội ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết An sinh xã hội là gì.

An sinh xã hội là gì?

An sinh xã hội là một khái niệm khá quen thuộc với mỗi người, hằng ngày vẫn được các phương tiện truyền thông đại chúng đề cập đến.

An sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,

An sinh xã hội góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho người dân trong xã hội khi họ không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống hoặc các các biến cố dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập.

Phương thức hoạt động của an sinh xã hội là thông qua các biện pháp công cộng tạo ra an sinh cho mọi thành viên trong xã hội hướng tới sự hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi người dân trong xã hội.

Hiện nay, Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đều rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội của đất nước.

Các trụ cột của an sinh xã hội

Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam hiện được cấu trúc bởi các trụ cột, đó là:

+ Việc làm, thu nhập và giảm nghèo;

Cần thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động.

+ Bảo hiểm xã hội;

Mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.

+ Trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

Hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát.

+ Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản

Đảm bảo cho người dân tiếp cận y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin]

Vai trò trụ cột của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.

Theo khoản 1 điều 3 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Sở dĩ bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột của an sinh xã hội là bởi những lý do như sau:

+ Thứ nhất: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro như: Ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp Đồng thời giúp những người lâm vào những rủi ro sớm trở lại cuộc sống như bình thường.

Theo quy định của bảo hiểm xã hội thì người lao động khi tham gia hợp đồng lao động hay nói cách khác là khi khỏe mạnh làm việc sẽ đóng góp một phần tiền lương, tiền công để hỗ trợ khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc con cái, khi không làm việc, lúc tuổi già nhằm duy trì và ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ.

Do vậy, hoạt động BHXH một mặt đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân mình, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm mình vì mọi người, mọi người vì mình thông qua quyền và nghĩa vụ, mặt khác nó thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội, giữa các thế hệ kế tiếp nhau trong một quốc gia, tạo thành một khối đoàn kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị xã hội bền vững.

Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng góp BHXH cho người lao động. Tỷ lệ đóng cụ thể được quy định theo luật bảo hiểm xã hội.

+ Thứ hai: Bảo hiểm xã hội là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và người lao động, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm ASXH bền vững.

+ Thứ ba: Thực hiện chính sách BHXH nhằm góp phần ổn định và nâng cao chất lượng nguồn lao động, đảm bảo sự bình đẳng vị thế xã hội của người lao độngtrong các thành phần kinh tế khác nhau, thu hút nguồn lao động vào nền sản xuất xã hội.

Bảo hiểm xã hội dựa trên nguyên tắc đóng hưởng đã tạo ra sự bình đẳng cho mọi người lao động cho dù họ làm việc ở các thành phần kinh tế, các ngành nghề, ở các địa bàn hoặc theo các hình thức lao động khác nhau khi tham gia BHXH. Phạm vi đối tượng tham gia BHXH không ngừng được mở rộng đã thu hút được mọi người lao động, khuyến khích họ tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH, tạo được sự tin tưởng và yên tâm lao động, sản xuất, kinh doanh.

+ Thứ tư: Thực hiện tốt chính sách BHXH, nhất là chế độ hưu trí sẽ đảm bảo ổn định cuộc người lao động khi về già, gắn kết trách nhiệm của các thế hệ kế tiếp cùng chung tay xây dựng hệ thống BHXH bền vững.

Chế độ hưu trí là sự đảm bảo cho người lao động hết tuổi lao động được đảm bảo về cuộc sống, tạo sự an tâm, tin tưởng vào chế độ xã hội sau cả cuộc đời lao động, cống hiến.

Trên đây là nội dung bài viết về An sinh xã hội là gì. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Video liên quan

Chủ Đề